Môi trường FDI của Thái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 48)

2.2.1. Yếu tố chính trị

Có thể nói trong số những thành tố cấu thành môi trường FDI ở Thái Lan thì yếu tố chính trị là yếu tố yếu kém nhất và ảnh hưởng xấu đến tình hình thu hút FDI.

Thái Lan lâm vào cảnh căng thẳng chính trị nhiều năm nay. Nhiều người dân mệt mỏi vì tình trạng bất ổn. Kể từ khi Thaksin Shinawatra lên nắm quyền năm 2001, phe phản đối ông tổ chức nhiều cuộc tuần hành và cáo buộc ông tham nhũng và lạm quyền. Năm 2006, Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính do quân đội tiến hành. Tình hình Thái Lan kể từ đó càng thêm hỗn loạn, nhiều đời chính phủ nối tiếp nhau lên nắm quyền rồi lại ra đi. Năm 2008, người biểu tình mặc áo vàng - màu của nhà vua - và chiếm hai sân bay chính ở Bangkok cho tới khi đảng cầm quyền thân Thaksin bị tòa án giải tán. Đáp lại, người ủng hộ Thaksin bắt chước chiêu này và đổ xuống đường phố với màu áo đỏ.

Tuy nhiên, căng thẳng chủ yếu là giữa áo đỏ và nhóm "đa màu sắc" đứng về phía Thủ tướng đương nhiệm Abhisit. Nhóm đa màu sắc này bao gồm dân trung lưu sống ở thành thị, không hài lòng vì cuộc sống của họ bị áo đỏ làm xáo trộn. Họ muốn chính phủ dẹp biểu tình, chấm dứt bạo lực và tình cảnh hỗn loạn ở thủ đô.

Tình hình chính trị bất ổn của Thái đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo đó là sự sụt giảm các dự án đầu tư vào đất nước này. Điển hình là ngành công nghiệp du lịch, chiếm tới gần 7% GDP và cũng là ngành sử dụng nhiều nhân công ở Thái Lan, bị thiệt hại mạnh. “Năm 2009, ngành du lịch Thái Lan thất thu hơn 200 tỷ Baht do bất ổn chính trị và tình hình trong năm 2010 vẫn không mấy khả quan hơn. Để khắc phục tình trạng

-40-

này, ngành du lịch Thái Lan đang nỗ lực thúc đẩy du lịch nội địa để bù đắp sự sụt giảm du khách quốc tế.” [28, tr.10]. Các doanh nhân nước ngoài đang làm ăn tại Thái Lan lo ngại bất ổn chính trị tại Thái Lan sẽ bùng phát trở lại và có khả năng kéo dài, làm ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn. Và nếu các cuộc biểu tình dẫn tới đối đầu với quân đội và cảnh sát và xung đột leo thang thì sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường. Đây cũng chính là nhân tố khiến các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư từ Thái Lan sang các nước có tình hình chính trị - xã hội ổn định hơn, như Việt Nam. Đợt khủng hoảng chính trị nghiêm trọng trong những năm qua đã làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn về Thái Lan. Quan điểm của giới kinh doanh về Thái Lan cũng thay đổi đáng kể. "Các công ty bây giờ đang cân nhắc liệu có nên tiếp tục đầu tư vào Thái Lan hay không. Cách nghĩ của họ thay đổi so với trước kia, khi Thái Lan luôn được xem là một nơi dễ mến và thu hút khách", [53, tr.2] acob amsay, nhà nghiên cứu Đông Nam Á của Control isks, công ty tư vấn rủi ro chính trị ở Singapore, phát biểu. "Tình hình đang tác động đến tất cả các công ty từ sản xuất đến công nghiệp nặng". [53, tr.2].

2.2.2. Yếu tố hành chính

Thủ tục hành chính tác động đến hoạt động của công ty:

33 33 33 33 33 33 32 32 29 8 8 8 8 8 8 7 7 5 4 5 6 7 8 9 0 5 10 15 20 25 30 35 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sốquy trình Sốngày

Báo cáo cho năm

Sốngày Sốquy trình

Biểu đồ 2.2: Thủ tục đăng ký kinh doanh ở Thái Lan (2004-2012)

-41-

Những quy định về các thủ tục hành chính sẽ tác động đến việc thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài và các nước luôn nỗ lực để cải thiện yếu tố hành chính và Thái Lan cũng phải thực hiện quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính để hấp dẫn hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài.

Về thủ tục đăng ký kinh doanh thì từ năm 2004 đến năm 2009 Thái Lan không có sự cải thiện nào về số ngày và số quy trình theo quy định. Đến năm 2010 thì Thái Lan đã thực hiện cải cách bằng cách gộp quy trình đăng ký biên bản ghi nhớ và đăng ký thành lập công ty thành một quy trình và như vậy giảm được một quy trình và giảm được thời gian theo quy định là 02 ngày. Đến năm 2012 thì Thái Lan đã giới thiệu thủ tục bằng cơ chế một cửa và như vậy giảm được số quy trình xuống còn 5 (Giảm được 02 quy trình) và giảm được thời gian theo quy định xuống 29 (giảm được 03 ngày).

Về lĩnh vực nộp thuế thì trong thời gian qua Thái Lan cũng đã nỗ lực để cải thiện quy trình hành chính liên quan đến hoạt động này.

35 35 35 23 23 23 23 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sốlần/năm

Báo cáo cho năm

Biểu đồ 2.3: Thủ tục nộp thuế ở Thái Lan (2006-2012)

-42-

Từ năm 2006 đến nay thì Thái Lan chỉ có một lần cải thiện thời gian nộp thuế vào năm 2009 bằng cách giảm một số lệ phí và làm tăng sự thuận lợi cho doanh nghiệp bằng cách cho thực hiện qua mạng một số loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp nên đã giảm được số lần phải nộp thuế/năm xuống còn 23 lần (giảm được số lần phải nộp cho một năm là 12 lần).

Một minh chứng nữa cho sự cải thiện thủ tục hành chính làm cho hoạt động của doanh nghiệp ở Thái Lan dễ dàng hơn đó là cải cách thủ tục cho hoạt động giao dịch qua biên giới (xuất/nhập khẩu).

Bảng 2.10: Thủ tục xuất nhập khẩu 2006-2012

Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Xuất khẩu (số tài liệu bắt buộc) 9 9 7 5 5 5 5

Xuất khẩu (số ngày) 24 24 17 14 14 14 14

Nhập khẩu (số tài liệu bắt buộc) 12 12 9 5 5 5 5

Nhập khẩu (số ngày) 22 22 14 13 13 13 13

Nguồn: http://www.doingbusiness.org/custom-query

Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012 thì Thái Lan đã thực hiện cải cách vào năm 2008 bằng việc thực hiện chính sách một cửa điện tử tự động cho hoạt động liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu giúp Thái Lan giảm số ngày cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu từ 46 ngày xuống còn 31 ngày (giảm được 15 ngày trong đó: xuất khẩu 7 ngày và nhập khẩu 8 ngày). Năm 2009 thì Thái Lan thực hiện hệ thống khai hải quan dựa trên internet mới nên đã giảm được số tài liệu phải nộp bằng bản cứng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Số tài liệu phải nộp hoạt động xuất nhập khẩu là 5 tài liệu (hoạt động xuất khẩu giảm được 02 loại tài liệu và nhập khẩu giảm được 04 loại tài liệu).

-43-

Trước khủng hoảng tài chính năm 1997, nền kinh tế Thái Lan đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh do có ngành công nghiệp chế tạo phát triển giúp kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ 9,4% từ năm 1985 đến năm 1996. Có được những thành tựu đó là nhờ Thái Lan đã tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu.

Chính phủ Thái Lan đã có những nỗ lực cải thiện cán cân thương mại như: cải thiện yếu tố kinh tế, cải thiện cơ cấu chính sách thương mại và phá giá mạnh đồng Baht và tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của Thái Lan. Để tập trung, tác giả sẽ phân tích chủ yếu vào công cụ phá giá mạnh đồng Baht và tác động đến cán cân thanh toán quốc tế. Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên trong giai đoạn trước khủng hoảng, các nước Đông Á neo giữ tỷ giá cố định so với USD. Với Thái Lan, việc thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đồng nghĩa với việc đánh giá quá cao giá trị của đồng Baht trong khi giá trị của USD với PY và các đồng tiền khác tăng rất mạnh. Tuy tỷ giá chính thức giữa Baht với USD có tăng lên, nhưng nếu theo học thuyết ngang giá sức mua thì đồng Baht đã giảm giá khoảng 20% so với USD nhưng chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%). Do đó, việc đồng Baht bị thả nổi là hiện tượng cần thiết để trả lại giá trị đích thực của nó.

Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm tương đối. Có nhiều nguyên nhân làm giảm xuất khẩu của Thái Lan trong giai đoạn này bao gồm: tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm, tỷ giá hối đoái thực của các nước Đông Á lên giá, lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng điện tử bị suy giảm. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan năm

-44-

1996 lên đến 7,9% GDP. Mức thâm hụt này tiếp tục được tài trợ bởi dòng vốn ngắn hạn nước ngoài chảy vào.

Trong thời gian gần đây thì tình hình kinh tế Thái Lan có nhiều biến động và tốc độ phát triển kinh tế không ổn định.

7.2 6.3 4.2 4.9 5.4 1.6 -1.1 7.5 0.1 -2.0 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 P 2011 P1

Biểu đồ 2.4: Tốc tộ tăng trưởng GDP của Thái Lan (năm cơ sở 2002)

Nguồn:http://www.bot.or.th/English/Statistics/Indicators/Pages/index.aspx

Biểu đồ 2.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan trong những năm gần đây không ổn định, tốc độ tăng trưởng khá thấp. Đặc biệt năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng của Thái Lan là âm 1.1% và năm 2011 thì chỉ tăng 0.1%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định như vậy thì ảnh hưởng khá nhiều đến niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Thái Lan.

2.2.4. Yếu tố pháp lý

Để thu hút FDI Thái Lan đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 1954 dự luật đầu tiên về xúc tiến đầu tư công nghiệp đã được ban hành. Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên đạt nền móng cho sự phát triển công

-45-

nghiệp và thu hút FDI ở Thái Lan. Thái Lan đã ban hành kế hoạch xúc tiến đầu tư từ đầu năm 1959 để thu hút và tạo sự thuận lợi cho đầu tư của nước ngoài vào các dự án ở trong nước. Luật quan trọng nhất quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan là Luật Kinh doanh Nước ngoài năm 1999 quy định giới hạn một số hoạt động kinh doanh cho người Thái.

Ảnh hưởng của yếu tố pháp lý đối với hoạt động FDI có thể đánh giá qua hai tiêu chí là mức độ bảo vệ hoạt động của nhà đầu tư và quy định pháp lý tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư.

Để đánh giá mức độ bảo vệ nhà đầu tư của luật pháp tại các nền kinh tế được nghiên cứu, WB sử dụng bốn tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí được xác định từ 0 (bảo vệ nhà đầu tư ít nhất) đến 10 (bảo vệ nhà đầu tư nhiều nhất). Các tiêu chí đó là: mức độ công bố thông tin (Extent of disclosure index), trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị (Extent of director liability index), mức độ dễ dàng của cổ đông thực hiện khiếu kiện (Ease of shareholder suits index), và mức độ bảo vệ nhà đầu tư (Strength of investor protection index). Tiêu chí thứ tư trong bốn tiêu chí trên là sự tổng hợp - trung bình cộng của ba tiêu chí trên.

Bảng 2.11: Đánh giá các chỉ số theo thang điểm (01~10)

Nội dung

Báo cáo cho năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Chỉ số mức độ công bố thông tin 10 10 10 10 10 10 10 Chỉ số trách nhiệm của hội đồng quản trị 2 2 2 7 7 7 7 Chỉ số mức độ dễ dàng của cổ đông thực

hiện khiếu kiện 6 6 6 6 6 6 6 Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư 6 6 6 7.7 7.7 7.7 7.7

-46-

Bảng trên cho thấy ở Thái Lan mức độ công bố thông tin rõ ràng và minh bạch và đạt điểm số tuyệt đối từ năm 2006 đến nay. Chỉ số trách nhiệm của hội đồng quản trị cũng được cải thiện nhiều nếu như năm 2006 chỉ được đánh giá 2 điểm thì đến năm 2009 đã tăng lên thành 7 điểm. Tuy nhiên từ đó đến nay thì Thái lan không thể cải thiện thêm ở lĩnh vực này. Việc cổ đông dễ dàng thực hiện khiếu kiện thì không có gì thay đổi trong thời gian qua. Mức độ bảo vệ nhà đầu tư của Thái Lan cũng thuộc vào loại khá nhưng không có nhiều bước cải tiến thời gian gần đây.

Tuy nhiên về mặt luật pháp Thái Lan cũng có một số quy định làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư, ví dụ năm 2006 thì Thái Lan quy định các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ được phép nắm giữ không quá 50% cổ phần hay quyền bỏ phiếu trong các công ty ở Thái Lan theo những quy định được thông qua tại một cuộc họp nội các. Dù vậy, các nhà phân tích lo ngại những quy định mới có thể buộc các công ty nước ngoài bán tống bán tháo một lượng lớn cổ phần mà các nhà đầu tư Thái Lan khó có khả năng mua lại trong một thời gian ngắn.

2.2.5. Yếu tố cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI và Thái Lan đã xây dựng yếu tố cơ sở hạ tầng mang tính cạnh tranh cao. Họ xây dựng cảng, đường sá và hệ thống chất lượng cung cấp điện hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế và tạo cho các nhà đầu tư sự yên tâm khi đầu tư vào Thái Lan.

Cơ sở hạ tầng ở Thái Lan từ lâu đã được đánh giá là phát triển hơn nhiều nước trong khu vực do họ nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cũng như sự quy hoạch để mang tính thống nhất và đồng bộ. Những ưu tiên của chính phủ Thái Lan trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tạo cho Thái Lan trở thành quốc gia có nền

-47-

cơ sở hạ tầng khá phát triển và tạo cho họ nhiều ưu thế trong thu hút FDI. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì cơ sở hạ tầng ở Thái Lan không được cải thiện nhiều thậm chí dậm chân tại chỗ.

Bảng 2.12: Đánh giá cơ sở hạ tầng của Thái Lan theo thang điểm (01~07)

Nội dung

Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Cơ sở hạ tầng nói chung 4,39 4,68 4,85 4,67 4,57 4,84 4,65

Chất lượng cung cấp điện 5,41 5,40 5,64 5,48 5,51 5,69 5,46

Chất lượng giao thông 4,71 4,94 5,09 4,81 4,77 4,89 4,74

Chất lượng giao thông hàng không 5,39 5,49 5,72 5,84 5,86 5,87 5,71

Chất lượng đường bộ - 5,02 5,20 5,04 5,01 5,12 4,99

Chất lượng cảng 4,32 4,56 4,65 4,42 4,69 5,03 4,74

Chất lượng đường tàu hỏa 3,46 3,56 3,48 3,09 3,02 3,01 2,65

Nguồn: http://www.weforum.org/issues/global-competitiveness/index.html

Bảng trên cho thấy yếu tố cơ sở hạ tầng của Thái Lan có thế mạnh ở ngành điện với chất lượng cung cấp điện khá tốt, giao thông hàng không cũng được đánh giá khá cao và đường bộ cũng có chỉ số tương đối, trong khi đó chất lượng cảng và đặc biệt là chất lượng đường tàu hỏa thì bị đánh giá là kém nhất.

2.2.6. Yếu tố lao động

Lao động là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và các vấn đề liên quan đến lao động đóng vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lao động ở Thái Lan qua đào tạo chiếm tỉ lệ khá lớn và trình độ ngoại ngữ của lao động cũng khá cao. Trong những năm 1990, Thái Lan đã buộc phải thay đổi chính sách và tăng cường chi cho giáo dục, chỉ sau khi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)