Các yếu tố đặc thù của môi trường FDI Thái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 59)

Thái Lan là quốc gia có những yếu tố đặc thù và chính những điều này đã tác động đến việc thu hút và sử dụng FDI. Các yếu tố đặc thù chính có thể kể đến là:

Thứ nhất, Thái Lan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và cũng hứng chịu nhiều thiên tài như: bảo, lũ lụt…Trong thời gian qua có thể dễ dàng nhận thấy tình hình lũ lụt diễn ra ở Thái Lan khá nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp FDI là nặng nề. Cơn lũ tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ qua ở Thái Lan năm 2011 đã kéo dài bốn tháng, làm ít nhất 562 người thiệt mạng và phá hủy hàng triệu nhà cửa, khu sản xuất. Ước tính số tiền để khắc phục sau lũ và thiệt hại kinh tế của Thái Lan vì trận lũ lụt lịch sử lên tới gần 10 tỷ USD. Những doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế tạo máy như: Honda, Toyota đã ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra và ảnh hưởng đến chính sách đầu tư và định hướng của họ.

-51-

Thứ hai, để phát triển ngành công nghiệp ô tô nên Thái Lan đã ưu tiên phát triển giao thông đường bộ mà không chú trọng phát triển đường sắt. Đây là chiến lược rất rõ ràng và ở Thái Lan ngành công nghiệp ô tô rất phát triển và chính điều này đã giúp Thái Lan thu hút nhiều nhà đầu tư FDI về lĩnh vực ô tô, xe máy hàng đầu đến thế giới như: Toyota, Honda, Ford,…

Thứ ba, Thái Lan đã nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế nên từ rất sớm họ đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên, nhiều luật điều chỉnh để thu hút được nhiều hơn FDI. Đây có thể nói là một trong những nền móng giúp Thái Lan trở thành nước ở khu vực Đông Nam Á có nền công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh.

Thứ tư, Thái Lan là đất nước mà nhận được nhiều sự ưu tiên, ưu đãi và quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản. Nhật Bản với thế mạnh là các ngành chế tạo máy đặc biệt là chế tạo ô tô và xe máy. Thái Lan là nước mà Nhật Bản đánh giá rất cao và họ đặt trung tâm nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á ở Thái Lan. Từ Thái Lan các nhà đầu tư Nhật Bản đã mở rộng chi nhánh sang các quốc gia Đông Nam Á khác như: Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia,…Nhật Bản đã, đang và vẫn sẽ là nhà đầu tư hàng đầu ở Thái Lan.

Thứ năm, chính trị ở Thái Lan vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Trong số các quốc gia ở Đông Nam Á thì Thái Lan là nước có tình hình chính trị bất ổn nhất những năm qua. Hiện nay, sư cạnh tranh giữa các đảng phái ở Thái Lan vẫn còn có thể tạo ra sự xung đột chính trị bất cứ lúc nào. Đây vẫn là yếu tố kém nhất trong số các yếu tố cấu thành môi trường FDI ở Thái Lan.

2.2.10. Tác động của môi trường FDI đến hoạt động FDI ở Thái Lan

Môi trường FDI có vai trò quan trọng đối với hoạt động thu hút và sử dụng FDI. Môi trường có thể tác động đến hoạt động FDI theo hai chiều hướng: nếu môi trường thuận lợi thì sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư của các nhà

-52-

đầu tư nước ngoài, còn nếu môi trường không thuận lợi sẽ cản trở các nhà đầu tư hiện tại đổ thêm vốn vào đầu tư cũng như việc thu hút thêm các nhà đầu tư mới.

Bảng 2.16: Tổng quan FDI vào Thái Lan giai đoạn 2003-2011

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số dự án 563 734 782 751 836 838 614 856 904 Dự án mở rộng 288 409 392 356 368 387 291 470 408 Dự án mới 275 325 390 395 468 451 323 386 496 Tổng số vốn đầu tư (tỷ bạt) 212.6 317.3 325.8 266.6 505.6 351.1 142.1 279.2 278.4 Nguồn:http://www.boi.go.th/index.php?page=statistics_foreign_direct_investment

Giai đoạn từ năm 2003 đến 2011 thì thu hút FDI vào Thái Lan đạt đỉnh vào năm 2007 với việc thu hút được 505,6 tỷ bạt và năm thu hút FDI thấp nhất là năm 2009 chỉ được 142,1 tỷ bạt.

Môi trường FDI ở Thái Lan đã tác động như thế nào đến việc thu hút FDI vào Thái Lan. Bỏ qua sự tác động của những yếu tố môi trường bên ngoài (không phải do môi trường FDI ở Thái Lan) gây ra thì những nhân tố nào của môi trường FDI ở Thái Lan giúp Thái Lan thu hút được nhiều FDI nhất vào năm 2007 và yếu tố nào cản trở dẫn đến thu hút nguồn vốn ít nhất vào năm 2009.

Năm 2007 tổng vốn đầu tư FDI vào Thái Lan lớn nhất mặc dù tổng số dự án chưa phải nhiều nhất. Điều đó có nghĩa là số vốn đầu tư trung bình cho một dự án là lớn nhất vào năm 2007. Xét về mối tương quan giữa dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng thì năm 2007 dự án đầu tư mới chiếm 56% và là tỷ lệ cao nhất trong tất cả các năm. Tỷ lệ này cho thấy trong năm 2007 Thái Lan thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư mới. Những yếu tố

-53-

thuộc môi trường FDI sau đã giúp FDI vào Thái Lan khởi sắc và đạt đỉnh vào năm 2007:

Một là, chính trị là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động thu hút FDI ở Thái Lan. Trong năm 2007 thì ảnh hưởng của bất ổn chính trị lên hoạt động FDI chưa lớn và mạnh mẽ như năm 2009 hay năm 2010.

Hai là, yếu tố kinh tế của Thái Lan năm 2007 tương đối ổn định. Giai đoạn từ năm 2003 đến 2011 thì 04 năm mà Thái Lan thu hút FDI cao nhất là từ năm 2006 đến năm 2008. Trong 04 năm đó thì năm 2007 Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất 5,4% (năm cơ sở là 2002).

Ba là, cơ sở hạ tầng của Thái Lan được đánh giá ở mức khá nhưng năm 2007 thì được đánh giá cao nhất. Theo số liệu của báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2011-2012 thì yếu tố cơ sở hạ tầng nói chung của Thái Lan đạt 4,85 điểm (thang điểm 7) vào năm 2007 là điểm số cao nhất trong các năm từ năm 2005 đến năm 2011.

Bốn là, yếu tố lao động ở Thái Lan năm 2007 được đánh giá là hiệu quả hơn so với các năm khác. Cũng theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2011- 2012 thì năm 2007 Thái Lan đạt điểm số tương ứng về hiệu quả của thị trường lao động và hiệu quả sử dụng nhân tài là 5,09 và 5,03 (thang điểm 7) và là điểm cao nhất trong các năm từ năm 2005 đến năm 2011.

Qua phân tích có thể thấy tác động tích cực của môi trường FDI đến hoạt động thu hút FDI ở Thái Lan. Một câu hỏi đặt ra là môi trường FDI của Thái Lan đã tác động thế nào làm cho Thái Lan thu hút được số vốn FDI thấp nhất vào năm 2009. Những lý do chủ yếu có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, năm 2009 tình hình chính trị Thái Lan rất bất ổn. Tình hình chính trị bất ổn đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế và điển hình là ngành công nghiệp du lịch, chiếm tới gần 7% GDP và cũng là ngành sử dụng

-54-

nhiều nhân công ở Thái Lan, bị thiệt hại mạnh. Song song với việc thiệt hại đối với ngành du lịch thì niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Thái Lan giảm mạnh và đặc biệt là các nhà đầu tư mới, họ sợ sự bất ổn về chính trị sẽ làm tăng rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy tổng số dự án FDI vào Thái Lan năm 2009 là năm thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2011.

Thứ hai, kinh tế của Thái Lan năm 2009 hết sức khó khăn. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011 thì năm 2009 là năm duy nhất mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan là âm: âm 1,1% (năm cơ sở là 2002). Sự khó khăn của nền kinh tế đã kéo theo dòng vốn FDI vào Thái Lan giảm mạnh trong năm này.

Thứ ba, bên cạnh sự bất ổn chính trị và sự khó khăn của nền kinh tế thì yếu tố hành chính và yếu tố cơ sở hạ tầng không có sự cải thiện nào đáng kể trong năm 2009. Năm 2009 thì Thái Lan cần phải trải qua 08 quy trình và 33 ngày để hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh; yếu tố cơ sở hạ tầng nói chung chỉ đạt 4,57 điểm (thang điểm 7) theo số liệu báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2011-2012.

2.3. Bài học kinh nghiệm về cải thiện môi trường FDI của Thái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 59)