- Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên là đơn vị đào tạo duy nhất trực thuộc Tổng công ty Thép VN, có nhiệm vụ đào tạo
b. Biện pháp thực hiện.
Thực tế ở Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Lyện kim TN thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học còn gặp rất nhiều khó khăn do một số năm gần đây không được nhà nước đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời không được nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên nên thiếu các điều kiện về sinh hoạt, học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học còn thiếu nhiều, không đồng bộ. Qua số liệu điều tra cho thấy: từ 3,3 đến 33,3% cán bộ giáo viên và học sinh được hỏi cho rằng các điều kiện còn thiếu như: Phòng học lý thuyết chuyên môn, xưởng thực hành, thư viên, KTX, sân chơi và bãi tập TT, sách giáo trình và các tài liệu khác, các phương tiện và đồ dùng dạy học trên lớp, các phương tiện thực hành...
Các thông số đó đã nói nên rằng, nếu không chú trọng đầu tư đảm bảo tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học sẽ ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Từ đánh giá thực trạng, thông qua điều tra của cán bộ giáo viên và học sinh, tác giả đề tài xin đề cập các biện pháp tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học vừa có tính cấp bách vừa có tính khả thi đó là:
- Hàng năm thông qua kiểm tra và kiểm kê 6 tháng đầu năm, cuối năm nhà trường cần có sự đánh giá, phân loại chất lượng cơ sở vật chất và các trang thiết bị để có hướng đầu tư, nâng cấp, tu sửa kịp thời phục vụ cho công tác dạy và học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển của nhà trường, căn cứ vào quy mô đào tạo cần quy hoạch tổng thể, lập các dự án, xây dựng các kế hoạch đề nghị các cơ quan nhà nước đầu tư kinh phí để phát triển nhà trường theo từng giai đoạn.
- Biên soạn mới giáo trình giảng dạy các nghề mới, đồng thời chú trọng đổi mới, cải tiến nội dung chương trình phù hợp với công nghệ tiên tiến và cập nhật các kiến thức mới bằng các giải pháp như: Huy động các chuyên gia, giáo viên, các cán bộ kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị có kinh nghiệm, có trình độ, các cán bộ khoa học của các viện nghiên cứu.
- Đầu tư có trọng điểm để nâng cấp hệ thống phòng học chuyên môn, giảng đường, thư viện, xưởng thực hành.
- Đầu tư xây dựng ký túc xá, đồng thời kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân thực hiện chủ trương xã hội hoá bằng cách liên kết đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng.
- Tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và liên kết phối hợp, tạo mối quan hệ để thành lập các cơ sở thực hành tại các địa phương, đơn vị.
- Đề nghị Tổng công ty Thép Việt Nam, các cơ quan nhà nước có cơ chế chính sách đối với các trường thuộc Tập đoàn, Tổng công ty để các trường có điều kiện thuận lợi tập trung cho công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả cao nhất.
- Xin chủ trương của cơ quan quản lý cho phép các địa phương, đơn vị sản xuất trong và ngoài Tổng công ty đầu tư xây dựng các dây truyền sản xuất phù hợp với các ngành nghề đào tạo của nhà trường tại nhà trường, để liên kết giữa sản xuất và thực tập tay nghề của học sinh. Như vậy nhà trường không phải đầu tư kinh phí nhưng vẫn có cơ sở để tổ chức cho học sinh thực tập tay nghề trên thiết bị hiện đại và thực tế, đây là một mô hình mới có hiệu quả rất cao cần được áp dụng.
- Tập hợp các nguồn lực từ kinh phí tự có do liên kết đào tạo, các dịch vụ để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo. Đồng thời phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
huy nội lực của đội ngũ CBGV, HSSV trong việc tự làm các mô hình học cụ, đồ dùng dạy học.
- Ngoài ra cần tăng cường công tác quản lý để khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá và tu sửa thường xuyên nhằm nâng cao hiêu quả và kéo dài niên hạn sử dụng.
- Một số nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài:
+ Tiếp tục đề nghị Nhà nước triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng ký túc xá, thực hiện theo Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách phát triển nhà cho Sinh viên các Trường cao đẳng, đại học. Đồng thời huy động công tác xã hội hoá trong xã hội.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện và đưa vào sử dụng Dự án đầu tư nâng cấp Phân hiệu đào tạo tại Hà Tĩnh, để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án sản xuất thép tại tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh miền trung.
+ Quy hoạch đẩy mạnh hoạt động của Xưởng Thực tập và Sản xuất theo mô hình đầu tư tại trường để liên kết, kết hợp giữa sản xuất và thực tập tay nghề.
+ Đăng ký và thực hiện xây dựng nghề trọng điểm quốc gia theo quy định.
+ Đầu tư mở rộng thêm các phòng học lý thuyết, tổ chức củng cố, nâng cấp thư viện, cải tạo hệ thống sân chơi, bãi tập phục vụ công tác đào tạo và các hoạt động VHVN-TDTT.
+ Sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống quy chế nội bộ. Giám sát sử dụng nguồn tài chính, đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đảm bảo nguyên tắc và các quy định.
+ Phát động phong trào tự làm các đồ dùng dạy học trong GV, vừa để tăng thêm phương tiện dạy học, đồng thời làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.6. Nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ. a. Cơ sở để đề ra biện pháp. a. Cơ sở để đề ra biện pháp.
Từ nhận thức “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, do vậy nhà trường cần xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng đồng thời đảm bảo về chất lượng.
Cán bộ có vai trò quyết định hoạt động, quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường, vì vậy để mọi hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt cần nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ các cấp.
b. Biện pháp thực hiện.
Căn cứ vào quy mô, ngành nghề đào tạo và yêu cầu về chất lượng đào tạo, nhà trường đánh giá về năng lực quản lý hiện tại để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, bổ sung và tăng cường cán bộ quản lý tại các vị trí công tác. Quy hoạch bổ sung, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý cần được xây dựng theo từng giai đoạn đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài.
Bồi dưỡng cán bộ quản lý bằng việc cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ quản lý, chuẩn hoá cán bộ. Tăng cường cán bộ quản lý thông qua việc tuyển chọn các cán bộ giáo viên có năng lực để luân chuyển, giao nhiệm vụ.
Chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ các cấp, đồng thời quan tâm bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, rèn luyện đạo đức v...v.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý được thực hiện trên cơ sở sự chỉ đạo của Đảng uỷ, sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Để khắc phục tình trạng cán bộ quản lý hiện nay ở một số khâu vừa thiếu, vừa yếu, trang bị cho cán bộ những phương tiện, dụng cụ để họ thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. Cán bộ quản lý phải thường xuyên cập nhật kiến thức và các văn bản về quản lý.
3.2.7. Phối hợp tổ chức giao ban công tác quản lý đào tạo từng quý, từng học kỳ, năm học giữa nhà trƣờng và các địa phƣơng, đơn vị. từng học kỳ, năm học giữa nhà trƣờng và các địa phƣơng, đơn vị.