Quản lý Học sinh:

Một phần của tài liệu quản lý liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề cơ điện - luyện kim thái nguyên với các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 60)

- Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên là đơn vị đào tạo duy nhất trực thuộc Tổng công ty Thép VN, có nhiệm vụ đào tạo

2.4.6.Quản lý Học sinh:

- Quản lý học sinh học tập tại trường.

Đối với học sinh liên kết đào tạo học tập tại trường, nhà trường thường xuyên phối hợp với địa phương quán triệt các nội quy, quy định, quy chế HSSV và các quy định, quy chế của đơn vị, đặc biệt là các yêu cầu đối với người học phải đạt được sau khi học xong cả về trình độ, năng lực thực hành nghề, tác phong, đạo đức.

Hệ thống quản lý HSSV của nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng CT-HSSV, GVCN, các GV bộ môn và Đoàn TNCS HCM.

Phòng CT-HSSV của nhà trường là đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng quy trình quản lý HSSV, quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện của từng HSSV, quản lý việc chấp hành các nội quy, quy chế.

Đoàn TNCS HCM phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hoá thể dục thể thao nhằm thu hút đông đảo HSSV tham gia vào các hoạt động lành mạnh, góp phần giảm thiểu đáng kể các tệ nạn xã hội trong HSSV.

Đối với các lớp HS học tập tại các địa phương, việc quản lý do CB của địa phương liên kết phối hợp với GV giảng dạy quản lý là chính. Thực tế cho thấy công tác quản lý HS tại địa phương đạt kết quả cao, do người học là những người được ở gần nhà hoặc do địa phương tuyển lựa và tổ chức liên kết đào tạo và sau khi học xong nếu đáp ứng yêu cầu thì được nhận vào làm việc nên ý thức, trách nhiệm cao hơn.

Để đánh giá thực trạng về mức độ và hiệu quả liên kết đào tạo giữa trường và các doanh nghiệp, chúng tôi đã khảo sát đến 30 cán bộ quản lý tại các địa phương. Sau đây là kết quả khảo sát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 9. Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ và hiệu quả công tác liên kết đào tạo giữa trường và các địa phương.

Đơn vị : %.

TT Nội dung Thường Mức độ quan hệ Hiệu quả quan hệ

xuyên Đôi khi Chưa Tốt Tương đối tốt Bình thường Yếu 1

Cung cấp cho nhau thông tin về đào tạo của trường và nhu cầu nhân lực của tỉnh

36,7 60 3,3 50 50 0 0

2 Tổ chức liên kết đào tạo

với trường 63,3 36,7 0 40 60 0 0

3

Huy động các chuyên gia của đơn vị tham gia xây dựng chương trình đào tạo

36,7 33,3 16,7 6,7 76,7 16,7 0

4

Huy động các chuyên gia của đơn vị tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành

76,7 20 3,3 10 60 30 0

5

Đơn vị tạo điều kiện về địa điểm cho HS tham quan và thực tập

50 36,7 13,3 6,7 73,3 20 0

6

Đơn vị hỗ trợ về CSVC, phương tiện dạy học cho trường

53,3 33,3 13,3 36,7 53,3 10 0

7

Đơn vị phản hồi các thông tin về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất của HS đang làm việc tại đơn vị cho trường biết

33,3 56,7 10 23,3 63,3 13,3 0

8

Phối hợp nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực HD thực hành cho CB của đơn vị

30 50 20 20 56,7 23,3 0

9 Phối hợp tổ chức giao ban

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả điều tra ở (bảng 9), kết hợp với việc phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia cho thấy ngoài kết quả đạt được công tác quản lý liên kết đào tạo còn có một số hạn chế sau:

- Việc phối hợp tổ chức giao ban từng quý, từng tháng giữa nhà trường và các địa phương nhằm đánh giá kết quả công tác liên kết đào tạo, đồng thời kịp thời điều chỉnh các kế hoạch, nội dung, phương pháp cho phù hợp chưa được quan tâm sâu sát và chưa được trú trọng.

- Việc phối hợp giữa nhà trường và địa phương để nâng cao trình độ chuyên môn cho GV, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và năng lực hướng dẫn thực hành nghề cho CB còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Chưa chủ động trong việc phối hợp giữa trường và địa phương để đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, nhất là phía các đơn vị.

- Cơ chế liên kết đào tạo chưa rõ ràng, chủ yếu vẫn là do các mối quan hệ giữa 2 đơn vị và quan hệ cấp trên, cấp dưới.

- Việc huy động các chuyên gia của nhà trường, của địa phương, đơn vị tham gia xây dựng nội dung, chương trình đào tạo còn hạn chế. Chỉ có 36,7% ý kiến được hỏi cho rằng là thường xuyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG III

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN - LUYỆN KIM THÁI

Một phần của tài liệu quản lý liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề cơ điện - luyện kim thái nguyên với các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 60)