Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo.

Một phần của tài liệu quản lý liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề cơ điện - luyện kim thái nguyên với các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 56 - 57)

- Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên là đơn vị đào tạo duy nhất trực thuộc Tổng cơng ty Thép VN, có nhiệm vụ đào tạo

2.4.2.Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo.

- Về chủ trương lãnh đạo Tổng công ty giao nhiệm vụ đào tạo cho trường, mặt khác quán triệt cho các đơn vị thành viên có trách nhiệm phối hợp với trường xây dựng kế hoạch và tạo mọi điều kiện để triển khai công tác đào tạo hàng năm trên quan điểm hợp tác tự nguyện và hai bên cùng có lợi.

- Từ kế hoạch đào tạo, hai bên sẽ ký kết hợp đồng. Trong đó phần giảng dạy lý thuyết do phía trường đảm nhận, phần hướng dẫn thực hành do hai bên phối hợp và tổ chức tại địa phương hoặc các cơng ty, xí nghiệp và ngoài địa phương. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy là GV của trường và các Kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và cơng nhân bậc cao của địa phương, cơng ty, xí nghiệp cùng tham gia. Trên cơ sở tính toán và thống nhất của hai phía sẽ thanh tốn tổng chi phí đào tạo cho trường, phần chi phí do phía đơn vị đảm nhận sẽ được nhà trường thanh toán trả lại.

- Công tác quản lý Học sinh, quản lý nội dung chương trình do hai bên phối hợp và thống nhất thực hiện.

- Nội dung, chương trình đào tạo sau khi được hai bên thống nhất do nhà trường chịu trách nhiệm chính. Cơ sở vật chất, địa điểm học tập do địa phương bố trí.

- Chất lượng đào tạo và cấp phát văn bằng, chứng chỉ do nhà trường đảm nhận và chịu trách nhiệm theo quy định.

- Hai bên ký kết hợp đồng cam kết (Đối với dạng hợp đồng đào tạo do trường tuyển sinh, đào tạo và cung cấp lao động mới cho địa phương), thì địa phương sẽ sử dụng lao động sau khi học sinh tốt nghiệp ra trường, phía trường cam kết đảm bảo chất lượng học sinh hoặc nếu khơng thì Nhà trường sẽ liên hệ để học sinh ra trường đều có việc làm trong hoặc ngồi ngành Thép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Từ năm 2008 nhà nước có chính sách hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng. Tức là hợp đồng đào tạo được ký kết giữa 4 bên đó là: Nhà nước (Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và xã hội) - Đơn vị sử dụng lao động - Sở Lao động Thương binh và xã hội các địa phương - Nhà trường. Trong đó Nhà nước đảm bảo kinh phí đào tạo cho trường theo hợp đồng, các địa phương, đơn vị cam kết sẽ sử dụng lao động sau khi Học sinh tốt nghiệp ra trường, các nhà trường cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo theo chương trình.

Một phần của tài liệu quản lý liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề cơ điện - luyện kim thái nguyên với các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 56 - 57)