Giải pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu quản lý liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề cơ điện - luyện kim thái nguyên với các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 73)

- Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên là đơn vị đào tạo duy nhất trực thuộc Tổng công ty Thép VN, có nhiệm vụ đào tạo

c. Giải pháp thực hiện.

- Quy hoạch đội ngũ giáo viên (kể cả cán bộ kỹ thuật tham gia giảng dạy). Trước hết nhà trường cần phải quy hoạch và phối hợp với các địa phương quy hoạch đội ngũ giáo viên theo quy định chung của nhà nước quy định, phân loại chất lượng đội ngũ giáo viên để có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng hợp lý như:

+ Tiến hành điều tra cơ bản đội ngũ giáo viên. + Phân loại, quy hoạch sử dụng.

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho từng loại giáo viên. + Lập kế hoạch bảo đảm ngân sách cho công tác bồi dưỡng, đào tạo GV.

Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường và giữa nhà trường với các địa phương. Trên cơ sở điều tra hiện trạng đội ngũ giáo viên, nhà trường nghiên cứu đề ra các giải pháp, chính sách thoả đáng để tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn bao gồm những giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sư phạm tốt, có thâm niên lâu năm, có trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp dạy nghề để dẫn dắt và bồi dưỡng các thế hệ tiếp theo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. + Kế hoạch dài hạn.

Trên cơ sở quy hoạch và nhu cầu sử dụng, nhà trường xây dựng kế hoạch có thể 3 năm, 5 năm cử cán bộ giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, song vẫn trên nguyên tắc đảm bảo các hoạt động chung của nhà trường và chất lượng đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kế hoạch ngắn hạn.

Dựa trên nhu cầu thực tế của giáo viên, tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế theo từng học kỳ, từng năm học trong các lĩnh vực: Tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm... để có kế hoạch tổ chức học tập tại chỗ hoặc luân phiên đi học tập.

+ Học tập theo chuyên đề và thăm quan thực tế.

Hàng năm cần sắp xếp kế hoạch cho giáo viên học tập các chuyên đề và cho giáo viên đi thăm quan thực tế ở các cơ sở sản xuất để tích luỹ kiến thức, cập nhật công nghệ, đánh giá chất lượng học sinh sau khi tốt nghiệp đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp.... Đồng thời trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến từ phía các địa phương, đơn vị sản xuất có sử dụng lao động là học sinh của trường.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

Tiến hành đánh giá, phân loại trình độ, năng lực thực tế của giáo viên làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, có thể phân theo 3 loại:

+ Giáo viên không đáp ứng được yêu cầu.

+ Giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhưng cần bổ sung một số mặt. + Giáo viên đáp ứng tốt và có khả năng phát triển.

* Đối với giáo viên không đáp ứng yêu cầu cần thuyên chuyển vị trí công tác phù hợp song tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục học tập để nâng cao trình độ.

* Đối với giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhưng cần bổ sung một số mặt. Nhà trường cùng với khoa, tổ môn, cần có sự phối hợp chặt chẽ để tổ chức bồi dưỡng, khuyến khích cá nhân tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực.

* Đối với giáo viên đáp ứng tốt và có khả năng phát triển cần có chính sách thoả đáng, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên đầu đàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Căn cứ vào kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và căn cứ vào kết quả đánh giá phân loại giáo viên, nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên cụ thể như: + Trang bị kiến thức, kỹ năng tối thiểu theo quy định của từng giáo viên. + Chú trọng nâng cao kiến thức cơ bản, trên cơ sở đó tăng cường bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ đào tạo, cán bộ kỹ thuật của các địa phương, đơn vị liên kết nâng cao trình độ theo từng mục tiêu đã xác định.

+ Chú trọng bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên, nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ kỹ thuật của địa phương, đơn vị liên kết tham gia hướng dẫn thực hành nghề.

+ Mời giảng viên chuyên ngành hoặc các chuyên gia giỏi ở các viện nghiên cứu về tập huấn cho giáo viên của trường theo mục tiêu chương trình đào tạo.

+ Cử giáo viên đi đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài, có thể căn cứ vào khả năng đào tạo, kế hoạch giảng dạy mà các khoa, bộ môn vận dụng linh hoạt để bố trí giáo viên đi bồi dưỡng nghề tuỳ theo trình độ mà có chương trình phù hợp. Đồng thời có chính sách thoả đáng để khuyến khích giáo viên đi học tập.

- Nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên và cán bộ kỹ thuật của địa phương, đơn vị liên kết tham gia giảng dạy.

+ Chỉ đạo các khoa, bộ môn và các giáo viên chú trọng cải tiến biên soạn giáo án, bài giảng cho phù hợp, vừa thể hiện đầy đủ nội dung, kiến thức, vừa đảm bảo tính cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới.

+ Yêu cầu giáo viên lựa các phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng bài, từng môn học, phù hợp với đối tượng. Kết hợp được phương pháp giảng dạy truyền thống với phương pháp giảng dạy hiện đại để dần dần phát huy được tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học.

+ Thực hiện đúng quy chế giảng dạy, thi, kiểm tra đánh giá, nắm chắc chất lượng học tập của học sinh để kịp thời điểu chỉnh khi cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thường xuyên tổ chức dự giờ, giảng thử, giảng mẫu để nắm chắc chất lượng giáo viên trong khoa, bộ môn, đồng thời tổ chức các hoạt động thi GVG các cấp hàng năm.

+ Thực hiện tốt kế hoạch nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu chuyên ngành nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo.

+ Mời các chuyên gia về sư phạm bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật của các địa phương, đơn vị liên kết tham gia giảng dạy.

3.2.5. Hoàn thiện từng bƣớc cơ sở vật chất, điều kiện, phƣơng tiện phục vụ công tác đào tạo. phục vụ công tác đào tạo.

a. Cơ sở để đề ra biện pháp.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành và có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên do điều kiện kinh phí của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên còn hạn chế nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn thiếu, lạc hậu. (theo bảng 5)

Bảng 10: kết quả khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất và phương tịên dạy học đối với học sinh - sinh viên.

T

T Nội dung Mức độ đầy đủ

Đủ Tương đối đủ Thiếu

1 Phòng học lý thuyết chuyên môn 76,7 20 3,3

2 Xưởng thực hành 73,3 20 6,7

3 Thư viện 66,7 20 13,3

4 Ký túc xá 83,3 16,7 0

5 Sân chơi và bãi tập thể thao 70 16,7 13,3

6 Sách, giáo trình và các tài liệu khác 73,3 20 13,3 7 Các phương tiện và đồ dùng dạy học trên

lớp 60 26,7 13,3

8 Các phương tiện thực hành 50 33,3 16,7

9 Các phương tiện, dụng cụ HĐ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất và phương tịên dạy học của nhà trường cho thấy về cơ bản là thiếu. Chính vì vậy mà hoàn thiện từng bước cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ công tác đào tạo đối với nhà trường hiện nay là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu quản lý liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề cơ điện - luyện kim thái nguyên với các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 73)