Thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 68)

11 (50%)

4.2.4.Thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có giới hạn từ 3 - 90 ngày, thời gian mắc bệnh trung bình ở nhóm I là 21,8 ± 16,9 ngày, ở nhóm II là 21,9 ± 16,7 ngày. Số bệnh nhân tới viện sau 3 đến 4 tuần tuần khởi bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm I là 40,4%, ở nhóm II là 36,8%. Không có sự khác biệt về thời gian khởi bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Anh (1996) có 40,9% bệnh nhân tới viện trong vòng 2 tuần [50], Thái Lê Na (2006) có 51% bệnh nhân tới viện trong vòng 2 tuần [46]. Như vậy, hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi có thời gian khởi bệnh lâu hơn các tác giả khác. Điều này có thể do tỷ lệ bệnh nhân nặng của chúng tôi cao hơn chiếm tới 77,2% ở cả hai nhóm, trong khi đó trong nghiên cứu của Nguyễn Duy Anh chỉ là 47,8%, của Thái Lê Na là 36,1%.

Bảng 3.20 cho thấy với nhóm I, tỷ lệ khỏi ở bệnh nhân có thời gian mắc từ khi khởi bệnh cho tới khi vào viện dưới 1 tuần là 85,7%, từ 1 đến 2 tuần là 81,8%, từ 3 đến 4 tuần là 65,2%, từ 5 đến 8 tuần là 54,5%, trên 8 tuần là 20%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Với nhóm II, tỷ lệ khỏi ở bệnh nhân có thời gian mắc từ khi khởi bệnh cho tới khi vào viện

dưới 1 tuần là 100%, từ 1 đến 2 tuần là 90,9%, từ 3 đến 4 tuần là 90,5%, từ 5 đến 8 tuần là 83,3%, trên 8 tuần là 60%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Dường như ở 2 nhóm, thời gian từ khi mắc bệnh tới khi vào viện không có liên quan gì đến tỷ lệ khỏi bệnh.

Tuy nhiên, nếu tính tổng 114 bệnh nhân nghiên cứu của cả hai nhóm, tỷ lệ khỏi ở bệnh nhân có thời gian mắc từ khi khởi bệnh cho tới khi vào viện dưới 1 tuần là 14/15 (93,3%), từ 1 đến 2 tuần là 19/22 (86,4%), từ 3 đến 4 tuần là 34/44 (72,3%), từ 5 đến 8 tuần là 16/23 (69,6%), trên 8 tuần là 40%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt này có thể do có nhiều thời điểm ghi nhận nên cỡ mẫu của mỗi nhóm chưa đủ lớn để thấy được mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh đến khi vào điều trị với kết quả điều trị. Vì vậy, khi cộng cả 2 nhóm, số mẫu nghiêm cứu ở từng thời điểm ghi nhận cao hơn và phản ánh rõ sự liên quan giữa thời gian bị bệnh và kết quả điều trị. Do đó, bệnh nhân có thời gian khởi bệnh cho tới khi vào viện càng lâu thì mức độ lâm sàng càng nặng và tỷ lệ khỏi càng thấp hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 68)