Tác dụng của fluconazole đối với từng mức độ trầm trọng của

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 63)

11 (50%)

4.2.1.Tác dụng của fluconazole đối với từng mức độ trầm trọng của

Bảng 3.17 thể hiện kết quả điều trị ở hai nhóm theo mức độ lâm sàng của bệnh. Với nhóm bệnh nhân nặng, tỷ lệ thành công ở nhóm không dùng fluconazole là 59,1% (26/44 mắt), ở nhóm có dùng fluconazole là 84,1% (37/44 mắt). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả này chứng tỏ rằng, việc dùng thêm fluconazole với các thuốc điều trị VLGM do nấm thường quy đã làm tăng đáng kể tỷ lệ khỏi bệnh ở nhóm bệnh nhân VLGM do nấm hình thái nặng.

Với những bệnh nhân viêm loét giác mạc do nấm hình thái vừa và nhẹ, tỷ lệ thành công ở cả 2 nhóm có và không dùng fluconazole đều có tỷ lệ thành công cao. Ở hình thái vừa, tỷ lệ khỏi của nhóm I là 77,8% (7/9 mắt), của nhóm II là 100% (9/9 mắt). Ở hình thái nhẹ, tỷ lệ khỏi của nhóm I là 100% (4/4 mắt), của nhóm II là 100% (4/4 mắt). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê về tỷ lệ khỏi ở hình thái vừa và nhẹ. Điều này chứng tỏ phác đồ điều trị thường quy đã có khả năng loại trừ nấm tối đa, việc dùng thêm fluconazole không làm tăng thêm tác dụng điều trị nấm ở các hình thái này.

Sự khác biệt về kết quả điều trị theo hình thái lâm sàng còn thể hiện ở thời gian điều trị trung bình. Bảng 3.16 cho thấy ở hình thái nặng, sự khác biệt về thời gian điều trị trung bình ở hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong khi đó, với hình thái vừa và nhẹ, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, việc dùng thêm fluconazole tiêm dưới kết mạc chỉ có tác dụng rút ngắn thời gian điều trị đối với nhóm viêm loét giác mạc nặng.

Mặc dù số lượng mẫu nghiên cứu ở hai hình thái vừa và nhẹ chưa nhiều (do hầu hết bệnh nhân đến điều trị tại khoa đều là bệnh nhân nặng) nhưng kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy rằng với các hình thái viêm loét giác mạc do nấm vừa và nhẹ, do nấm chưa phát triển sâu và rộng vào giác mạc nên việc điều trị bằng phác đồ thường quy với các thuốc nhỏ mắt đã có tác dụng tốt. Với bệnh nhân viêm loét giác mạc nhẹ và vừa, chúng tôi không cần tiêm fluconazole dưới kết mạc, chỉ cần điều trị bằng các thuốc chống nấm dạng nhỏ mắt như phác đồ thường quy là có thể điều trị khỏi bệnh.

Kết quả điều trị này cũng đã được Thái Lê Na ghi nhận (2006) khi điều trị cho 98 bệnh nhân viêm loét giác mạc do nấm bằng truyền rửa và nhỏ mắt amphotericin B, uống intraconzole. Kết quả điều trị rất khác nhau tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh. Với nhóm bệnh nhân viêm loét giác mạc nhẹ và vừa, tỷ lệ điều trị khỏi là 96,9% và 91,7%. Trong khi đó, ở nhóm viêm loét giác mạc nặng, tỷ lệ điều trị khỏi chỉ là 53,1%. Nhóm viêm loét giác mạc nhẹ và vừa đáp ứng tốt với điều trị, tỷ lệ khỏi rất khả quan, còn nhóm viêm loét giác mạc nặng, kết quả lại kém hơn rất nhiều [46].

Hầu hết các thuốc chống nấm đều có khả năng ngấm kém vào nhu mô giác mạc, nhất là khi biểu mô giác mạc còn nguyên vẹn. Vì vậy, các thuốc này chỉ có tác dụng tốt với các tổn thương do nấm ở bề mặt giác mạc, nhiễm nấm nông ở nhu mô, tác dụng kém hơn nhiễm nấm sâu trong nhu mô, tiền phòng [29]. Với đặc tính tan trong nước, có khả năng ngấm sâu vào tổ chức nên fluconazole tỏ ra ưu việt hơn trong điều trị các trường hợp nhiễm nấm sâu trong nhu mô giác mạc, thể hiện rõ kết quả cộng hưởng trong điều trị các trường hợp viêm loét giác mạc nặng do nấm [7], [9], [13], [16].

Việc dùng thuốc nhỏ mắt đơn thuần sẽ thuận tiện hơn cho cả thầy thuốc và bệnh nhân, tạo điều kiện cho bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị tốt hơn, giảm bớt chi phí điều trị và những phiền phức khi tiêm thuốc dưới kết mạc. Những thử nghiệm lâm sàng khác mà chúng tôi tham khảo được hầu hết cũng chỉ nghiên cứu tác dụng của fluconazole tiêm dưới kết mạc trên những bệnh nhân viêm loét giác mạc do nấm nặng, không đáp ứng với điều trị thông thường [7], [9].

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 63)