0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Phác đồ chống nấm thường quy tại khoa Kết Giác mạc, bệnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA FLUCONAZOLE TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO NẤM (Trang 26 -26 )

Mắt trung ương

- Tra amphotericin B 0,15 % × 10 lần/ngày lúc mới vào viện, khi bệnh tiến triển tốt giảm xuống 6 lần/ngày hoặc truyền rửa (Amphotret 50mg × 1/5 lọ + Glucose 5% 100 ml)/ngày cho đến khi ổ loét biểu mô hóa hoàn toàn, không còn thẩm lậu thì ngừng thuốc.

- Nếu có thẩm lậu sâu ở nhu mô, bệnh nhân có thể được tiêm thêm Amphotret 5µg/0,1ml vào nhu mô hoặc tiêm tiền phòng. Việc quyết định tiêm do bác sĩ điều trị quyết định, khi thấy tổn thương sâu ở nhu mô giác mạc.

- Tra Natacin 5% × 4 lần/ngày cho đến khi ổ loét biểu mô hóa hoàn toàn, không còn thẩm lậu thì ngừng thuốc.

- Uống Sporal 100 mg × 2 viên/ngày (uống một lần sau ăn), khi uống được 21 ngày, bệnh nhân được làm xét nghiệm chức năng gan. Nếu men gan

ở giới hạn bình thường và bệnh còn tiến triển nặng thì bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc cho đến khi bệnh ổn định hoặc có thể uống đến 30 - 40 ngày.

- Các thuốc tại chỗ và toàn thân khác: giãn đồng tử, kháng sinh phòng bội nhiễm, thuốc chống viêm không steroid, dinh dưỡng giác mạc (khi ổ loét có dấu hiệu thoái lui và biểu mô bắt đầu hàn gắn), giảm phù, vitamin B2, C.

- Điều trị ngoại khoa phối hợp:

+ Gọt giác mạc: khi ổ loét có đáy khô, gồ cao, thẩm lậu dính chặt vào phía dưới.

+ Ghép màng ối: khi xét nghiệm không còn nấm ở đáy ổ loét nhưng ổ loét khó hàn gắn.

+ Rửa mủ tiền phòng: khi mủ tiền phòng đặc, khó tiêu và mủ dạng sợi lan theo góc tiền phòng, mủ mặt sau giác mạc dưới ổ loét.

+ Ghép giác mạc xuyên: khi điều trị nội khoa không có kết quả, loét thủng hoặc dọa thủng.

+ Bỏ nhãn cầu: khi bệnh tiến triển nặng gây biến chứng viêm mủ nội nhãn hoặc phòi tổ chức nội nhãn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA FLUCONAZOLE TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO NẤM (Trang 26 -26 )

×