Fluconazole tiêm dưới kết mạc làm giảm mức độ ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 60)

11 (50%)

4.1.4. Fluconazole tiêm dưới kết mạc làm giảm mức độ ảnh hưởng

lực và các di chứng sau viêm loét giác mạc

Với viêm loét giác mạc do nấm, mục tiêu điều trị đầu tiên là loại trừ nấm, bảo tồn nhãn cầu. Sau khi điều trị khỏi, tùy theo tổn thương mà thị lực có thể bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

Bảng 3.14 cho thấy kết quả thị lực ở 2 nhóm sau khi điều trị ở hai nhóm I và II. Để dễ so sánh và nhận định kết quả, với những mắt điều trị thất bại (phải chuyển phác đồ điều trị khác hoặc bỏ nhãn cầu) đều có thị lực rất thấp và được coi là mức độ giảm thị lực “xấu đi”. Những mắt còn lại sau khi điều trị khỏi được đánh giá thị lực và so sánh với thị lực khi vào điều trị. Với cách đánh giá này, chúng tôi nhận thấy ở nhóm II có tỷ lệ mắt có thị lực tăng so với thời điểm vào viện cao hơn so với nhóm I, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Có thể việc dùng fluconazole tiêm dưới kết mạc đã làm tăng tốc độ loại trừ nấm, giảm thời gian điều trị nên đã hạn chế được tổn thương giác mạc, nhờ vậy mà thị lực sau điều trị cải thiện hơn so với nhóm bệnh nhân điều trị bằng phác đồ thường quy.

Sau viêm loét giác mạc, bệnh nhân có thể bị các di chứng như sẹo giác mạc, dính mống mắt, đục thể thủy tinh. Bảng 3.15 ghi nhận các tổn thương còn lại sau khi điều trị khỏi viêm loét giác mạc do nấm. Tỷ lệ sẹo giác mạc không quan sát được phía sau ở nhóm II 24/50 mắt (48%) thấp hơn nhóm I 26/37 mắt (70,3%) và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Có thể do fluconazole thấm vào giác mạc tốt hơn vì thế có khả năng diệt nấm nhanh hơn làm hạn chế tạo sẹo dày trên giác mạc. Nhờ vậy mà ở nhóm II, thị lực sau điều trị được cải thiện nhiều hơn so với nhóm I.

Các di chứng khác như: sẹo giác mạc có dính mống mắt, sẹo giác mạc có tân mạch, đục thể thủy tinh và tăng nhãn áp ở nhóm II cũng có tỷ lệ thấp hơn nhóm I. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Theo Yilmaz S và cs (2005) nghiên cứu tiêm dưới kết mạc 1ml fluconazole 2% cho 13 mắt viêm loét giác mạc nặng do nấm, tiêm 2 lần/ngày trong 5 ngày. Sau đó, nếu cần thiết, tác giả cho tiêm 1 lần/ngày, kéo dài tối đa trong 15 ngày nữa. Kết quả cho thấy: thị lực cuối cùng phụ thuộc vào vị trí sẹo trên giác mạc, trong 8 mắt khỏi có 4 mắt sẹo giác mạc phải ghép giác mạc sau 8 tháng điều trị chiếm 50%, 1 mắt sẹo giác mạc sau khi thủng màng descemet trong quá trình điều trị chiếm 12,5% và không có mắt nào đục thể thủy tinh sau điều trị [7].

Như vậy fluconazole làm giảm tác động nặng nề của viêm loét giác mạc về mặt thị lực. Các di chứng về giải phẫu cũng ít hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các điều trị làm cải thiện thị lực sau này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w