2.4.7.1. Theo dõi điều trị
Bệnh nhân được khám hàng ngày, ghi nhận và đánh giá kết quả điều trị 2 nhóm sau 3 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, lúc ra viện, sau ra viện 1 tuần, 1 tháng về các khía cạnh sau đây:
- Triệu chứng cơ năng: sự thay đổi các triệu chứng cơ năng: chói, đau nhức, chảy nước mắt, kích thích mắt...
- Dấu hiệu thực thể:
* Mức độ cương tụ kết mạc.
* Đường kính diện loét, diện thẩm lậu. * Độ sâu của ổ loét, ổ thẩm lậu.
* Phản ứng viêm ở tiền phòng: xuất tiết tiền phòng, mức độ mủ tiền phòng.
2.4.7.2. Đánh giá hiệu quả điều trị
- Các chỉ số đánh giá hiệu quả fluconazole.
+ Đánh giá kết quả điều trị dựa vào sự biến đổi triệu chứng lâm sàng theo thời gian.
Mỗi triệu chứng chúng tôi phân chia làm 4 mức độ để lượng giá [46].
Bảng 2.2. Đánh giá triệu chứng lâm sàng
Điểm Triệu chứng
3 điểm 2 điểm 1 điểm 0 điểm
Các triệu chứng kích thích
Tăng lên hoặc
không thay đổi Giảm ít Giảm rõ Không
Đáy ổ loét Bẩn hơn hoặc
không thay đổi
Chất hoại tử giảm Chất hoại tử giảm rõ Sạch Mức độ thu gọn Ổ loét rộng ra hoặc giữ nguyên kích thước
Biểu mô hóa < 1/2 ổ loét
Biểu mô hóa > 1/2 ổ loét
Biểu mô hóa hoàn toàn
Thẩm lậu Tăng lên hoặc
không thay đổi
Giảm < 1/2 chiều dày Giảm > 1/2 chiều dày Hết thẩm lậu
Đánh giá kết quả của từng bệnh nhân tại các thời điểm 3 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng theo 4 mức độ dựa vào số điểm của mỗi bệnh nhân theo bảng phân loại. Trong đó:
* 0 điểm : Rất tốt. * 1 - 4 điểm : Tốt.
* 5 - 8 điểm : Trung bình. * 9 - 12 điểm : Xấu.
Tính điểm trung bình của mỗi thời điểm dựa vào tổng số điểm và tổng số bệnh nhân ở mỗi thời điểm là cơ sở để theo dõi quá trình tác dụng của thuốc trong việc giải quyết các triệu chứng lâm sàng.
- Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị:
Đánh giá dựa vào kết quả điều trị tại thời điểm bệnh nhân ra viện đối với bệnh nhân khỏi và thời điểm bệnh nhân phải chuyển phác đồ điều trị.
Kết quả điều trị được chia thành 2 mức độ:
* Khỏi: khi nấm được loại trừ hoàn toàn và ổ loét biểu mô hóa hoàn toàn, hết các triệu chứng cơ năng, hết thẩm lậu sâu trong nhu mô, hết mủ tiền phòng.
* Không khỏi: khi nấm không loại trừ được, ổ loét không thay đổi hoặc tiến triển nặng hơn (thẩm lậu thâm nhập rộng và sâu vào nhu mô, có thể thủng giác mạc, viêm mủ nội nhãn) làm bệnh nhân phải thay đổi phác đồ điều trị như : tiêm thêm fluconazole đối với nhóm chứng, ghép giác mạc, bỏ nhãn cầu hoặc bệnh nhân xin về.
+ Khả năng loại trừ nấm trong viêm loét giác mạc. + Thời gian điều trị của 2 nhóm.
Thời gian điều trị được tính từ lúc bệnh nhân điều trị đến lúc bệnh nhân khỏi.
+ Số ngày điều trị fluconazole kể từ khi bệnh nhân vào viện điều trị cho đến khi mắt đó coi là khỏi.
+ Thời gian trung bình dùng fluconazole.
+ Tác dụng của fluconazole với từng hình thái viêm loét giác mạc. + Kết quả bảo tồn và cải thiện thị lực của 2 nhóm.
Thị lực được đánh giá như : tăng thị lực, thị lực bảo tồn, giảm thị lực lúc bệnh nhân khỏi so với khoảng thị lực lúc vào viện theo bảng thị lực Snellen dựa vào các mức độ sau:
* ST (+).
* (ST (+) đến < 3m) viết tắt là: ĐNT < 3m.
* (ĐNT cách xa 3 m đến < 20/200) viết tắt là: (ĐNT 3m - < 20/200). * (≥ 20/200 đến dưới 20/60) viết tắt là: (20/200 - < 20/60).
* (≥ 20/60 đến dưới 20/30) viết tắt là: (20/60 - < 20/30). * ≥ 2/30.
+ Ghi nhận biến chứng và tác dụng phụ của thuốc khi tiêm tại mắt: * Đau .
* Xuất huyết dưới kết mạc. * Thiếu máu cục bộ kết mạc. * Xơ hóa kết mạc.
* Sốc phản vệ.
+ Di chứng sau khi điều trị.
* Sẹo mỏng còn quan sát được phía sau. * Sẹo dày không còn quan sát được phía sau. * Sẹo dính mống mắt.
* Sẹo có tân mach. * Đục thể thủy tinh. * Tăng nhãn áp.