Công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông tại viện đại học mở hà nội (Trang 74)

7. Phương pháp nghiên cứ u

3.2.1.Công tác đào tạo

Trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã nêu Mc tiêu chung:

“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo

đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ

và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ

sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”

Trong giải pháp có nêu “Phát triển giáo dục từ xa, giáo dục nghề nghiệp, mở rộng hệ thống dự bịđại học...”

VĐHMHN kiên trì với định hướng phát triển các loại hình đào tạo ngày càng đảm bảo chất lượng để khẳng định được vị thế so với các trường truyền thống trong nước. Trước hết, căn cứ vào nhiệm vụđược giao trường sẽđa dạng hóa các loại hình đào tạo: Chính qui; Tại chức (vừa làm vừa học); đào tạo từ xa, trong đó đào tạo từ xa sẽ chiếm tỷ trọng chủ yếu. Đồng thời, nhanh chóng ổn

định và phát triển hợp lý về loại hình đào tạo và qui mô đào tạo, ổn định cơ cấu

đào tạo các loại hình với mục tiêu đạt 30% hệ chính qui và phi chính quy, 70%

đào tạo từ xa. Bên cạnh đó, Viện đang tiến hành đào tạo chương trình sau đại học với 3 ngành: Tiếng Anh, Điện tử viễn thông, Quản trị kinh doanh.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và xây dựng lộ trình hợp lý để chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, dựa vào các hướng dẫn của Bộ và trên cơ

sở tham khảo kinh nghiệm của các trường.

Với mục tiêu lâu dài là đảm bảo chất lượng đào tạo, trường luôn giữ

vững và tăng cường kỷ cương trong tất cả các khâu từ tuyển sinh (thông báo tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, tuyển sinh, xét duyệt), xây dựng, hoàn thiện qui chế dạy và học, qui chế kiểm tra, thi cử, qui chế xử lý kết qủa học tập của học viên (lên lớp, tuyển sinh, xét duyệt), qui chế khen thưởng và kỷ luật, quản lý

và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của tất cả các vị trí công tác trong trường.

Đặc biệt, tăng cường phối hợp giữa lãnh đạo viện, các phòng ban liên quan với các khoa, với các trung tâm địa phương đểđảm bảo qui trình, qui chếđào tạo, tăng cường nề nếp, kỉ cương trong dạy và học, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong công tác thi cử, tuyển sinh, cấp phát bằng, quản lý đào tạo.

Điều đặc biệt quan trọng là phải chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Như mọi cơ sở đào tạo đại học, VĐHMHN xác định rõ tầm quan trọng của việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại, ổn định và phát triển của một trường đại học. Muốn phát triển qui mô đào tạo phải gắn liền với bảo đảm về chất lượng, điều này là tất yếu nên trường xác định rõ:

Duy trì các biện pháp đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt là ĐTTX. Tăng cường chỉđạo, kiểm tra nghiêm ngặt các điều kiện đảm bảo cho qui mô đào tạo nhưđịa điểm học tập, phòng học, phòng thí nghiệm, thư

viện, xây dựng ngân hàng đề thi, giáo trình, tài liệu, phần mềm, tăng cường các biện pháp khảo thí...

Tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học; Tăng cường thanh tra học đường; Quản lý nghiêm ngặt chương trình

đào tạo (Môn học, thời lượng, nội dung bài giảng, giáo trình cung cấp cho người học.)

Đổi mới, hoàn thiện qui trình quản lý đào tạo, bảo đảm yêu cầu chính xác, nghiêm túc, công bằng trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, học viên, nhằm làm cho công tác thi, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học thực sự trở thành khâu quan trọng, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý giáo dục.

Không ngừng xây dựng và hoàn thiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo để tiến tới hội nhập quốc tế vì khi hội nhập quốc tế thì các cơ sở đào tạo trong nước phải “cạnh tranh” với chất lượng đào tạo của các trường đại học danh tiếng, hiện đại trên thế giới chứ không còn chỉ cạnh tranh với nhau như hiện nay và trước đây.

Tiếp tục thực hiện các loại hình đào tạo đa dạng, tăng cao qui mô loại hình đào tạo từ xa.

Tiếp tục thực hiện các bậc học: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Phát triển đào tạo bậc Cao học.

Mở thêm các ngành học theo yêu cầu xã hội.

Chú trọng chất lượng đào tạo song song với việc mở rộng qui mô. Thực hiện nghiêm túc các qui chế, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo.

Cải tiến nội dung chương trình đào tạo, công nghệđào tạo, đặc biệt là

đào tạo từ xa nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Đổi mới công nghệ đào tạo theo hướng ứng dụng công nghệ truyền thông - tin học cho tất cả các loại hình đào tạo. Phát triển đào tạo từ xa, công nghệđào tạo từ xa tạo ra nét đặc thù của Viện Đại học Mở Hà Nội.

Tăng cường ứng dụng CNTT-TT để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học; triển khai áp dụng CNTT-TT trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo; phát huy tính tự học, tự tìm tòi thông tin của sinh viên. Triển khai đào tạo từ xa với phương thức đào tạo E-learning nhằm tăng

tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đưa dần HLĐT và sử dụng rộng rãi trong các loại hình đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó tiếp tục biên soạn tài liệu hướng dẫn học từ xa (có kèm theo đĩa CD, băng

cát sét) cho các môn học với ngân hàng các câu hỏi trắc nghiệm cho từng môn kèm theo đáp án, coi đây là một trọng tâm để phát triển từ xa.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông tại viện đại học mở hà nội (Trang 74)