Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông tại viện đại học mở hà nội (Trang 35)

7. Phương pháp nghiên cứ u

1.5.2. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào

quá trình qun lý đào to t xa

Có nhiều cách ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong giáo dục từ xa, tuỳ theo các góc độ khác nhau. Từ góc độ người học, ứng dụng công nghệ thông tin tạo cho học viên sự linh hoạt và tương tác giữa thầy và trò không cần phải thông qua các buổi lên lớp trực tiếp. Từ góc độ người thầy, công nghệ thông tin tạo môi trường và nhiều cơ hội trao đổi giữa thầy và trò hơn. Từ góc độ cơ sở đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin tạo cơ hội cho người học khai thác thông tin, giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại, tăng hiệu quả phổ cập các chương trình đào tạo. Từ góc độ quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho nhà quản lý giải quyết các công việc một cách chính xác, nhanh chóng, giảm các chi phí (giảm các nguồn lực), đạt hiệu quả

cao. Từ góc độ phát triển chiến lược, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm tăng sự hiểu biết quốc tế và các nền văn hoá đa dạng, cũng như việc sử dụng ngoại ngữ.

Đối với giáo dục từ xa việc quản lý đào tạo thông qua ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là các phần mềm quản lý sẽ giúp cho việc quản lý

được dễ dàng, chính xác đạt hiệu quả cao đáp ứng được quản lý một quy mô lớn người theo học một cách có hệ thống và vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo.

Thực hiện được điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho cơ sởđào tạo, cho học viên. Quá trình quản lý như vậy sẽ được thuận lợi, chặt chẽ, nhanh

chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức cho những người làm công tác

đào tạo. Giải quyết tốt sự trao đổi thông tin giữa học viên và cơ sởđào tạo.

Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào công tác quản lý đào tạo từ xa giúp chúng ta chủđộng trong từng khâu của quá trình quản lý học viên. Tất cả việc ghi chép, theo dõi quá trình học tập của học viên không phải thực hiện bằng tay. Dữ liệu được lưu trữ với độ an toàn cao hơn, đồng bộ và chính xác hơn. Khả năng tra cứu, kết xuất thông tin được nhanh chóng. Việc lưu trữ dữ liệu được diễn ra an toàn và khả năng lưu trữ lớn. Thông tin về học viên được cập nhật kịp thời và thuận tiện. Đối với mỗi công việc cần thực hiện trong quá trình quản lý được thực hiện với thời gian được rút ngắn, hiệu quả lại cao, giảm bớt nhiều chi phí không cần thiết.

Tóm lại, ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra nhiều triển vọng phục vụ

người quản lý và các cơ hội sáng tạo khác. Tuy nhiên công nghệ thông tin chỉ

phát huy tối đa khi có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Công nghệ thông tin đã

được ứng dụng trong các cơ sở giáo dục đại học như một phần của chiến lược mở rộng thông tin, tăng cường số lượng người theo học.

Thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục từ

xa đòi hỏi những điều kiện tiên quyết đảm bảo khả năng duy trì và sử dụng ổn

định. Yêu cầu của quản lý đào tạo từ xa thông qua ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng đào tạo từ xa, là công cụ, phương tiện để tăng quy mô nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa, tăng hiệu quả quản lý

Tiu kết chương 1

- Nêu rõ tổng quan của đào tạo từ xa, ứng dụng CNTT-TT và đưa ra

được các khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu.

- Một số lợi ích ĐTTX; Xu thế phát triển GDTX trên thế giới, quy trình quản lý ĐTTX và ứng dụng CNTT-TT trong công tác quản lý ĐTTX tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, giảng dạy và học tập của học viên.

Các khái niệm và các cơ sở lý luận này làm khái niệm và công cụ khoa học cho việc nghiên cứu đề tài: khảo sát thực tiễn và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng CNTT-TT.

Chương 2

THC TRNG QUN LÝ HOT ĐỘNG ĐÀO TO T XA BNG NG DNG CÔNG NGH THÔNG TIN – TRUYN THÔNG

TI VIN ĐẠI HC M HÀ NI

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông tại viện đại học mở hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)