7. Phương pháp nghiên cứ u
2.4. NGUYÊN NHÂN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO
TẠO TỪ XA BẰNG ỨNG DỤNG CNTT - TT
* Nguyên nhân khách quan
- Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển giáo dục từ xa,
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo
- Loại hình đào tạo từ xa chưa phát triển đối với nước ta do vậy nhận thức về chất lượng đào tạo và bằng cấp còn khác nhau so với các loại hình
đào tạo khác. Mặt khác số lượng học viên từ xa khá lớn và không tập trung, việc quản lý quá trình đào tạo chủ yếu dựa vào các cơ sở liên kết, do vậy việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn
- Hạ tầng cơ sở thông tin và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tại mỗi cơ sở liên kết đào tạo không như nhau do vậy việc tin học hoá đồng bộ
trong quản lý đào tạo là rất khó
- Mặc dù đã có những chủ trương đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ
* Nguyên nhân chủ quan
- Thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường là cơ sở nghiên cứu và
đào tạo từ xa, Ban lãnh đạo Viện đã từng bước phát triển, mở rộng quy mô
đào tạo từ xa và xây dựng hệ thống quản lý đào tạo thông qua ứng dụng CNTT-TT. Tuy nhiên nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý chưa cao về
yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý, từđó việc tổ chức thực hiện và triển khai còn thiếu nhất quán.
- Để phát triển ĐTTX đòi hỏi phải triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin nhưng mặt khác lại chưa làm tốt công tác kế hoạch, xây dựng, phát triển ứng dụng CNTT-TT trong quản lý đào tạo từ xa. Công tác xây dựng phần mềm quản lý còn chưa phù hợp với nhu cầu thực tếđặt ra.
- Công tác tổ chức triển khai quản lý hoạt động ĐTTX bằng ứng dụng CNTT-TT còn chưa được xuyên suốt quá trình quản lý đào tạo
- Chưa có các phương án khai thác được nguồn đầu tư phù hợp dành riêng cho việc việc phát triển quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng CNTT-TT
- Như vậy, để quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cần phải có những giải pháp quản lý phù hợp để
Tiểu kết chương 2
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và qua tìm hiều thực trạng quản lý
đào tạo từ xa bằng ứng dụng công nghệ thông tin của Viện Đại học Mở Hà Nội, tác giả nhận thấy:
Công nghệ thông tin – Truyền thông, nhìn chung đã được ứng dụng và phát huy lợi thế trong phát triển ĐTTX.
Để thực hiện quản lý ĐTTX thông quá ứng dung CNTT-TT và nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý, Viện Đại học Mở Hà Nội đã có nhiều giải pháp thiết thực nhưng hiện nay vẫn còn một số hạn chế trong việc quản lý một số lĩnh vực có tác động đến chất lượng và hiệu quả của quản lý ĐTTX bằng ứng dụng CNTT-TT như:
- Công tác xây dựng lập kế hoạch, phát triển quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng CNTT-TT
- Công tác quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng phần mềm CNTT-TT
- Công tác đầu tư và phát triển CNTT-TT
Như vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý hoạt động
ĐTTX bằng ứng dụng CNTT-TT thì Viện Đại học Mở Hà Nội cần có một số
biện pháp quản lý chủ yếu để khắc phục những khó khăn, tồn tại trong việc quản lý những lĩnh vực nói trên. Vấn đề này xin trình bày ở chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG
TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI