Nghĩa của phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn hóa học lớp 9 trường trung học cơ sở (Trang 28)

“Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học cĩ nhiều ưu điểm, đĩng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đồng thời, phương pháp này cũng mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp nếu thực hiện lâu dài và cĩ hệ thống. Cụ thể:

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh là vấn đề đang được chú trong trong xu thế dạy học hiện nay. Phương pháp này bước đầu đặt học sinh vạo vị trí một nhà nghiên cứu khoa học. Các em cĩ thể tự mình tìm tịi, khám phá ra kiến thức của bài học thơng qua việc độc lập tiến hành các thí nghiệm, trao đổi, thảo luận trong các nhĩm dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động, học tập tiến bộ dần bằng cách tự nêu thắc mắc, nghi vấn, học tập bằng hỏi đáp với bạn, bằng cách trình bày quan điểm của mình, đối lập với quan điểm của bạn về các kết quả thực nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn của nĩ. Do đĩ, phát huy năng lực của từng cá nhân học sinh, biết huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. Với tư cách là chủ thể của những hoạt động, tính sáng tạo của các em cũng được phát huy.

Phát triển năng lực quan sát: Quan sát là hình thức biểu hiện cao nhất của tri giác, đồng thời cũng là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học cũng như nhận thức thực tiễn. Do vậy, trong dạy học, việc phát triển năng lực quan sát cho học sinh là một trong những vấn đề rất cĩ ý nghĩa. Phát triển năng lực quan sát là điều kiện để phát triển nhân cách cân đối, hài hịa.

Khi học tập theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh được quan sát sự vật hiện tượng một cách thường xuyên và tỉ mỉ, chính xác, cĩ mục đích, kế hoạch, hệ thống, rèn luyện thĩi quen ghi lại những gì các em quan sát được, đồng thời xuất hiện nhu cầu giải thích hiện tượng.

Phát triển trí tưởng tượng: Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một trong những con đường làm cho trí tưởng tượng của học sinh phát triển thơng qua việc tập cho các em tưởng tượng dựa trên sự mơ tả của ngơn ngữ, xây dựng nên biểu tượng mà khơng cần phải cĩ sự vật thật đặt trước mắt, nâng tưởng tượng của học sinh từ chỗ dựa vào trực quan cụ thể lên tưởng tượng dựa vào ngơn ngữ, thơng qua ngơn ngữ. Đặc biệt trong quá trình thao tác với các vật liệu thí nghiệm, hình ảnh sự vật, hiện tượng được thể hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn. Sự sắp xếp các hiện tượng khá chặt chẽ, đồng thời các em cĩ khả năng gọt giũa những biểu tượng cũ và sử dụng chúng để tạo biểu tượng mới, đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và kích thích sự sáng tạo khơng ngừng ở các em.

Phát triển tư duy: Khi học tập theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh phải làm việc trí ĩc rất nhiều. Tư duy của học sinh phát triển thơng qua việc để cho các em tự phát hiện vấn đề, đặt ra ra giả thuyết, đề xuất và thực hiện phương án kiểm tra giả thuyết đĩ. Sự sáng tạo của học sinh cũng được thể hiện trong việc tự chế tạo ra các đồ dùng thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết. Khi vấn đề này được giải quyết thì những vấn đề khác lại nảy sinh, cuốn hút học sinh tiếp tục hoạt động khám phá … Chính vì vậy làm cho khả năng tư duy của học sinh ngày càng phát triển.

Phát triển ngơn ngữ khoa học và sự vững vàng trong lập luận:

Song song với việc phát triển tư duy, phương pháp “Bàn tay nặn bột” gĩp phần quan trọng trong việc phát triển ngơn ngữ khoa học cho học sinh. Trong lúc các em trình bày những ý kiến, hiểu biết và phát hiện của mình, giáo viên cung cấp ngơn ngữ khoa học là rất cần thiết, sẽ giúp các em biểu đạt rõ ràng hơn, chính xác hơn ngơn ngữ đời thường. Hơn nữa, các em cịn nhanh chĩng xây dựng được mối liên hệ sâu sắc giữa thuật ngữ khoa học và nội hàm của nĩ vì lúc đĩ đã cĩ sẵn hình ảnh về sự vật, hiện tượng.

Bên cạnh phát triển ngơn ngữ khoa học, học sinh cũng được rèn luyện cách trình bày, lập luận ngắn ngọn, dễ hiểu, biết bảo vệ ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của người khác, làm cho các em mạnh dạn nĩi ra những hiểu biết của mình, tránh tình trạng rụt rè, lúng túng khi phát biểu.

Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, thĩi quen tự tìm tịi, khám phá: Trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh luơn được thao tác trên các dụng cụ thí nghiệm, chủ động trong việc đề xuất các phương án và tự tiến hành thí nghiệm theo phương án của mình. Những thao tác vụng về, bỡ ngỡ, thiếu linh hoạt, chưa cĩ thĩi quen ghi chép các kết quả quan sát, thí nghiệm, cách thức tiến hành sẽ được học sinh khắc phục bằng sự nhiệt tình tham gia cơng việc, hứng thú sáng tạo, phát hiện ra những phương án thí nghiệm mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc học sinh được chủ động nhận thức thế giới. Do đĩ, mỗi vấn đề khoa học, mỗi phát hiện, khám phá được tập thể chấp nhận sẽ kích thích các em khám phá cái mới, dần dần rèn luyện thĩi quen tự tìm tịi, khám phá tri thức khoa học.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn hóa học lớp 9 trường trung học cơ sở (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)