Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn hóa học lớp 9 trường trung học cơ sở (Trang 54)

2.3.2.1. Chuẩn bị

Mục đích của giai đoạn này là định hướng cho một giờ lên lớp theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Do đĩ, GV phải tiến hành các hoạt động từ việc xác định mục tiêu, nội dung bài học đến việc lựa chọn tình huống xuất phát, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho bài dạy đồng thời dự kiến những vấn đề nảy sinh và những khĩ khăn trong tiết dạy để cĩ những biện pháp xử lý.

Giai đoạn này cĩ ý nghĩa định hướng, vì vậy, việc tổ chức cho HS học tập theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” phụ thuộc nhiều vào giai đoạn này.

Cơng việc của giáo viên:

- Bước 1:Xác định mục tiêu bài học

Giáo viên phải xác định được những mục tiêu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau bài học. Phải xác định đúng trọng tâm bài học thì việc tổ chức cho HS học tập theo quy trình của phương pháp “Bàn tay nặn bột” mới tiến hành đúng hướng và đạt kết quả tốt.

- Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học

Từ mục tiêu bài học, GV lựa chọn những đồ dùng dạy học như: dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, hĩa chất, tài liệu phù hợp với trình độ của học sinh, điều kiện của nhà trường và của địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để học sinh trực tiếp làm thí nghiệm trên đối tượng thật, tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa các giác quan khác nhau. Từ đĩ hình thành đầy đủ về các sự vật, hiện tượng. Đồ dùng dạy học được lựa chọn phải đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm.

Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cĩ ý nghĩa rất quan trọng. Đối với phương pháp “Bàn tay nặn bột”, nếu khơng cĩ đồ dùng dạy học thì khơng thể tiến hành dạy được.

- Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức HS học tập theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” Kế hoạch được thể hiện một cách chi tiết qua việc soạn giáo án. Trong giáo án, cần phân định rõ tiến trình của bài học bằng những hoạt động của GV và HS, phân bố thời lượng hợp lý cho từng hoạt động, chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, xác định mục đích, nội dung đánh giá, lựa chọn tình huống xuất phát.

Tình huống xuất phát thường là một câu hỏi, đảm bảo những yêu cầu cầu sau: + Câu hỏi thường mang tính chất mở hoặc nửa mở, phù hợp với mục tiêu bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, sao cho học sinh cĩ khả năng giải quyết câu hỏi đĩ.

+ Câu tác dụng khêu gợi trí tị mị và ham hiểu biết khoa học, kích thích các em suy nghĩ và tiến hành giải quyết để tiến hành giải quyết để đem lại những hiểu biết.

+ Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, hạn chế những từ ngữ mang khái niệm mà các em chưa biết, GV nên tìm những từ ngữ thay thế sao cho vừa đảm bảo học sinh hiểu được, vừa vẫn giữ nguyên được ý nghĩa của nĩ.

+ Khi nêu câu hỏi phải đảm bảo cho tất cả HS nghe và biết được mình cần phải làm gì.

Chuẩn bị của học sinh

Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên

2.3.2.2. Tổ chức cho học sinh học tập theo phương pháp BTNB

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình. Giáo viên và học sinh tiến hành các hoạt động của mình theo các bước sau đây:

Bước 1: Bước này là xuất phát, khởi điểm của một tiết học, cĩ tác dụng kích thích trí tị mị, gây hứng thú học tập, đồng thời đặt ra nhiệm vụ cho học sinh dưới hình thức giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh đi tìmcâu trả lời. Bằng khả năng phán đốn, suy luận, cùng với việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm, các cá nhân học sinh đưa ra những hiểu biết ban đầu về vấn đề mà giáo viên đặt ra.

Bước này để cho HS làm vì những lý do sau đây: - Đối với giáo viên:

+ Biết được mức độ nhận thức của từng cá nhân để tác động đến từng đối tượng học sinh một cách thích hợp ngay trong tiết học.

+ Kết hợp các giờ học trước và giờ học sau để làm phương tiện đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh.

+ Học sinh nào cũng phải suy nghĩ để ghi chép những hiểu biết của mình vào vở thí nghiệm.

+ Những hiểu biết cá nhân giúp cĩ tác dụng làm cho các em ý thức được rằng cần phải tiến hành nghiên cứu để kiểm tra xem suy nghĩ của mình đúng hay sai.

+ Đưa những hiểu biết của mình trước nhĩm để xem mọi người đánh giá như thế nào về ý kiến của mình, từ đĩ cĩ sự tranh luận trong nhĩm.

+ Biểu tượng ban đầu nhằm để các em so sánh đối chiếu với biểu tượng mới (biểu tượng mới được coi là chuẩn) sau khi tiến hành nghiên cứu.

+ Những biểu tượng ban đầu khi HS đem so sánh, đối chiếu với biểu tượng mới thấy đúng hay dù chỉ đúng rất ít nhưng cũng làm cho các em thấy vui vì thấy rằng mình cĩ đĩng gĩp một phần trong bài học. Vì vậy làm cho các em hứng thú học tập hơn.

Cơng việc của giáo viên:

- Nêu ra một tình huống cĩ vấn đề trong khoa học.

- Dành một thời lượng phù hợp để HS suy nghĩ và biểu đạt vấn đề.

- Yêu cầu HS ghi những hiểu biết của mình vào vở thí nghiệm. HS trình bày vào vở thí nghiệm (cĩ thể viết hoặc dùng hình vẽ, sơ đồ). Nhưng GV cũng tùy vào từng nội dung bài học mà định hướng cho HS viết hay vẽ.

- Yêu cầu mỗi HS tự viết ra những suy nghĩ của mình, khơng nhìn bài của bạn, khơng chép từ tài liệu vì những điều đĩ làm cho các em khơng chịu làm việc, khơng chịu suy nghĩ, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình giờ dạy và khơng hồn thành được mục tiêu đề ra.

- Giáo viên phải khéo léo quan sát HS, xem họ đang nghĩ gì về vấn đề mà mình đặt ra để nắm được tình hình, nếu cĩ gì khơng khớp với dự định ban đầu thì cần phải cĩ sự điều chỉnh cho phù hợp.

Các biểu tượng ban đầu HS đưa ra cĩ thể đúng, cĩ thể sai nhưng GV khơng đánh giá và cũng khơng đưa ra câu trả lời. GV chỉ gợi ý hay đặt thêm những câu hỏi dẫn dắt HS đi tìm câu trả lời cho chính câu hỏi của các em. Ví dụ: “Theo em nĩ như thế nào?”, “Em thử nghĩ xem?”, “Em làm thử xem?”, “Em tìm cách gì đĩ để xem cĩ đúng khơng?”.

Cơng việc của học sinh - Tiếp nhận vấn đề

- Suy nghĩ, huy động vốn hiểu biết của mình, vận dụng khả năng suy luận, phán đốn, đặt ra những câu hỏi xung quanh vấn đề, sau đĩ ghi những hiểu biết của mình vào vở thí nghiệm.

Bước 2: Thảo luận nhĩm để đưa ra giả thuyết của nhĩm

Sau khi HS đã đưa ra được giả thiết cá nhân, GV yêu cầu cho các em thảo luận nhĩm để thống nhất đưa ra giả thuyết chung của nhĩm. Bước này để cho HS thảo luận nhĩm vì những lý do sau đây:

- Để cho tất cả HS cĩ cơ hội trình bày ý nghĩ của mình trước tập thể.

- Biết được các bạn trong nhĩm quan niệm như thế nào, giống hay khác với suy nghĩ của mình, tập thể nhĩm đánh giá như thế nào về giả thuyết mà mình đưa ra.

- Các em đối đầu với những quan niệm trái ngược nhau, gây ra khơng khí tranh luận khoa học xung quanh vấn đề đồng ý hay khơng đồng ý về giả thuyết của mỗi thành viên.

- Các em học cách bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể, qua đĩ làm quen với cách trình bày trước tập thể và rèn luyện kỹ năng diễn đạt nĩi.

Những lý do trên gĩp phần quan trọng trong việc làm cho các em thấy được sự cần thiết khi tiến hành thí nghiệm hay quan sát kiểm tra giả thuyết. Đồng thời cĩ thể làm nảy sinh các phương án thí nghiệm mới. Điều này cĩ ý nghĩa quan trọng cho bước kế tiếp.

Cơng việc của giáo viên: - Tổ chức cho HS thảo luận nhĩm + Yêu cầu HS về vị trí thảo luận nhĩm. + Cho HS tiến hành thảo luận.

+ Giúp đỡ HS trong quá trình thảo luận nhĩm. + Nhắc nhở HS ghi giả thuyết của nhĩm vào vở.

- Trên cơ sở những giả thuyết mà HS đề xuất, GV tiến hành lựa chọn những giả thuyết phù hợp để làm cơ sở tổ chức cho các em tiến hành kiểm tra giả thuyết. Những giả thuyết được lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. + Phù hợp với trình độ HS.

+ Gây ra tranh cãi, chưa thống nhất.

Để phát huy hiệu quả làm việc nhĩm trong mỗi giờ dạy, GV nên chỉ đạo các em luân phiên cử người điều hành và quản lý nhĩm (ví dụ: cách phân cơng cơng việc, đánh giá xếp loại, …). Các thành viên phải ngồi hướng vào nhau. Khi một thành viên trình bày, các thành viên khác chăm chú lắng nghe. Khơng được chế giễu nếu cĩ thành viên nào cĩ ý kiến khơng phù hợp. Các em phải biết động viên khuyến khích nhau, tạo nên những nhĩm hài hịa, thân mật, biết lắng nghe và tơn trọng ý kiến của nhau, làm quen với việc phê bình và tự phê bình.

Cơng việc của học sinh:

Tiến hành thảo luận nhĩm để thống nhất giả thuyết chung của nhĩm. Để cĩ kết quả thảo luận tốt, các em cần làm những cơng việc sau:

+ Về vị trí thảo luận nhĩm và ổn định tổ chức nhĩm. + Phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. + Tiến hành thảo luận:

• Từng cá nhân trình bày giả thuyết của mình trước nhĩm.

• Cả nhĩm tiến hành trao đổi, bàn bạc để thống nhất giả thuyết của nhĩm.

• Các cá nhân ghi giả thuyết của nhĩm vào vở thí nghiệm của mình.

• Cử đại diện nhĩm phát biểu trước lớp.

Khi nhĩm này trình bày thì các nhĩm khác tiến hành so sánh, đối chiếu và tranh luận.

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

Đây là bước quan trong nhất trong quy trình. Những hoạt động của các em ở bước này là để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết của các em đề ra (kể cả giả thuyết cá nhân, giả thuyết nhĩm). Đồng thời, qua đĩ để khẳng định tính đúng đắn của kiến thức khoa học.

Cĩ thể nĩi rằng đây là bước tập trung cao độ sự suy nghĩ, khả năng tìm tịi, khám phá, rèn luyện ĩc quan sát và kỹ năng, kỹ xảo thực hành, phát huy sức mạnh tập thể của HS.

Do đây là bước HS tiến hành để kiểm tra xem giả thuyết mà họ đưa ra là đúng hay sai nên khi tiến hành kiểm tra giả thuyết các em đã xác định được mục đích của thí nghiệm hay mục đích quan sát.

Sau đây chúng tơi xin trình bày những bước cụ thể của hai phương án trên để kiểm tra giả thuyết:

Kiểm tra giả thuyết bằng thí nghiệm:

Để thực hiện tốt phương án kiểm tra giả thuyết bằng thí nghiệm, GV và HS phải thực hiện những cơng việc cụ thể sau:

Cơng việc của giáo viên: Tổ chức các nhĩm HS kiểm tra giả thuyết bằng thí nghiệm:

- Tổ chức các nhĩm đề xuất phương án thí nghiệm.

+ Yêu cầu các nhĩm tiếp tục thảo luận để đưa ra phương án thí nghiệm, dành một lượng thời gian phù hợp để các em thảo luận.

+ Theo dõi, giúp đỡ các nhĩm trong quá trình thảo luận. + Yêu cầu đại diện các nhĩm đề xuất phương án thí nghiệm.

+ Tiến hành lựa chọn những phương án thí nghiệm cĩ thể tiến hành được. Những phương án thí nghiệm được lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

• Đảm bảo đích đến.

• Phù hợp với nội dung bài học.

• Đơn giản, dễ thực hiện, khơng gây nguy hiểm.

• Phù hợp với điều kiện về dụng cụ và hĩa chất hiện cĩ của lớp học.

Ở phần này, GV cĩ thể thơng báo trước cho HS những dụng cụ và hĩa chất hiện cĩ của lớp học để các em dựa vào đĩ mà đề xuất phương án thí nghiệm.

- Tổ chức các nhĩm HS tiến hành làm thí nghiệm.

Được tiến hành sau khi đã lựa chọn các phương án thí nghiệm. + Cho các nhĩm nhận dụng cụ và hĩa chất thí nghiệm.

+ Trong quá trình các nhĩm làm thí nghiệm, GV bao quát, theo dõi, giúp đỡ những nhĩm gặp khĩ khăn (GV chỉ gợi ý chứ khơng làm thay). Đồng thời để biết kết quả thí nghiệm của các nhĩm như thế nào. Nếu cĩ sự khơng thống nhất thì phải tìm ra nguyên nhân và cĩ biện pháp xử lý thích hợp. Trong trường hợp các thí nghiệm cần đến các điều kiện, GV cần giúp các em xác định được điều kiện của thí nghiệm (ví dụ: về mặt thời gian, mơi trường, nhiệt độ,…). Điều này bước đầu HS cĩ thể gặp khĩ khăn nhưng thực hiện nhiều lần các em sẽ quen dần với việc chú ý đến điều kiện của thí nghiệm để đảm bảo độ chính xác.

Bên cạnh đĩ nhắc nhở các em phải nghiêm túc, cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ và hĩa chất thí nghiệm. Tiến hành quan sát và ghi chép đầy đủ, tránh tình trạng cĩ em đùa nghịch với dụng cụ và hĩa chất thí nghiệm, hoặc chú ý đến những khía cạnh khác của quá trình thí nghiệm mà quên đi mục đích thí nghiệm, quên quan sát diễn biến chính của thí nghiệm và quên cả ghi chép.

Cơng việc của học sinh

- Đề xuất phương án thí nghiệm:

+ Thảo luận nhĩm để đề xuất phương án thí nghiệm và cách thức tiến hành thí nghiệm. Dự đốn trước kết quả thí nghiệm.

+ Các thành viên ghi phương án thí nghiệm của nhĩm mình vào vở thí nghiệm.

+ Cử đại diện nhĩm trình bày đề xuất của nhĩm trước lớp. Khi trình bày cĩ thể dùng lời hoặc cụ thể hĩa bằng sơ đồ thí nghiệm.

+ Cùng với GV, tiến hành phân tích và lựa chọn những phương án thí nghiệm cĩ thể tiến hành được.

- Tiến hành làm thí nghiệm theo phương án đã lựa chọn: + Nhận dụng cụ và hĩa chất thí nghiệm.

+ Tiến hành làm thí nghiệm.

+ Theo dõi, ghi chép kết quả thí nghiệm.

+ Đối chiếu với giả thuyết của nhĩm mình và các nhĩm khác. + Rút ra kết luận tạm thời.

Kiểm tra giả thuyết bằng việc quan sát sự vật, hiện tượng

Cĩ những giả thuyết khơng tiến hành kiểm tra bằng thí nghiệm, GV hướng dẫn HS kiểm tra giả thuyết bằng việc quan sát. Cĩ những nội dung, GV cĩ thể hướng dẫn HS về nhà quan sát trực tiếp và buổi sau lên báo cáo trước lớp. Làm như vậy các em ý thức được rằng khơng chỉ học tập ở trên lớp, những vấn đề được trình bày trong sách vở mà cịn học tập ở nhà, mọi lúc, mọi nơi, làm cho các em cĩ thĩi quen quan tâm đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời cho những vấn đề xung quanh các em. Cho nên việc rèn luyện cho HS ĩc quan sát là rất quan trọng.

Khi phương án kiểm tra giả thuyết là quan sát thì GV và HS thứ tự thực hiện các cơng việc sau:

Nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh, mơ hình: GV cần hướng dẫn HS dùng thị giác để quan sát chúng từ tổng thể rồi mới đến các chi tiết bộ phận.

Nếu đối tượng quan sát là các loại sơ đồ: Các loại sơ đồ chiếm một vị trí quan trọng trong việc giúp học sinh hồn thiện kiến thức bài học một cách tổng quát, ngắn gọn và đầy đủ. Trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, HS thường trình bày những hiểu biết của họ dưới dạng sơ đồ, nhất là sơ đồ thí nghiệm và các bài học cĩ nội dung cần trình bày dưới dạng sơ đồ, nhất là sơ đồ thí nghiệm và các bài học cĩ nội dung cần trình bày dưới dạng sơ đồ. Vì vậy, việc rèn luyện

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn hóa học lớp 9 trường trung học cơ sở (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)