Các hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên thường sử dụng khi dạy

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn hóa học lớp 9 trường trung học cơ sở (Trang 38)

Bảng 1.2: Mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong dạy học mơn Hĩa học STT Các hình thức tổ chức dạy học Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng sử dụng 1 Dạy học cá nhân 2 15 38 2 Dạy học cả lớp 55 0 0 3 Dạy học theo nhĩm 10 45 0

4 Dạy học ngồi hiện trường 0 5 50

5 Tổ chức trị chơi học tập 10 35 10

Nhìn vào bảng 1.2ta thấy: Ở mức độ dạy học tồn lớp được tất cả các GV sử dụng. Các hình thức dạy học tạo nhiều hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận thức của HS như dạy học theo nhĩm, tổ chức cho học sinh học tập ngoại khĩa hĩa học được ít GV sử dụng vì mất nhiều thời gian. Chính vì vậy chưa tạo được hứng thú học tập cho HS, lớp học thiếu sinh động, HS khơng cĩ thĩi quen đặt câu hỏi thắc mắc trước các sự vật, hiện tượng của cuộc sống nên khơng thu hút các em vào quá trình tự học, tự nghiên cứu.

1.5.3. Chất lượng dạy học mơn Hĩa học ở trường THCS

Qua điều tra, khảo sát cùng với dự giờ thăm lớp chúng tơi thấy: Học sinh bước đầu cĩ trao đổi, phát biểu xây dựng bài, biết sử dụng một số dụng cụ, làm được một số thí nghiệm thực hành đơn giản.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nhất định thì chất lượng dạy học mơn Hĩa học cũng bộc lộ những hạn chế. Phần lớn các em khơng nắm vững kiến thức sau mỗi bài dạy.

Qua dự giờ chúng tơi thấy: Giờ học thiếu sinh động, khơng khí lớp học cịn nặng nề. Các em khơng chủ động trong việc tìm kiếm tri thức nên nhiều học sinh thiếu tập trung. Các em rất ít tự đặt ra câu hỏi và cịn rất mơ hồ về các hiện tượng hĩa học. Các kỹ năng, kỹ xảo thực hành cịn vụng về, lúng túng, nhiều dụng cụ thí

nghiệm chưa biết sử dụng, sự vận dụng những kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn là một khoảng cách khá xa vì các em rất thiếu kỹ năng thực hành. HS chưa cĩ thĩi quen ghi lại những gì mà các em qua sát được. Việc xác định mục đích thí nghiệm và mục đích quan sát cịn kém, khả năng lập luận để giải thích vấn đề cịn hạn chế.

1.5.4. Đánh giá chung về thực trạng

Từ những phân tích ở trên, chúng tơi rút ra một số nhận xét sau:

- Các phương pháp dạy học hiện đại từng bước được giáo viên đưa vào trong thực tiễn dạy học mơn Hĩa học của mình nhưng đa số họ cịn lúng túng trong việc tìm kiếm phương pháp mới và cách vận dụng sao cho phù hợp với việc dạy học của mình nên vẫn sa vào lối giảng giải, thuyết trình là chủ yếu. Phỏng vấn các em thì những nguyên nhân chủ yếu khiến các em khơng hứng thú vào bài học đĩ là khơng được nĩi lên những điều mà các em nghĩ, ít được làm thí nghiệm, giáo viên bắt nhớ nhiều kiến thức. Những điều này làm hạn chế sự phát triển những năng lực vốn cĩ của học sinh.

- Vì vậy việc vận dụng những phương pháp dạy học mới mà trong đĩ HS được mạnh dạn nĩi lên những hiểu biết của mình và được tập thể tơn trọng, đồng thời được bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể bằng cách đề xuất và tự tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của mình một cách tự tin là rất cần thiết. Qua đĩ để phát triển những kỹ năng quan trọng và khơi nguồn sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh. Đĩ cũng là tiến trình và mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.

- Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được nghiên cứu vận dụng từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện tại mới triển khai được ở một số địa phương và chủ yếu áp dụng cho chương trình tiểu học. Với cấp học THCS, theo kết quả khảo sát của chúng tơi trên địa bàn quận 5 thì nhiều giáo viên cũng cĩ đọc thơng tin và cĩ biết đến phương pháp dạy học này nhưng chưa mạnh dạn áp dụng trong dạy học vì chưa nắm rõ tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”.

- Những năm gần đây, việc trang bị đồ dùng dạy học cho các trường được quan tâm đúng mức, điều đĩ tạo điều kiện cho giáo viên cĩ thể vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học mới, hiện đại, trong đĩ cĩ phương pháp “Bàn tay nặn bột”.

Chương 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT"

TRONG DẠY HỌC MƠN HĨA HỌC LỚP 9

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn hóa học lớp 9 trường trung học cơ sở (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)