“Bàn tay nặn bột”
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB, học sinh cần phải được quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đĩ. Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đĩ cĩ những hiểu biết mà nếu chỉ cĩ những hoạt động, thao tác riêng lẻ khơng đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngơn ngữ viết và nĩi. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nĩi trên của phương pháp BTNB là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chủ đề dạy học. Như vậy, việc lựa chọn các chủ đề dạy học cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Các chủ đề dạy học phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã cĩ ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng. Việc lựa chọn nội dung dạy học ở đây là lựa chọn theo chủ đề chứ khơng phải theo bài học trong sách giáo khoa. Vì vậy, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của mơn học, giáo viên cĩ thể xác định nội dung kiến thức khoa học trong một hay nhiều bài học trong sách giáo khoa để tạo thành một chủ đề dạy học. Cũng chính vì thế, tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB khơng nhất thiết phải diễn ra đủ 5 pha trong một tiết học mà cĩ thể kéo dài trong một số tiết học tương ứng với quỹ thời gian được sử dụng theo chương trình. Ví dụ chủ đề "Tính chất của kim loại – Dãy hoạt động hĩa học của kim loại " là nội dung kiến thức của 2 bài học trong chương trình hĩa học lớp 9. Lựa chọn chủ đề này để tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB, giáo viên cĩ thể sử dụng 2 tiết học và vì thế 5 pha của tiến trình dạy học được diễn ra trong 2 tiết học. Chẳng hạn, hết tiết thứ nhất, học sinh mới cĩ thể hồn thành đến pha 3 - Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm. Đến buổi học sau (theo thời khĩa biểu) học
sinh mới thực hiện pha 4 - Tiến hành thí nghiệm tìm tịi - nghiên cứu, bao gồm cả việc nghiên cứu các tài liệu khoa học và sách giáo khoa. Sau khi giáo viên tổng kết, hợp thức hĩa kiến thức, học sinh sử dụng tiết thứ 2 ở buổi học tiếp theo để làm thí nghiệm thực hành nhằm kiểm nghiệm lại dãy hoạt động hĩa học của kim loại. Như vậy, với quỹ thời gian cho phép theo chương trình là 2 tiết, giáo viên cĩ thể sử dụng để tổ chức cho học sinh hoạt động theo đúng tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB. Tuy nhiên, với việc tổ chức như vậy, hoạt động học tập và nghiên cứu tài liệu khoa học của học sinh khơng chỉ dừng lại ở 2 tiết trên lớp mà hoạt động này cịn tiếp diễn ở nhà, trong khoảng thời gian giữa các buổi học.
- Việc lựa chọn các chủ đề dạy học cần phải được tổ chức thành hệ thống từ thấp đến cao trong phạm vi một lớp cũng như cả cấp học. Đặc biệt là khi lựa chọn các chủ đề, giáo viên các mơn khoa học dạy cùng một lớp cần phải cĩ sự trao đổi, thống nhất với nhau để cĩ sự phối hợp khi cần thiết. Trước hết, việc trao đổi giữa các giáo viên bộ mơn sẽ tránh được sự chồng chéo hoặc gây quá tải đối với học sinh khi các em phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Hơn nữa, do cĩ cùng một tiêu chí là lựa chọn các chủ đề gần gũi với học sinh trong cuộc sống nên cần cĩ sự phối hợp giữa các giáo viên bộ mơn để cĩ thể cùng lựa chọn một số chủ đề mang tính tích hợp. Điều này vừa tiết kiệm được thời gian đồng thời nâng cao được hiệu quả dạy học về ứng dụng của kiến thức khoa học vào cuộc sống cho học sinh.
- Việc lựa chọn các chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB cần phải chú ý đến một điểm rất quan trọng của phương pháp này là học sinh phải tự đề xuất được các phương án thí nghiệm và tự lực tiến hành các thí nghiệm tìm tịi - nghiên cứu. Vì vậy, đối với các chủ đề cần tiến hành thí nghiệm thì các phương án thí nghiệm trong dạy học các chủ đề này phải là các phương án thí nghiệm đơn giản, với các dụng cụ gần gũi với học sinh, nhất là ưu tiên phát triển các thí nghiệm tự làm với các dụng cụ dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày.