Từ VCGLNT đến nghi tiết Nôm HTTGL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 66)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Từ VCGLNT đến nghi tiết Nôm HTTGL

Sách VCGL vốn là một phần trong Nghi lễ kinh truyện thông giải 仪 礼 经 传 通 解

do Chu Hi96 soạn năm 1176. Tuy nhiên bản thảo gia lễ này đã thất lạc sau đó không lâu. Sau khi Chu Hi qua đời, một bộ trước tác nhan đề “Gia lễ” ra đời gồm năm quyển thành phần (quyển một: “Thông lễ” 通 礼; quyển hai: “Quan lễ ” 冠 礼; quyển ba: “Hôn lễ” 昏 礼; quyển bốn: “Tang lễ” 丧 礼; quyển năm: “Tế lễ” 祭 礼, và một quyển “Phụ lục” 附录

). Gia lễ được soạn trên cơ sở Thư nghi書 儀 của Tư Mã Quang 司 馬 光, tổng hợp cổ lễ và trước tác chư gia thời Lưỡng Tống, được nhà Nguyên sử dụng làm tài liệu kiểu mẫu khi lượng định lễ chế. Đến thời Minh, Gia lễ của Chu Tử được truyền bá toàn quốc, chính

96 Chu Hi 朱熹 (1130 – 1200) tự Nguyên Hối 元晦, Trọng Hối 仲晦, Hối Ông 晦翁, hiệu Hối Am 晦庵, đời sau vẫn gọi là Tử Dương tiên sinh 紫陽 先 生, Chu Văn Công 朱 文公, Chu Phu Tử 朱夫 子, người Vụ Nguyên, Huy Châu (nay thuộc huyện Vụ Nguyên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), ngụ cư ở Khảo Đình, Kiến Dương (nay là tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc) là một nhà triết học, nhà giáo dục thời Nam Tống, đỗ tiến sĩ năm Cao Tông thứ 18 (1148), làm quan cho nhà Tống, soạn nhiều trước tác mang tính học thuật được nhiều nhà nghiên cứu sau này coi trọng (Các công trình nghiên cứu về Chu Hi và trước tác của ông được thống kê khá đầy đủ trong Chu Tử nghiên cứu thư mục tân biên 1900 - 2002 của Ngô Triển Lương (吳展良《朱子研究書目新編 1900-2002》, 臺灣大學出 版中心, 2005 年).

62

thức có đầy đủ công năng của một bộ lễ điển cấp quốc gia. Gia lễ được sử dụng như một bộ kinh điển và được nhiều tác gia lịch đại bổ chú: Gia lễ phụ chú 家礼 附注 của Dương Phục 杨 复; Gia lễ tăng chú 家 礼 增 注 của Lưu Đàn Tôn 刘 垓 孙 (đời Tống),

VCGLNT 文 公 家 禮儀 節 của Khâu Tuấn 丘 濬 biên tập, VCGLNT 文 公 家 禮儀 節 do Dương Thận 楊 慎 biên tập, VCGL chính hành 文 公 家 禮 正 衡 (đời Minh), Thù thế cẩm nang chính gia lễ đại thành 酬 世 錦 囊 正 家 禮 大成 của Lã Tử Chấn 呂 子 振,

Gia lễ hội thông 家 禮 會 通 của Trương Nhữ Thành 張汝 誠 (đời Thanh)... Ngoài ra, còn một số bản tuyển tập như Toản đồ tập chú VCGL 纂 图 集 注 文 公 家 礼 (đời Nguyên), Văn Công tiên sinh gia lễ 文 公 先 生 家 礼 (đời Minh). Thời Minh, Gia lễ

được nhập vào bộ Tính lí đại toàn性理 大全, ban bố toàn quốc cùng Lục kinh tứ thư tập chú六经 四书 集注.

VCGL được chính thức truyền bá sang Việt Nam từ năm 1491 cùng bộ Tính lí đại toàn và được người Việt mà trước nhất đó là đội ngũ trí thức Nho học tiếp nhận một cách tích cực.Đến thời Nguyễn, VCGL được triều đình phong kiến lấy làm chuẩn tắc áp dụng với cả nghi lễ cung đình. Trong dân gian, VCGL được các vùng địa phương áp dụng khi cử hành hôn, tang, được các gia tộc áp dụng trong tế tự, trong thờ tự, trong kiến trúc từ đường.

VCGL được nhiều tác gia lịch đại chú giải với một lượng tư liệu không nhỏ. Ngoài lưu hành cùng Tính lí đại toàn, VCGL còn được truyền bá thông qua tư liệu chú giải, biên tập. Qua việc khảo tư liệu gia lễ Việt Nam lịch đại cho biết, Việt Nam trong lịch sử đã từng lưu hành những tư liệu gia lễ sau: Gia lễ phụ chú 家礼附注 của Dương Phục 杨复; Gia lễ tăng chú 家 礼增注 của Lưu Đàn Tôn 刘垓孙 (đời Tống), VCGLNT 文公家禮儀 節Khâu Tuấn 丘濬

biên tập, VCGLNT 文公家禮儀 節 Dương Thận 楊 慎 biên tập, VCGL chính hành 文公家 禮正衡 (đời Minh). VCGL và những tư liệu bổ chú là cơ sở chính hình thành tư liệu gia lễ Việt Nam. Nói như thế không có nghĩa là tư liệu gia lễ Việt Nam tổng hòa tất cả những tư liệu nói trên mà thực chất chủ yếu dựa trên cơ sở của một bản VCGL, không nhất thiết phải là bản Tính lí đại toàn. Nhận định đó được đề xuất dựa trên cơ sở so sánh lần lượt 3 bản in trong hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam với một số tư liệu VCGL (VCGL Tính lí đại toàn, VCGL do Dương Phục, Lưu Đàn Tôn tập chú (không trọn vẹn, chỉ có quyển 3 và 4), VCGLNT của Khâu Tuấn,

VCGLNT của Dương Thận), kết quả như sau:

Về cơ bản, hầu hết sách gia lễ ở Việt Nam và Trung Quốc đều lấy cơ sở từ chính bản VCGL

chỉ khác ở sự châm chước của cá nhân tác giả. Mặc dù bản VCGL trong Tính lí đại toàn có tính quyền uy nhất, nhưng nghi tiết trong GLTK - tác phẩm được coi là tư liệu gia lễ Việt Nam sớm nhất tính đến thời điểm hiện tạilà kết quả châm chước, tổn ích từ VCGLNT của Khâu Tuấn theo xu hướng giản lược nghi tiết (đương nhiên sẽ kéo theo giản lược về thời gian thực hiện nghi tiết) để phù hợp hơn với xã hội Việt Nam đồng đại.

63

Cũng như GLTK, chỉ khác là nghi tiết trong HTTGL là kết quả diễn Nôm, châm chước, cải biến, bổ sung ý kiến cá nhân trên cơ sở VCGLNT của Khâu Tuấn. Ở HTTGL,

cuộc đối thoại giữa Hồ Sĩ Dương và Khâu Tuấn chủ yếu hơn cuộc đối thoại giữa Hồ Sĩ Dương và Chu Tử, cũng có thể nói Khâu Tuấn là người truyền tiếp trong cuộc đối thoại giữa Hồ Sĩ Dương và Chu Tử.

VCGLNT là tư liệu khá phổ biến trong hệ thống tài liệu tham khảo của các tư liệu gia lễ Việt Nam. Trong Hồ Thương thư gia lễ, quyển 2 Gia lễ vấn đáp ghi lại cuộc đối thoại giữa một người khách và Hồ Sĩ Dương về nhiều vấn đề, một vấn đề trong đó đề cập đến tư liệu gia lễ đang được phổ dụng đương thời. Người đặt vấn đề không nhắc đến tác giả của những tư liệu đó là Khâu Tuấn hay của ai khác mà chỉ gọi chung là “hậu Nho”, nhưng thông qua lời trình bày có thể nhận thấy, người đặt vấn đề đang nói đến VCGLNT. Gia lễ vấn đáp,

trang 17b viết: “Hỏi rằng: Nghi tiết “đề chủ” chính là bản ý chế lễ của Văn Công, một số chi tiết sai khác là do hậu Nho bổ sung, trong nghi tiết chỉ thấy nói một chiếc “trác tử” [một chiếc bàn], không thấy ghi “hương án”, như vậy “phần hương” [đốt hương] ở đâu. Chỉ thấy chủ nhân đứng độc lập mà không có nghi tiết “tự lập”, như vậy người trong họ đứng ở đâu. Huống gì, khi đọc chúc, từ chủ nhân trở xuống đều phải quỳ, không có “tự lập” mà lại có “giai quỵ” là sao, người trong họ quỳ ở đâu? Đọc chúc xong, không thấy có “phủ phục” mà duy chỉ thấy “hưng”, như vậy là mang ý nghĩa gì. Đồng thời, chủ nhân không xuất nhập thăng giáng mà lại “phục vị”, như vậy “phục vị” về vị trí nào?97

Trong tác phẩm, Hồ Sĩ Dương chỉ nhắc đến Đại Minh tập lễ, Gia lễ chính hành của Thân Các Lão, không nhắc đến VCGLNT của Khâu Tuấn. Khảo tư liệu gia lễ từ thời Lê đến Nguyễn, mỗi khi nói đến nghi tiết, nhà Nho Việt Nam người thì nhắc đến nghi tiết của Dương Thận (Đỗ Huy Uyển trong VCGL tồn chân), người thì nhắc đến Khâu tiên sinh (Nghi Trai cư sĩ trong Tang lễ tập yếu, Bùi Tú Lĩnh trong Tứ lễ lược tập). Nhiều học giả Trung Quốc khẳng định VCGL nghi tiết Dương Thận biên tập thực chất được sao chép từ

VCGLNT của Khâu Tuấn: “Bản cũ đề là Dương Thận đời Minh soạn. Dương Thận có soạn

Đàn cung tùng huấn. Đầu sách [Biệt bản gia lễ nghi tiết] có lời tựa của Thận, ngôn từ cực bỉ lậu, nội dung sách này vốn của Khâu Tuấn” [Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu, Kinh bộ” quyển 25, mục sách Biệt bản gia lễ nghi tiết]. So sánh bản VCGLNT của Dương Thận98 với

97

Nguyên văn nghi tiết Đề chủ trong VCGLNT: “ (chủ nhân hướng trác tử tiền lập) quán tẩy (chúc dữ đề chủ giả câu tẩy); xuất chủ (chúc khai tương xuất mộc chủ ngọa trí trác tử thượng, đề chủ giả quán thủ tất, hướng hữu lập); đề chủ (tiên đề hãm trung, thứ đề phấn diện, đề tất); chúc phụng thần chủ trí linh tọa (trí tất); thu hồn bạch (nãi tàng hồn bạch ư tưởng trung trí chủ hậu); chúc phần hương; châm tửu; quỵ (chủ nhân dĩ hạ giai quỵ); độc chúc (chúc độc tất hoài chi bất phần); hưng; phục vị; cúc cung bái; hưng; bái; hưng; bái; hưng; bái; hưng; bình thân”

98

Dương Thận (1488 – 1559) tự Dụng Tu, hiệu Thăng Am, biệt hiệu Bác Nam tiên nhân, thụy Văn Hiến, người Tân Đô, Tứ Xuyên ( nay thuộc khu Tân Đô, thành phố Thành Đô), đỗ Trạng nguyên khoảng năm Chính Đức, làm quan đến Hàn lâm viện Tu soạn.

64

VCGLNT của Khâu Tuấn99 có thể góp phần xác nhận một nhận định vốn đã được học giả Trung Quốc khẳng định. Kiểm chứng độ giống nhau giữa VCGLNT Khâu Tuấn và

VCGLNT Dương Thận là việc không khó, nhưng nhà Nho Việt Nam không ai đề cập. Như vậy, VCGLNT của Khâu Tuấn được truyền bá sang Việt Nam dưới hai dạng văn bản độc lập mặc dù về nội dung chúng là một: một bản của Khâu Tuấn, một bản của Dương Thận, trong đó bản Dương Thận là hệ bản của bản Khâu Tuấn.

Gia lễ vấn đáp, mục vấn đáp số 30, trang 11b có đoạn: “Ai điếu chi lễ nghi xuất ư Đại Minh tập lễ, Dương Thăng Am thái nhi bổ nhập” được Hồ Sĩ Dương trích dẫn đại ý từ

VCGLNT, mục “Thành phục”100, đoạn chú thích nghi tiết tương điếu. Nói rằng “Dương Thăng Am thái nhi bổ nhập” đồng nhất với việc khẳng định bản VCGLNT mà Hồ Sĩ Dương tiếp cận là bản của Dương Thận (Dương Thăng Am) không phải bản Khâu Tuấn. Thời Nguyễn, Đỗ Huy Uyển trong VCGL tồn chân cũng cho biết ông tiếp cận gia lễ thông qua bản của Dương Thận101: “VCGL vốn có chính bản, đối với tang tế giản dị và dễ thi hành, từ ngữ không không phải bàn cãi. Dương Thăng Am, Thân Các Lão đời Minh lại bổ sung thuyên thích, diễn giải nghi tiết tràn lan, thực vẽ rắn thêm chân”. Theo đó, một số nhà Nho Việt Nam ít nhất có Hồ Sĩ Dương và Đỗ Huy Uyển tiếp cận VCGLNT của Khâu Tuấn thông qua bản VCGLNT của Dương Thận, do đó họ có chung nhận định nghi tiết mình tiếp cận là của Dương Thận. Bản Dương Thận tuy là hệ bản của bản Khâu Tuấn, có thể được truyền bá sang Việt Nam trước bản Khâu Tuấn, hoặc có thể được truyền bá đồng thời, thậm chí muộn hơn bản của Khâu Tuấn, nhưng có lẽ bản Dương Thận được phổ dụng hơn.

So sánh minh họa

Nghi tiết: “Cáo Hậu thổ

HTTGL, nghi tiết “Cáo hậu thổVCGLNT của Khâu Tuấn, tờ 20, quyển 5, mục “Tang táng

Cáo giả cùng hai người chấp sự nghe xướng: “tựu vị”,

cáo giả vào đứng trƣớc, hai ngƣời chấp sự đứng sau. Xướng: “cúc cung bái”, đều hai lạy;

“bình thân”.

Xướng: “quán tẩy”, cáo giả cùng chấp sự ra rửa tay. Xướng: “nghệ hương án tiền”, cáo giả vào trước hương án.

Xướng: “quỵ”, cáo giả quỳ.

Tựu vị (Cáo giả lập bắc hƣớng chấp sự giả nhị nhân tại kì hậu)

Cúc cung bái;

hưng, bái; hưng; bình thân; (cáo giả dữ chấp sự giả giai bái);

quán tẩy (cáo giả dữ chấp sự giả câu tẩy)

nghệ hương án tiền; quỵ; thượng

99 Khâu Tuấn (1421 – 1459) tự Trọng Thâm hiệu Thâm Am, Ngọc Phong, Quỳnh Sơn, biệt hiệu Hải Sơn lão nhân, người thôn Hạ Điền, Thành Trấn phủ Quỳnh Sơn (nay là thôn Kim Hoa), đỗ Tiến sĩ năm 1454, làm quan đến Thượng thư Bộ hộ, Võ anh điện Đại học sĩ, viết lời tự sách VCGLNT năm Giáp Ngọ niên hiệu Thành Hóa (1474)

100VCGLNT của Dương Thận, mục “Thành phục”, đoạn chú thích nghi tiết tương điếu: “Án khốc điếu nghi xuất Đại Minh tập lễ, kim thái bổ nhập

101 Đỗ Huy Uyển trong VCGL tồn chân gọi VCGL Dương Thận biên tập là “Dương bản”, và nghi tiết trong đó là “Dương nghi tiết”)

65 Xướng: “thượng hương”, chấp sự đốt hương.

Xướng: “châm tửu”, chấp sự một ngƣời cầm hũ rƣợu quỳ bên tây cáo giả, một ngƣời cầm chén quỳ bên đông cáo giả rót rƣợu ra chén.

Xướng: “loại tửu”, cáo giả cầm chén rƣợu nghiêng xuống dƣới đất.

Xướng: “hiến tửu”, lại rót rƣợu ở nơi thần vị tiền. Xướng: “phủ phục”; “hưng”, cáo giả đứng lui xuống một ít.

Xướng: “độc chúc”, chúc quỳ bên tả cáo giả mà đọc. Xướng: “phục vị”, cáo giả trở lại vị cũ.

Xướng: “cúc cung bái”, lạy hai lạy, “hưng”; “bình thân”. Xướng: “phần chúc”.

Xướng: “lễ tất”.

hương; châm tửu (chấp sự giả nhất nhân chấp trản đông hƣớng, quỵ cáo giả thủ chú châm tửu vu trản tất phản chú)

loại tửu (khoảnh tửu vu địa); hiến tửu (phục châm tửu trí thần vị tiền);

phủ phục; hưng (thiểu thoái lập); độc chúc (chúc chấp bản quỵ vu cáo giả chi tả nhi độc chi);

phục vị;

cúc cung bái; hưng; bái; hưng; bình thân;

lễ tất

Không chỉ Nôm hóa hay thực chất là sự thuyết minh nghi tiết từ VCGLNT bằng văn tự Nôm, các hạng mục nghi lễ trong HTTGL cũng là kết quả chọn lọc từ sách này. Một số hạng mục nghi lễ trong HTTGL vốn là những tiểu tiết trong một hạng mục nghi lễ

VCGLNT, nói cách khác một số tiểu mục của VCGLNT đã được Hồ Sĩ Dương nâng cấp thành những hạng mục nghi lễ. Điều đó cho thấy lời thuyết minh của Hồ Sĩ Dương về một hạng mục nghi lễ mang tính cá nhân khá rõ nét, không hoàn toàn là sự Nôm hóa rập khuôn từ VCGLNT.

So sánh minh họa lời thuyết minh Nôm của Hồ Sĩ Dƣơng với VCGLNT:

Mục: “Tật bệnh thiên cư chính tẩm

HTTGL VCGLNT

Tật bệnh thiên cƣ chính tẩm

Hễ cha mẹ tật bệnh đã hầu chẳng được, di người đến nhà chính tẩm, để người gian giữa, đầu về đông cho người chịu lấy sinh khí.

Giới nội ngoại an tĩnh

Hễ đã di người nằm đấy thì răn trong ngoài chớ cho khóc lóc dức lác. Nếu dức lác thì người chẳng yên. Bảo con cái ngồi đấy xem chân tay người.

Thƣ di ngôn

Hỏi người có bói lời gì chăng, thì bút giấy viết như lời người bói, chớ sai một lời, để họ hàng được cứ ở cho hòa thuận.

Gia tân y, khử cựu y

Hễ áo lâu ngày thì bỏ đi, mà lấy áo mới mặc cho người, con cháu ngồi cầm chân tay cho người.

Trí miên vu tị

Lấy mỗi bông gạo đặt vào hai lỗ mũi người, xem cho biết khi người tắt hơi

Phế sàng tẩm địa

Khiến người giải chiếu xuống đất, con cháu phò người

Tật bệnh thiên cƣ chính tẩm

[…]

Kí tuyệt nãi khốc

Nghi tiết: (Nhược bệnh thế độ bất khả khởi. tắc tiên thiết sàng vu chính tẩm trung […]); Thiên cƣ chính tẩm (tử đệ cộng phù bệnh giả xuất cư sàng thượng đông thủ. Đông thủ giả thụ sinh khí dã);

Giới nội ngoại (kí thiên tắc giới nội ngoại an tĩnh, vô đắc huyên hoa kinh nhiễu, nhưng lệnh nhân tọa kì bàng, thị thủ túc […]); Thƣ di ngôn (vấn bệnh giả hữu hà ngôn, hữu tắc thư vu chỉ, vô tắc phủ […]); Gia tân y (triệt khử cựu y, gia tân y […]); Chúc khoáng (trí tân miên vu khẩu tị chi gian dĩ sĩ khí tuyệt, miên bất động tắc thị khí tuyệt); Phế sàng tẩm

66

xuống chiếu ấy. Thuở sinh ở đất đến lâm mệnh lại xuống dưới đất ngọ họa tìm phục sinh lại chăng. Đời xưa đã có người sống lại.

Tiết xỉ.

Đan một cái tre bằng chiếc đũa cả, phỏng dài hai tấc, đặt ngang vào hàm răng người cho hở để đến khi phạn hàm rồi sẽ bỏ cái tre ấy đi.

địa […]; Tiết xỉ (dĩ nhất trợ hoành khẩu trung tiết xỉ sử bất hợp khả dĩ hàm)

Ngoài thuyết minh Nôm có chọn lọc nghi tiết từ VCGLNT, chúc văn102 trong GLTK, HTTGL cũng được kế thừa có chọn lọc từ nhiều bản gia lễ Trung Quốc. Ngoài một số chúc văn, cáo văn tế thần vốn có trong chính bản VCGL, còn lại đều được Hồ Sĩ Dương châm chước trên cơ sở chúc văn Gia lễ chính hành, hoặc do Hồ Sĩ Dương soạn. Chúc văn “Cáo nhập quan” và “Thành phục” có nguồn gốc từ Gia lễ chính hành, nhưng Hồ Sĩ Dương không ghi rõ nguồn gốc103

.

Gia lễ chính hành do Chu Ứng Kì (1586 – 1664) soạn, được Thân Thời Hành (tức Thân Các Lão (1535 – 1614)) hiệu chính, sau đó được Bành Tân hiệu đính và trùng khắc năm 1599 với nhan đề Trùng khắc Thân Các Lão hiệu chính Chu VCGL chính hành. Tuy nhiên bản Gia lễ chính hành được nhà Nho Việt Nam tiếp cận là bản Thân Các Lão hiệu chính. Điều này, Đỗ Huy Uyển đã khẳng định trong VCGL tồn chân: “Xét chính bản [VCGL] từ khi mới tang đến hạ huyệt không dùng chúc văn, vì không dám cho rằng người nhà đã qua đời […] Nay thế tục bị mê hoặc bởi Thân bản [Gia lễ chính hành của Thân Các Lão] mà từ thành phục đến thiết linh tọa, mọi nghi tiết đều có chúc văn” (trích VCGL tồn chân, “Gia lễ khảo chính”, mục “Chúc văn”).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 66)