Khảo nhan đề tác phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 75)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1.Khảo nhan đề tác phẩm

GLTK được nhắc đến trong HTTGL, Vũ trung tùy bút, TMGL: HTTGL ghi là “Tiệp kính”; Vũ trung tùy bút ghi là “Gia lễ tiệp kính”; TMGL ghi là “Tiệp kính gia lễ”. Sách gia lễ của Ngô Sĩ Bình hiện diện ít nhất bốn lần trong TMGL (ở những trang 9a, 17b, 18a, 55b) với nhan đề được Hồ Gia Tân xác nhận là “Tiệp kính gia lễ”. Kho sách VNCHN không lưu tác phẩm nhan đề nêu trên.

Văn bản AB.572 nhan đề “Gia lễ”, khắc in năm 1707, tờ đầu tiên không cho biết nhan đề, chỉ ghi: “Vĩnh Thịnh tam niên cốc nhật” 永 盛 三 年 穀 日. Cuối văn bản (trang 74b) viết: “Gia lễ chung” 家 禮 終, có lẽ đó là cơ sở để người biên soạn sách Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu “tạm” đặt nhan đề “Gia lễ” cho văn bản. Trong số tư liệu gia lễ lưu tại VNCHN có ít nhất hai văn bản khuyết nhan đề cũng được “tạm” đặt tên theo cách tương tự: Lê Quý Đôn gia lễ 黎貴 惇家 禮, Tế tổ nghi tiết 祭 祖儀 節104.

Văn bản AB.572, trang 70a lại ghi: “Gia lễ tang tế tiệp kính quyển chung” 家 禮 喪 祭 捷 徑 卷 終, thông tin này cho biết AB.572 chính là tác phẩm được nhắc đến trong

HTTGL, Vũ trung tùy bút, TMGL.

Đề xuất ý kiến về ý nghĩa nhan đề “GLTK

(1) Trường hợp thứ nhất: “tiệp kính” là tên tự (hiệu) tác giả. Tuy nhiên, nếu “Tiệp kính” là tên hiệu thì có lẽ tác giả sẽ đặt nhan đề theo cấu trúc [(tên tự, tên hiệu) + gia lễ], như TMGL, Thanh Thận gia lễ... và cuối tác phẩm sẽ ghi là “Tiệp Kính gia lễ tang tế quyển chung” mà không viết “Gia lễ tang tế tiệp kính quyển chung”. TMGL ghi là “Tiệp kính gia lễ”, điều này cũng dễ giải thích khi một số tác phẩm khác xuất hiện trong TMGL

cũng bị đảo ngược nhan đề theo kiểu tương tự như Gia lễ vấn đáp thành Vấn đáp gia lễ,

Gia lễ quốc ngữ thành Quốc ngữ gia lễ.

104 Kí hiệu VHb.147: văn bản ghi chép nhiều phần: “Tế tổ nghi tiết” (nghi tiết tế tổ); “Hoàng tộc tiên tổ phần mộ húy hiệu kị nhật” 黃 族 先 祖 墳 墓 諱 號 忌 日 (ngày giỗ, tến húy, tên hiệu, phần mộ tiên tổ họ Hoàng); “Bố Nha xã thành hoàng duệ hiệu” 布 衙 社 城 皇 睿 號 (duệ hiệu thành hoàng xã Bố Nha, ghi chép nhiều sắc phong thời Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân); và một số bài văn tế: “Bát âm phường tế văn” 八 音 坊 祭 文, “Thừa trọng tế tổ mẫu văn” 承 重 祭 祖 母 文, “Hạ tượng trang hoàng văn” 下 像 妝 煌 文… Thực chất “Tế tổ nghi tiết” là một đề mục trong văn bản VHb.147

71

(2) Trường hợp thứ hai: “tiệp kính” chỉ mang ý nghĩa từ vựng: “con đường tắt”. “Tiệp kính” 捷 径 cũng viết là捷逕 có hàm nghĩa: (1) con đường gần, thuận tiện; (2) ý chỉ việc không tuân theo khuôn mẫu chính thống để tiện làm một việc nào đó; (3) chỉ phương pháp, cách thức để nhanh chóng hoàn thành việc nào đó. “Gia lễ tang tế tiệp kính” được hiểu là “con đường tắt (hay sự giản lược) [trong thực hành] tang tế trong gia lễ”, “GLTK” là “gia lễ giản lược”. Hiểu nhan đề theo hướng này cũng phù hợp với nội dung tác phẩm.

Thực tế các tác phẩm gia lễ Việt Nam cho thấy, nếu trong nhan đề có tên hiệu tác giả thì nhan đề đặt theo cấu trúc X gia lễ (X là tên hiệu tác giả), trong trường hợp nhan đề mang ý nghĩa từ vựng thì được đặt cấu trúc Gia lễ X như Gia lễ vấn đáp, Gia lễ quốc ngữ, Gia lễ tồn chân… như vậy, “tiệp kính” không phải tên hiệu tác giả mà mang ý nghĩa “giản lược” và nhan đề tác phẩm là GLTK, thường được gọi tắt là Tiệp kính được hiểu là “gia lễ giản lược” hay “giản lược trong gia lễ”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 75)