Từ phục chế Nôm GLTK, nghi tiết Nôm HTTGL đến phục chế, nghi tiết Nôm TMGL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 72)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Từ phục chế Nôm GLTK, nghi tiết Nôm HTTGL đến phục chế, nghi tiết Nôm TMGL

Nôm TMGL

Thế kỉ XVII, GLTK của Ngô Sĩ Bình Nôm hóa tư liệu phục chế theo kết cấu phục tự trên cơ sở diễn giải sơ đồ ngũ phục. Sau khi GLTK ra đời và khắc in, Hồ Sĩ Dương phát hiện và khắc phục hạn chế của sách này bằng cách san định, Nôm hóa nghi tiết gia lễ (mảng hạn chế, hay mảng chưa được Nôm hóa trong GLTK) tập hợp trong HTTGL (vốn nhan đề là Gia lễ quốc ngữ vấn đáp). Năm 1707, GLTK được khắc in và phổ dụng đến khi

HTTGL được Chu Bá Đang khắc in vào năm 1739. Trên cơ sở kế thừa GLTK, HTTGL, Hồ Gia Tân Nôm hóa triệt để hai mảng tư liệu nghi tiết và phục chế, tập hợp thành một quyển, nhan đề TMGL. Tuy nhiên HTTGL vẫn được phổ dụng, trùng san năm 1767. Nắm bắt nhu

68

cầu xã hội, (khoảng trước năm 1784) Hồ Gia Tân chủ động cho khắc in TMGL lưu hành trên thị trường sách. Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu đầu thế kỉ XX, sách này được phổ dụng với nhiều lần khắc in. Đại Nam thư mục, mục “HTTGL” số 279 cũng nhận định: “HTTGL

do Hồ Sĩ Dương soạn, TMGL lược dụng gia lễ này, tức trước tác của Hồ Gia Tân ở Hải Dương” (“HTTGL Hồ Sĩ Dương trước, Thọ Mai nãi lược dụng thử Gia lễ tức Hải Dương Hồ Gia Tân đích trước” 胡尚書家禮胡士揚著壽梅略用此家禮即海陽胡嘉賓的著).

Ngoài ra, thôi phục chế pháp (cách thức chế tang phục) cũng được Nôm hóa trong

GLTK TMGL. So với GLTK, HTTGL, đối tượng Nôm hóa trong TMGL hoàn thiện hơn. Việc TMGL “tái Nôm hóa” nghi tiết và phục chế không thừa khi đây là cuốn cẩm nang đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực hiện nghi lễ trong tầng lớp bình dân. Đó là một trong những ưu điểm khiến TMGL phổ dụng.

Như vậy, từ TMGL, chúng ta có thể quan sát toàn bộ diện mạo tư liệu gia lễ Nôm hóa. Tác phẩm xứng đáng là tư liệu đại diện quá trình sự Nôm hóa tư liệu gia lễ ở Việt Nam. Xin xem sơ đồ biểu thị quá trình Nôm hóa tư liệu gia lễ từ chưa triệt để đến triệt để:

Sơ đồ biểu thị quá trình Nôm hóa tư liệu gia lễ

TIỂU KẾT

Trải qua thời gian dài giao lưu văn hóa, trước khi VCGL truyền bá sang Việt Nam năm 1419, gia lễ Việt Nam hẹp hơn chút nữa là tục tang lễ Việt Nam ảnh hưởng bởi Trung Quốc một cách sâu sắc. Tư liệu gia lễ Việt Nam được manh nha hình thành trong thực tế

69

đó. Khi tư liệu điển chương nhà Minh và một số tư liệu chú giải biên tập VCGL truyền bá sang Việt Nam vào thế kỉ XVI cũng là lúc gia lễ Việt Nam biến thiên khá rõ nét so với gia lễ Trung Quốc theo xu hướng “tòng nghi”, nghĩa là giảm bớt nghi tiết cổ lễ không phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam. Bước sang thế kỉ XVII – XVIII, xã hội xuất hiện nhiều hiện tượng văn hóa tiêu cực, lễ học bất minh, gia lễ Việt Nam có nhiều biến động đan xen nhiều sắc thái: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Văn hóa dân gian. Đây là thời kì nhà Nho Việt Nam có điều kiện tiếp cận với nhiều từ liệu gia lễ, điển chương Trung Quốc. Điều kiện đó thúc đẩy ra đời tác phẩm cải biến gia lễ Trung Quốc trên nhiều phương diện: văn tự (từ Hán sang Nôm), nội dung, kết cấu… Từ GLTK, HTTGL đến TMGL là quá trình Nôm hóa gia lễ hoàn bị, thể hiện rõ nét khả năng tiếp cận, năng lực tiếp biến gia lễ Trung Quốc của nhà Nho Việt Nam. Đây là giai đoạn mà tính dân tộc thể hiện khá rõ nét thông qua tư liệu gia lễ. Đến thời Nguyễn, một số tân tư liệu gia lễ viết bằng chữ Hán ra đời nhưng xã hội vẫn tiếp nhận khá tích cực TMGL - một tác phẩm gia lễ giản dị gần với đời sống sĩ thứ, điều đó đã cho thấy sức sống bền lâu của tư liệu gia lễ Nôm.

Nhìn từ tư liệu có thể nhận thấy gia lễ Việt Nam được kiến tạo bởi tư duy người Việt trên nền tảng và một số chất liệu gia lễ Trung Quốc. GLTK, HTTGL, TMGL có đặc trưng riêng về kết cấu, nội dung là bước chuyển hoàn chỉnh từ tư liệu gia lễ Trung Quốc sang tư liệu gia lễ Việt Nam. Kể từ đó, gia lễ Việt Nam phát triển rộng thêm về phương diện tư liệu. Chính vì thế việc nghiên cứu ba tác phẩm mà trước nhất là nghiên cứu văn bản đóng vai trò quan trọng khi tiếp cận gia lễ Việt Nam.

70

Chƣơng 3:

VĂN BẢN GIA LỄ KHẮC IN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN BẢN HỌC 3.1. Văn bản GLTK (độc bản)

3.1.1. Khảo nhan đề tác phẩm

GLTK được nhắc đến trong HTTGL, Vũ trung tùy bút, TMGL: HTTGL ghi là “Tiệp kính”; Vũ trung tùy bút ghi là “Gia lễ tiệp kính”; TMGL ghi là “Tiệp kính gia lễ”. Sách gia lễ của Ngô Sĩ Bình hiện diện ít nhất bốn lần trong TMGL (ở những trang 9a, 17b, 18a, 55b) với nhan đề được Hồ Gia Tân xác nhận là “Tiệp kính gia lễ”. Kho sách VNCHN không lưu tác phẩm nhan đề nêu trên.

Văn bản AB.572 nhan đề “Gia lễ”, khắc in năm 1707, tờ đầu tiên không cho biết nhan đề, chỉ ghi: “Vĩnh Thịnh tam niên cốc nhật” 永 盛 三 年 穀 日. Cuối văn bản (trang 74b) viết: “Gia lễ chung” 家 禮 終, có lẽ đó là cơ sở để người biên soạn sách Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu “tạm” đặt nhan đề “Gia lễ” cho văn bản. Trong số tư liệu gia lễ lưu tại VNCHN có ít nhất hai văn bản khuyết nhan đề cũng được “tạm” đặt tên theo cách tương tự: Lê Quý Đôn gia lễ 黎貴 惇家 禮, Tế tổ nghi tiết 祭 祖儀 節104.

Văn bản AB.572, trang 70a lại ghi: “Gia lễ tang tế tiệp kính quyển chung” 家 禮 喪 祭 捷 徑 卷 終, thông tin này cho biết AB.572 chính là tác phẩm được nhắc đến trong

HTTGL, Vũ trung tùy bút, TMGL.

Đề xuất ý kiến về ý nghĩa nhan đề “GLTK

(1) Trường hợp thứ nhất: “tiệp kính” là tên tự (hiệu) tác giả. Tuy nhiên, nếu “Tiệp kính” là tên hiệu thì có lẽ tác giả sẽ đặt nhan đề theo cấu trúc [(tên tự, tên hiệu) + gia lễ], như TMGL, Thanh Thận gia lễ... và cuối tác phẩm sẽ ghi là “Tiệp Kính gia lễ tang tế quyển chung” mà không viết “Gia lễ tang tế tiệp kính quyển chung”. TMGL ghi là “Tiệp kính gia lễ”, điều này cũng dễ giải thích khi một số tác phẩm khác xuất hiện trong TMGL

cũng bị đảo ngược nhan đề theo kiểu tương tự như Gia lễ vấn đáp thành Vấn đáp gia lễ,

Gia lễ quốc ngữ thành Quốc ngữ gia lễ.

104 Kí hiệu VHb.147: văn bản ghi chép nhiều phần: “Tế tổ nghi tiết” (nghi tiết tế tổ); “Hoàng tộc tiên tổ phần mộ húy hiệu kị nhật” 黃 族 先 祖 墳 墓 諱 號 忌 日 (ngày giỗ, tến húy, tên hiệu, phần mộ tiên tổ họ Hoàng); “Bố Nha xã thành hoàng duệ hiệu” 布 衙 社 城 皇 睿 號 (duệ hiệu thành hoàng xã Bố Nha, ghi chép nhiều sắc phong thời Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân); và một số bài văn tế: “Bát âm phường tế văn” 八 音 坊 祭 文, “Thừa trọng tế tổ mẫu văn” 承 重 祭 祖 母 文, “Hạ tượng trang hoàng văn” 下 像 妝 煌 文… Thực chất “Tế tổ nghi tiết” là một đề mục trong văn bản VHb.147

71

(2) Trường hợp thứ hai: “tiệp kính” chỉ mang ý nghĩa từ vựng: “con đường tắt”. “Tiệp kính” 捷 径 cũng viết là捷逕 có hàm nghĩa: (1) con đường gần, thuận tiện; (2) ý chỉ việc không tuân theo khuôn mẫu chính thống để tiện làm một việc nào đó; (3) chỉ phương pháp, cách thức để nhanh chóng hoàn thành việc nào đó. “Gia lễ tang tế tiệp kính” được hiểu là “con đường tắt (hay sự giản lược) [trong thực hành] tang tế trong gia lễ”, “GLTK” là “gia lễ giản lược”. Hiểu nhan đề theo hướng này cũng phù hợp với nội dung tác phẩm.

Thực tế các tác phẩm gia lễ Việt Nam cho thấy, nếu trong nhan đề có tên hiệu tác giả thì nhan đề đặt theo cấu trúc X gia lễ (X là tên hiệu tác giả), trong trường hợp nhan đề mang ý nghĩa từ vựng thì được đặt cấu trúc Gia lễ X như Gia lễ vấn đáp, Gia lễ quốc ngữ, Gia lễ tồn chân… như vậy, “tiệp kính” không phải tên hiệu tác giả mà mang ý nghĩa “giản lược” và nhan đề tác phẩm là GLTK, thường được gọi tắt là Tiệp kính được hiểu là “gia lễ giản lược” hay “giản lược trong gia lễ”.

3.1.2. Diện mạo bản in năm 1707

Bản GLTK hiện lưu tại VNCHN là bản khắc in năm 1707. Trong HTTGL (ra đời khoảng năm 1676 – 1682), quyển hạ “Gia lễ vấn đáp, Hồ Sĩ Dương (1622 – 1682) có đề cập GLTK: “không chỉ truyền khẩu mà ở nước ta có sách Tiệp kính, do chưa nghiên cứu chỉ quy, theo lời vọng ngữ của dân gian […] cố ý phụ thêm ý riêng của mình, vội viết thành sách” (trích Gia lễ vấn đáp, trang 8b, nguyên văn: “bất thí tự kì khẩu xuất nhi quốc bản Tiệp Kính mạc cứu chỉ quy, tùy nhân vọng ngữ, […] vọng dĩ kỉ ý cảm thư vu thiên

不 啻 自 其 口出 而 國 本 捷 徑莫 究 指 歸 隨 人 妄語 [...] 妄 以 己 意 敢書 于 篇).

Theo đó, GLTK ra đời và được khắc in trước năm 1682, trùng san năm 1707, nghĩa là sách này được khắc in ít nhất hai lần trong lịch sử.

Tuy rằng chỉ còn độc bản, nhưng một số thành phần trong GLTK được một số tư liệu khác sao chép, như phần phục chế sách này được sao chép trong Ngũ phục đồ thuyết, sơ đồ “Căn sinh chi diệp đồ” được sao chép trong văn bản A.279.

Bản GLTK khắc in năm 1707 lưu tại kho thư tịch VNCHN kí hiệu AB.572, hiện còn 74 tờ, mỗi tờ hai mặt, hầu hết các tờ đều rách bản tâm, lề trên ghi số thứ tự bằng bút sắt từ tờ 1 đến 74 (sau đây phàm nói số thứ tự viết bằng bút sắt chúng tôi in đậm, ví dụ 60, 60a, 60b). Đầu văn bản khắc in bốn cột

(trình tự từ phải qua trái):

Cột 1: Lê triều Vĩnh Thịnh tam niên cốc nhật黎 朝 永盛

72

Cột 2: Tra tường các luật ngũ phục chế phục các đồ lập vi quốc ngữ từ 查 詳 各 律

五服 制服 各圖立 為國語 言辞

Cột 3: Ngũ phục chi chế nhất viết trảm thôi tam niên; nhị viết tư thôi tam niên, trượng cơ, bất trượng cơ; tam viết đại công cửu nguyệt; tứ viết tiểu công ngũ nguyệt; ngũ viết ti ma tam nguyệt 五服 之制 一曰 斬 衰三 年二 曰齊 衰三 年 杖 期 不杖 期三

曰大 功九 月四曰 小功五 月五 曰絲 麻三月

Cột 4: Phục hữu tứ chế, nhất viết chính phục, nhị viết gia phục, tam viết giáng phục; tứ viết nghĩa phục服 有四制 一曰正 服二 曰加服 三曰 降服四 曰義服

Về kết cấu, từ trang 1a đến 29b là phần phục chế, không bị gián đoạn, nhưng chưa hoàn chỉnh. Từ trang 30a trở đi là nghi tiết bắt đầu từ “Toại tiểu liệm”, là kết quả tổn ích trên cơ sở VCGLNT của Khâu Tuấn, Dương Thận. Nếu lấy VCGLNT của Khâu Tuấn là bản nền để so sánh, thì GLTK thiếu nghi tiết từ “Sơ chung” đến “Tiểu liệm”. Theo đó giữa tờ 29 và tờ 30 còn một số tờ khác, đương nhiên phần còn lại của phục chế và một số nghi tiết từ “Sơ chung” đến “Tiểu liệm” nằm trong đó.

Bản tâm tờ 16, 58 còn nguyên vẹn: Bản tâm tờ 16 viết (trình tự từ trên xuống dưới): “Chế phục, thập lục” 制 服 十 六 (phần Phục chế, tờ thứ 16); Bản tâm tờ 58 viết: “Lễ, tứ thập” 礼 四 十 (phần Lễ, tờ thứ 40). Theo đó, GLTK gồm 2 phần: tờ 16 tương ứng với tờ 16 thuộc “Chế phục” và tờ 58 tương ứng tờ 40 thuộc “Lễ”.

Xét từ góc độ nội dung có thể phỏng đoán, từ tờ 1 đến tờ 29 sẽ thuộc phần “Phục

chế”, lấy tờ 16 (tương ứng với tờ 16) làm chuẩn thì trang 1a tương ứng trang 1a, trang 29b tương ứng trang 29b. Từ tờ 30 đến tờ 74 thuộc phần “Lễ”, lấy tờ 58 (tương ứng với tờ 40) làm chuẩn thì trang 30a tương ứng trang 12a, trang 74b tương ứng trang 56b, thiếu 11 tờ

từ tờ 1 đến 11.

Đặt giả sử, số thứ tự tờ của bản in năm 1707 liền mạch từ đầu đến cuối sách, nếu lấy tờ 16 (tương ứng tờ 16) làm chuẩn, thì theo trình tự tờ 58 phải tương ứng tờ 58, không thể tương ứng tờ 40. Theo đó có thể khẳng định, số thứ tự ở bản tâm không liền mạch từ đầu đến cuối sách, nghĩa là GLTK bản in năm 1707 phải gồm hai quyển thành phần tương ứng với hai phần nói trên, trong đó thứ tự tờ quyển 2 bắt đầu từ 1.

Những phân tích trên cho thấy bản in GLTK năm 1707 gồm 2 quyển: Quyển 1: “Chế phục”, trên 29 tờ, bản AB.572 còn lại 29 tờ từ tờ 1 đến 29.

Quyển 2: “Lễ”, 56 tờ, bản AB.572 còn lại 45 tờ từ tờ 12 đến 56, thiếu 11 tờ từ tờ 1 đến 11 bao gồm nghi tiết lễ từ “Sơ chung” đến “Tiểu liệm”.

73

3.2. Văn bản HTTGL

3.2.1. Quá trình ra đời HTTGL: từ ý tƣởng đến bản khắc in 3.2.1.1. Ý tƣởng soạn sách

Theo Gia lễ vấn đáp, Hồ Sĩ Dương bắt đầu học lễ từ nhỏ, trước khi cha ông (Hồ Hoàng) mất năm Mậu Dần (1638), trong Gia lễ vấn đáp, câu vấn đáp số 30 trang 11a có viết: “Ngu tôi từ nhỏ đã tu chí học lễ, nhưng đối với nghi tiết “tương điếu” cũng sợ rằng khó thi hành. Năm Mậu Dần, gặp tang cha, tình thâm ai thích, nhân thế nghiên cứu, thô phác cũng [mô tả] được nghi tiết của lễ „tương điếu‟”.

Nhà Nho thường soạn gia lễ với mục đích báo hiếu cha mẹ. Một số nhà Nho Việt Nam như Hồ Sĩ Dương, Đỗ Huy Uyển, Nguyễn Chí Đình soạn sách gia lễ sau khi trong nhà có việc hiếu. Trong mục “Quốc ngữ giải”, Hồ Sĩ Dương nhấn mạnh mục đích “báo hiếu phụ mẫu” khi soạn sách gia lễ, đồng thời nhận định soạn sách lễ, đọc sách lễ, và cử hành tang lễ cha mẹ theo chuẩn mẫu là một phần của “báo hiếu”, đồng thời ông phê phán quan điểm “phụ mẫu tại bất khả quan lễ”: “Hễ kẻ làm con người dầu sang khó cũng phải xem lễ để mà báo hiếu phụ mẫu. Song lại có kẻ cớ rằng còn cha mẹ chẳng nên xem lễ. Ấy vậy ai những khi vội vàng lại thêm việc thương khó. Bấy giờ mới xem làm sao được tường, vậy nên lỗi lễ, thế gian cười rằng bất hiếu […] Khuyên người ta xem đấy mà báo hiếu”.

Theo đó, Hồ Sĩ Dương tu chí nghiên cứu lễ từ nhỏ, sau khi thân phụ ông qua đời vào năm Mậu Dần (1638), ông thô phác lại nghi tiết “tương điếu”. Phần thô phác đó được Hồ Sĩ Dương ghi chép ở vấn đề vấn đáp số 30 trang 11b. Điều đó cho thấy, ý tưởng soạn sách gia lễ của Hồ Sĩ Dương được hình thành từ những năm 1638, xuất phát từ việc muốn báo hiếu phụ mẫu, và HTTGL là thành quả của khoảng 40 năm nghiên cứu gia lễ của tác giả.

3.2.1.2. Hình thành sách

Tác động nội sinh: Quê hương Hồ Sĩ Dương – làng Quỳnh Đôi là làng văn hóa cổ, có truyền thống khoa cử, phong tục thuần hậu với nhiều khóa ước, khoán lệ cổ. Đối với văn hóa tang lễ, năm 1645, làng Quỳnh đã có khoán Phe gồm 22 điều quy định về việc giúp nhau trong việc tang tế, có hai tổ chức Phe Tiền, Phe Đông chuyên lo việc mai táng cho người quá cố [Lịch sử Đảng bộ xã Quỳnh Đôi, Nxb. Lao Động, 2005, tr.19]. Sống trong môi trường văn hóa như vậy, Hồ Sĩ Dương đã nghiên cứu lễ và có ý tưởng soạn sách lễ từ tuổi hàn vi. Sau này, vốn tri thức về lễ của ông khá lớn, trong “Quốc ngữ giải” ông cũng thừa nhận: “Mỗ nhân chưng phu sự ấy”. Trước khi hình thành sách, Hồ Sĩ Dương từng nghiên cứu nhiều tư liệu gia lễ, Chu Bá Đang nhận định: “Quan Hình bộ thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ Duệ quận công Hồ Sĩ Dương nước ta đã giữ gìn chế độ, đọc lễ nghi, tiếp đó

74

đọc qua nhiều sách, chọn dùng nghi tiết trong VCGL”. Dựa vào nội dung HTTGL, chúng ta có thể thấy trong khoảng thời gian 40 năm nghiên cứu lễ, Hồ Sĩ Dương đã đọc ít nhất những tư liệu sau: 1. Sách kinh điển Nho gia về Lễ; 2. VCGLNT của Dương Thận; 3.

VCGL chính hành của Thân Thời Hành; 5. Đại Minh hội điển; 6. Đại Minh tập lễ; 7. Gia lễ vấn đáp của Vương Thế Trinh (Trung Quốc); 8. GLTK của Ngô Sĩ Bình (Việt Nam).

Tác động ngoại sinh:

Năm 1419, sách Gia lễ được truyền bá sang Việt Nam thông qua Tính lí đại toàn và nhiều tư liệu tuyển tập, tập chú. Đây là thời kìthực tế nghi lễ có phần xa rời cổ lễ, mức độ xa rời tỷ lệ thuận với thời gian, thực trạng tư liệu gia lễ phức tạp, trong xã hội lưu hành nhiều tư liệu không thống nhất, đồng thời nghi tiết nội tại mỗi tư liệu xa rời thực tế và đời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)