Nhóm tác gia Gia lễ thế kỉ XVII – XVIII

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 48)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Nhóm tác gia Gia lễ thế kỉ XVII – XVIII

2.2.1. Ngô Sĩ Bình

Về tác giả GLTK, Hồ Gia Tân trong TMGL, cuối trang 17b viết: “Bản triều Vĩnh Thịnh tam niên, Đông Ngàn huyện, Tam Sơn xã Ngô Sĩ Bình soạn GLTK, khắc hành vu thế” 本 朝 永 盛 三 年 東 岸 縣 三 山 社 吳 仕 評 撰 捷 徑 家 禮 刻 行 于 世(dịch nghĩa: Ngô Sĩ Bình người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ ba triều Lê ta [1707] soạn GLTK, san khắc lưu hành ở đời). Theo đó, GLTK được khắc in năm 1707, tác giả là Ngô Sĩ Bình, người xã Tam Sơn huyện Đông Ngàn nay thuộc xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, tính danh tác giả GLTK không được thống nhất ở các bản TMGL khác nhau

Trong 18 loại bản TMGL có:

 15 loại bản ghi là: “[…] Ngô Sĩ Bình soạn GLTK […]” 吳仕評撰捷徑家禮:

(1) Bản Gia Long 11 (1812) (2) Bản Hữu Văn đường (1851) (3) Bản Nguyễn Văn đường (1852) (4) Bản Cẩm Văn đường (1866) (5) Bản Thành Văn đường (1877) (6) Bản Thịnh Văn Đường (1877)

44 (7) Bản Thịnh Nghĩa đường (1897) (8) Bản Quan Văn đường (1897) (9) Bản Thịnh Văn đường (1897) (10) Bản Tụ Văn đường (1897) (11) Bản Phúc An hiệu (1920) (12) Bản Phú Văn đường (1921) (13) Bản Phúc Văn đường (1928) (14) Bản Tụ Văn đường (1939)

(15) Bản kí hiệu AB.312 (văn bản đã mất một số trang, không rõ hiệu khắc in, tuy nhiên dựa vào kiểu chữ, không có chữ húy “Thời”, suy đoán văn bản ra đời sớm, ít nhất là trước thời Tự Đức)

 Còn lại 3 loại bản của nhà in Quan Văn đường và Thịnh Văn đường ghi: “[…] Ngô Sĩ Bái soạn GLTK […]” 吳仕 拜撰 捷徑家 禮:

(1) Bản Quan Văn đường (1916) (2) Bản Thịnh Văn đường (1917) (3) Bản Thịnh Văn đường (1928)

Những năm 1812, 1851, 1852, 1866, 1897, 7 nhà in trong đó có Thịnh Văn đường và Quan Văn đường cho khắc in TMGL, văn bản đều viết là “Ngô Sĩ Bình”. Trừ Quan Văn đường và Thịnh Văn đường, thì các nhà in khác không tiếp tục trùng san TMGL. Năm 1916, nhà in Quan Văn đường trùng san TMGL và cái tên “Ngô Sĩ Bái” xuất hiện từ đó thay thế cho “Ngô Sĩ Bình”. Một năm sau đó, năm 1917, bản TMGL Thịnh Văn đường trùng san cũng viết là “Ngô Sĩ Bái”. Trong khi đó, một số tân ấn đường như Phúc An hiệu, Phú Văn đường, Phúc Văn đường, Tụ Văn đường khắc in TMGL lần lượt với bản in năm 1920, 1921, 1928, 1939 đều viết “Ngô Sĩ Bình”.

Vấn đề đặt ra đâu là tính danh chính xác? Ở đây, chúng tôi đề xuất một vài phân tích sự khác nhau về thông tin trong hai loại văn bản TMGL bước đầu tìm hiểu vấn đề:

Thứ nhất, bản in sớm nhất (1812) và muộn nhất (1939) đều khắc in là “Ngô Sĩ Bình”. Bản Thịnh Văn đường và Quan Văn đường đều là bản in ra đời không sớm không muộn so với những bản in còn lại.

Thứ hai, trong số 17 loại bản chỉ có 3 loại bản (~18%) của 2/12 nhà in (~17%) viết là “Ngô Sĩ Bái”. Trong khi đó, Quan Văn đường có hai loại bản TMGL: bản Thành Thái 9 (1897) viết là “Ngô Sĩ Bình”; bản tái bản năm Duy Tân 10 (1916) lại viết “Ngô Sĩ Bái”. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Thịnh Văn đường: bản Thành Thái Đinh Dậu (1897, không còn bản in chỉ còn bản sao chép của Đỗ Quan Tân năm 1911) viết là “Ngô Sĩ Bình”; bản tái bản năm Khải Định 2 (1917), Bảo Đại 3 (1928) lại viết “Ngô Sĩ Bái”. Hiện tượng nêu trên có thể được giải thích như sau:

Một là, Quan Văn đường và Thịnh Văn đường đính chính thông tin ở bản in trước thông qua bản in sau. Tuy nhiên, khoảng cánh thời đại giữa Ngô Sĩ Bình và các bản in nói

45

trên quá xa (trên 200 năm), điều đó đồng nghĩa với việc khó có thể khảo lại danh tính tác giả GLTK mà lật lại những gì dường như đã cố định. Hơn nữa, TMGL chú trọng đối tượng đọc chủ yếu là thứ dân, đáp ứng nhu cầu thực hiện nghi thức của dân gian, vì thế nội dung quan trọng là nghi tiết gia lễ, còn danh tính “Ngô Sĩ Bình” hay “Ngô Sĩ Bái” chỉ là tiểu tiết, không nhất thiết phải khảo lại. Vì vậy, khả năng “đính chính” là khó xảy ra.

Hai là, nhầm lẫn trong quá trình khắc in. Về tự dạng, so sánh các bản in TMGL, chữ “Bình” 評 và “Bái” 拜 được khắc tương đối giống nhau. Tuy nhiên, sẽ không nghi vấn nếu chỉ một nhà khắc in nhầm, nhưng ở đây có 2 nhà in cùng nhầm lẫn tương tự. Cùng năm 1897, Quan Văn đường và Thịnh Văn đường cho khắc in TMGL đều viết là “Ngô Sĩ Bình”. Năm 1916, Quan Văn đường tái bản TMGL và một năm sau đó, năm 1917, bản Thịnh Văn đường tái bản đều viết là “Ngô Sĩ Bái”. Thông qua hiệu đối các nhóm bản

TMGL (phân tích ở phần nghiên cứu văn bản TMGL) đã cho thấy Quan Văn đường và Thịnh Văn đường có sự ảnh hưởng qua lại, việc nhầm lẫn “Bình” 評 thành “Bái” 拜 nói trên là do sai dây chuyền, không phải sự đính chính có ý thức của hai nhà in.

Từ nghiên cứu của Trần Thị Kim Anh trong bài viết Ai soạn TMGL đăng trên Nguồn sáng Dân gian số 1 năm 2003, chúng tôi biết thêm một tư liệu có thông tin về tác giả GLTK, đó là tác phẩm Vũ trung tùy bút 雨中隨筆 bản R.1069 lưu tại Thư viện Quốc gia. Trong Vũ trung tùy bút, mục “Quán tẩy chi thiết” 盥洗之設, Phạm Đình Hổ đề cập đến một số tư liệu gia lễ cuối thời Lê trong đó có GLTK: “Tiểu Doãn Nguyễn công (soạn Gia lễ tiệp kính, thác danh Ngô Doãn)” 小尹阮公撰家禮捷徑托名吳尹 (Tiểu Doãn Nguyễn công (soạn Gia lễ tiệp kính, mượn tên là Ngô Doãn). Dòng họ Ngô và dòng họ Nguyễn ở làng Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có mối quan hệ mật thiết, được gọi chung là dòng họ Ngô – Nguyễn được thành lập từ thế kỉ XVI, đến nay đã trải 22 thế hệ, và việc Tiểu Doãn Nguyễn công mượn tên là Ngô Doãn không phải chuyện lạ. Theo đó, tác giả

GLTK là Ngô Sĩ Bình hay Ngô Doãn vốn là họ Nguyễn người làng xã Tam Sơn huyện Đông Ngàn nay là làng Tam Sơn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

46

2.2.2. Hồ Sĩ Dƣơng 2.2.2.1. Thân thế73

Hồ Sĩ Dương húy là Ngọc 玉, tự là Khả Trí 可 致, đổi tên là Sĩ Dương vào năm 1651. Theo Hồ Gia hợp tộc phả kí, khi đi sứ nhà Thanh, do ứng đối linh hoạt, vua Thanh phong cho danh hiệu Lưỡng quốc Tể tướng, lại phong cho tước Thực Phật hầu, và thường lấy tên “Phật” để gọi thay tên gọi thường ngày. Sau này, mỗi lần có người sang sứ, vua Thanh thường hỏi rằng “Hồ Sĩ Phật có khỏe không”. “Phật” có âm Nôm là “Bụt”, có lẽ vì thế người Quỳnh Đôi thường gọi Hồ Sĩ Dương là Ông Già Thượng Bụt, người xã Quỳnh Đôi ngày nay vẫn thường gọi đền thờ Hồ Sĩ Dương là đền thờ Hầu Thượng Bụt.

Hồ Sĩ Dương sinh giờ Tý ngày mồng 1 tháng 8 năm Nhâm Tuất niên hiệu Vĩnh Tộ (1622) tại xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu nay là xã Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh

73 Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Sĩ Dương được tìm hiểu thông qua một số tư liệu sau đây, một số giai thoại được cung cấp từ các ông: Hồ Sĩ Yên (cháu đời thứ 9 của Hồ Sĩ Dương), Hồ Đình Hợi (thủ từ nhà thờ Hồ Đại tộc), Hồ Đình Trù (Phó ban tộc cán họ Hồ Đại tộc), Hồ Đại Nam (tự tôn dòng họ Hồ Đại tộc). Nhân đây, chúng tôi gửi lời chân thành tới các vị.

Tài liệu Hán Nôm:

Tư liệu khoa bảng: Lịch đại đăng khoa lục 歷代登科錄, VHv.652; Thiên Nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo 天南歷朝列縣登科備考, A.485; Đại Việt lịch đại Tiến sĩ khoa thực lục 大越歷代進士科書錄, A.2040;

Lịch đại đại khoa lục 歷代登科錄, A.2119; Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 鼎鍥大越歷朝登科錄,

VHv.2140; Đăng khoa lục 登科錄, A.2752; Đăng khoa lục sao bản 登科錄抄本, A.1785

Tư liệu sử: Đại Việt sử kí toàn thư 大越史記全書; Khâm định Việt sử thông giám cương mục 欽 定 越 史 通 監 綱 目

Tư liệu loại chí, tạp kí, kí, chí: Lịch triều hiến chương loại chí 曆朝獻章類誌, A.1551; Đại gia bảo văn tạp vịnh, 大家寶文雜詠, A.318; Lịch Triều tạp kí曆朝雜記, VHv.1321/1-2; Nghệ An kí乂安記, VHv.1713/1-2; Nghệ An nhân vật chí乂安儿物誌 , VHv.1693; Quỳnh Đôi cổ kim sự tích hương biên, 瓊堆古今事蹟鄉編 A.3154, VHv.1377; Quỳnh Lưu phong thổ kí 瓊 風 土 記 , VHV.1377; Hương biên làng Quỳnh 鄉編廊琼 , VNv.103

Tư liệu gia phả: Hồ gia hợp tộc phả kí 胡嘉合族譜記, A.3076; Hồ gia thế phả 胡嘉世譜, A.1387; Tư liệu thi tập: Bắc sứ thi tập 北使詩集, VHv.2166

Tư liệu tác phẩm của tác giả: Đại Việt sử ký (phần Bản kỷ, tục biên), 大越史記全書, A. 3/1-4; Lam Sơn thực lục 藍山實錄, A. 26; Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 大越黎朝帝王中興功業實錄 , phần lời tựa, VHv.1478; HTTGL, 胡尚書家禮, A.175, A.279, AB592

Tư liệu văn bia: Thác bản Từ đường bi kí, Tiến sĩ Văn Đức Giai (1807 - ?) soạn, đặt tại nhà thờ Hồ Sĩ Dương kí hiệu 2818, 2819, 2820, 2821

Tài liệu Tiếng Việt: Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa, Việt Anh: Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002; Nguyễn Quang Thắng: Từ điển tác gia Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1999; Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm: nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam, Nxb Kho Thư tịch Quốc gia, 1970; Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012

47

Nghệ An, trong gia đình truyền thống hiếu học, thân phụ là Hồ Hoàng (1586-1638) đỗ Tam trường trong khoa thi Ất Mão niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5 (1623) khi mới 17 tuổi, ông nội là Hồ Cảnh Xuân có tiếng văn học, viễn tổ là Tiến sĩ Hồ Tông Thốc. Vào một buổi tối, bà Hoàng Thị Tâm thấy một ngôi sao rơi vào ang nước, bà uống nước mà sinh ra ông. Ông lớn lên thông minh, thuần túy, anh nghị, khoan hòa, dốc chí học hành, cùng người trong họ là Hồ Sĩ Anh, Hồ Thiện Mưu là bạn đồng chí hướng. Sách Quỳnh Đôi hương biên của Hồ Phi Hội cho biết, Hồ Sĩ Dương bảy tuổi đã năng đọc sách.

Năm Mậu Dần (1638), ông Hồ Hoàng qua đời, bà Hoàng Thị Tâm - thân mẫu Hồ Sĩ Dương nhà nghèo, thường phải làm thuê độ thân, nuôi con ăn học.

Phu nhân Hồ Sĩ Dương là Trương Thị Thành, con gái Phò mã Trình Quận công Trương Đắc Thọ ở Phú Nghĩa nay thuộc xã Quỳnh Nghĩa huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An74. Hồ Sĩ Dương và phu nhân đều là người nhân hậu, luôn làm việc nghĩa, nhân dân thường gọi ông là Ông Già Thượng Bụt. Khi Hồ Sĩ Dương đi sứ Trung Hoa, đêm ngủ tại dịch quán mộng thấy một người phụ nữ ôm con khóc lóc xin tha mạng. Lúc tỉnh dậy chưa kịp nói gì thì quan hộ sứ đã giết một con trâu mà không biết con trâu đó đang có mang. Ông biết chuyện, quyết không ăn. Từ đó về sau, ông không bao giờ ăn thịt trâu, dặn con cháu sau này không được phép giết trâu tế tự. Khi về trí sĩ, Hồ Sĩ Dương đặt tâm ý vào việc khuyến học, khuyến khích con cháu theo nghiệp khoa cử, từng đem ruộng làm học điền, tấm bia do Văn Đức Giai soạn đặt tại từ đường thờ Hồ Sĩ Dương có viết: Ông từng đặt ruộng học ở địa phận Đồng Trước của thôn ta, tục gọi là Cửa Chợ hơn hai mẫu, xứ Đập Bút hơn bảy mẫu, tổng cộng hai xứ mười mẫu để khuyên con cháu đời đời đọc sách theo nghiệp khoa cử.

2.2.2.2. Sự nghiệp (1) Sự nghiệp khoa cử

Mặc dù trải nhiều gian nan nhưng cuối cùng Hồ Sĩ Dương đã thực sự thành công trên đường khoa cử. Năm Ất Dậu (1645), 23 tuổi, Hồ Sĩ Dương thi hương đỗ Giải nguyên, đến năm Mậu Tý (1648) vì thi hộ người nên bắt sung quân, đến khoa thi Tân Mão (1651) lại

74Quỳnh Đôi hương biên cho biết: Chính thất ông là Trương thị, con gái Phò mã Trình quận công ở giáp Hiền Lương. Thuở thiếu thời, mẹ góa, nhà nghèo, ông đi học nhiều nơi, gặp Trương thị mà đem lòng yêu mến, liền về nói với mẹ mình về việc cầu hôn. Bà Hoàng Thị Tâm miễn cưỡng qua trình bày với ông Phò mã. Ông cười lớn mà hỏi con gái mình rằng: “Con gái muốn lấy nhà giàu sang hay muốn lấy nhà nghèo hèn”. Trương thị đáp: “Vợ chồng là duyên trời. Duyên hài hòa thì nghèo hèn còn bền hơn giàu sang”. Ông Phò mã thương con mà chấp nhận gả, nhưng trong lòng không vui, tức thì lệnh cho con gái đi về cùng Hồ Sĩ Dương. Trương thị về nhà chồng, không vì sang quý mà kiêu căng, phụng sự mẹ chồng và tòng phu một lòng nữ tắc, phàm tài sản của riêng đều đem hết lo tiền giấy bút cho chồng”

Về thời gian bà Trương Thị Thành về nhà Hồ Sĩ Dương hiện chưa được khẳng định. Sách Quỳnh Đôi hương biên có viết: Công thiếu thời mẫu quả gia bần nhân du học kiến Trương thị nhi duyệt (Thuở thiếu thời, mẹ góa, nhà nghèo, vì thế đi du học, gặp Trương thị mà đem lòng yêu mến). “Mẹ góa” ý nói ông Hồ Hoàng đã qua đời (1638). Xét theo lễ (Hồ Sĩ Dương dụng tâm học lễ từ nhỏ), sau ba năm tang chế con cái mới được tổ chức hôn lễ. Theo đó, bà Trương Thị Thành về nhà Hồ Sĩ Dương vào sau năm 1641, khi ấy Hồ Sĩ Dương 19 tuổi.

48

thi đỗ. Khoa thi năm 1648, Hồ Sĩ Dương không được phép dự thi do có tang mẹ, ông qua xứ Thanh Hoa (tức Thanh Hóa ngày nay) làm nghề dạy học. Nhân gặp khoa thi Mậu Tí niên hiệu Phúc Thái thứ 6 (1648) tổ chức tại trường Thanh, ông thi hộ một người tên là Trần Độ và đỗ Giải nguyên. Sự việc thi hộ bị phát giác, ông bị tước bỏ danh vị và bị phạt

sung quân.

Khoa Tân Mão niên hiệu Khánh Đức thứ 3 (1651), ông 29 tuổi, đổi tên thành Sĩ Dương, tiếp tục ứng thí và đỗ Giải nguyên. Nhưng khi xướng danh, khảo quan hiềm nỗi ông từng bị sung quân nên xếp vào vị trí thứ hai.

Khoa thi năm Nhâm Thìn (1652), Hồ Sĩ Dương đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân.

Mùa đông tháng 10 năm Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), triều đình mở khoa thi Đông các, nhà vua ban chiếu rằng, những người đỗ Tiến sĩ mà thi Hương phải đỗ Giải nguyên mới được ứng thí. Người đỗ đầu khoa thi đó sánh ngang với đỗ Trạng nguyên, ân điển càng trọng vọng. Vì lí do ông chỉ đỗ thứ hai trong kì thi Hương, nên không được ứng tuyển. Ông xin xét lại và được công nhận đỗ Giải nguyên, được phép ứng thí. Năm ấy, Hồ Sĩ Dương 38 tuổi trúng Đông các đệ nhị danh, được ban áo gấm vinh quy, sức ba tổng đón rước, làm ba gian nhà.

Sự nghiệp khoa cử của Hồ Sĩ Dương tuy lận đận, nhưng bằng năng lực, nghị lực của mình mà cuối cùng ông đã có được thành công nhất định: đỗ hàng thứ hai trong kì thi Đông các (tương đương đỗ Bảng nhãn).

(2) Sự nghiệp làm quan

Sau khi đỗ Tiến sĩ (1652), Hồ Sĩ Dương chính thức bước vào con đường hoạn lộ với chức Lại khoa đô cấp sự trung, tước Nhuận Duệ nam. Đây là giai đoạn chính trị trong nước có nhiều bất ổn, Hồ Sĩ Dương có nhiều công trạng trong nghiệp võ bị, nhiều lần làm Đốc thị. Lần thứ nhất vào năm 1660, Hồ Sĩ Dương theo Trịnh Đống làm Đốc thị ở Trung Khuông quân dinh khi đánh họ Nguyễn. Lần thứ hai vào năm 1661, Trịnh Căn đem quân về kinh, cho Hồ Sĩ Dương làm Đốc thị ở đất Hà Trung. Lần thứ ba vào năm 1667, Hồ Sĩ Dương được cử làm Đốc thị khi cùng Trịnh Căn chinh phạt Mạc Kính Vũ ở đất Cao Bằng. Lần thứ tư vào năm 1670, Hồ Sĩ Dương làm Đốc thị khi kinh lược đất Tuyên Quang đánh giặc Ma Phúc Lan.

Trong công tác ngoại giao, nước ta và nhà Thanh bắt đầu kết giao hòa hảo, do am tường lịch sử lại khéo léo trong ngoại giao nên Hồ Sĩ Dương nhiều lần được lệnh lên quan ải tiếp đón sứ thần, tất cả năm lần đều hoàn thành tốt đẹp công việc. Lần thứ nhất vào năm 1662, Hồ Sĩ Dương lên quan ải đón sứ thần Trung Hoa. Lần thứ hai vào tháng 9 năm 1662 vua Lê Thần Tông xuống chiếu thay đổi niên hiệu là Vạn Khánh, Hồ Sĩ Dương lên quan ải đợi mệnh. Lần thứ ba vào năm 1663, vua Lê Thần Tông băng hà, Hoàng thái tử lên ngôi, Hồ Sĩ Dương được lệnh lên quan ải đón sứ thần Trung Hoa và tiếp nhận bạc lụa ban

49

thưởng và sắc dụ, đến tháng 12 về đến kinh. Lần thứ tư vào khoảng năm 1664, sau khi Hồ Sĩ Dương được phong chức Hữu thị lang Bộ binh75. Lần thứ năm vào năm 1667, Hồ Sĩ Dương lên đón đoàn sách phong do Trình Phương Triều làm Chánh sứ.

Năm 1660, sau khi làm Đốc thị, Hồ Sĩ Dương được thăng chức Bồi tụng.

Năm 1663, sau khi lên quan ải, Hồ Sĩ Dương được thăng chức Hữu thị lang Bộ binh, Đông các Đại học sĩ, tước Nhuận Duệ tử. Với nhiều lần lên quan ải đợi mệnh và tiếp sứ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)