7. Kết cấu luận văn
3.2. Văn bản HTTGL
3.2.1. Quá trình ra đời HTTGL: từ ý tƣởng đến bản khắc in 3.2.1.1. Ý tƣởng soạn sách
Theo Gia lễ vấn đáp, Hồ Sĩ Dương bắt đầu học lễ từ nhỏ, trước khi cha ông (Hồ Hoàng) mất năm Mậu Dần (1638), trong Gia lễ vấn đáp, câu vấn đáp số 30 trang 11a có viết: “Ngu tôi từ nhỏ đã tu chí học lễ, nhưng đối với nghi tiết “tương điếu” cũng sợ rằng khó thi hành. Năm Mậu Dần, gặp tang cha, tình thâm ai thích, nhân thế nghiên cứu, thô phác cũng [mô tả] được nghi tiết của lễ „tương điếu‟”.
Nhà Nho thường soạn gia lễ với mục đích báo hiếu cha mẹ. Một số nhà Nho Việt Nam như Hồ Sĩ Dương, Đỗ Huy Uyển, Nguyễn Chí Đình soạn sách gia lễ sau khi trong nhà có việc hiếu. Trong mục “Quốc ngữ giải”, Hồ Sĩ Dương nhấn mạnh mục đích “báo hiếu phụ mẫu” khi soạn sách gia lễ, đồng thời nhận định soạn sách lễ, đọc sách lễ, và cử hành tang lễ cha mẹ theo chuẩn mẫu là một phần của “báo hiếu”, đồng thời ông phê phán quan điểm “phụ mẫu tại bất khả quan lễ”: “Hễ kẻ làm con người dầu sang khó cũng phải xem lễ để mà báo hiếu phụ mẫu. Song lại có kẻ cớ rằng còn cha mẹ chẳng nên xem lễ. Ấy vậy ai những khi vội vàng lại thêm việc thương khó. Bấy giờ mới xem làm sao được tường, vậy nên lỗi lễ, thế gian cười rằng bất hiếu […] Khuyên người ta xem đấy mà báo hiếu”.
Theo đó, Hồ Sĩ Dương tu chí nghiên cứu lễ từ nhỏ, sau khi thân phụ ông qua đời vào năm Mậu Dần (1638), ông thô phác lại nghi tiết “tương điếu”. Phần thô phác đó được Hồ Sĩ Dương ghi chép ở vấn đề vấn đáp số 30 trang 11b. Điều đó cho thấy, ý tưởng soạn sách gia lễ của Hồ Sĩ Dương được hình thành từ những năm 1638, xuất phát từ việc muốn báo hiếu phụ mẫu, và HTTGL là thành quả của khoảng 40 năm nghiên cứu gia lễ của tác giả.
3.2.1.2. Hình thành sách
Tác động nội sinh: Quê hương Hồ Sĩ Dương – làng Quỳnh Đôi là làng văn hóa cổ, có truyền thống khoa cử, phong tục thuần hậu với nhiều khóa ước, khoán lệ cổ. Đối với văn hóa tang lễ, năm 1645, làng Quỳnh đã có khoán Phe gồm 22 điều quy định về việc giúp nhau trong việc tang tế, có hai tổ chức Phe Tiền, Phe Đông chuyên lo việc mai táng cho người quá cố [Lịch sử Đảng bộ xã Quỳnh Đôi, Nxb. Lao Động, 2005, tr.19]. Sống trong môi trường văn hóa như vậy, Hồ Sĩ Dương đã nghiên cứu lễ và có ý tưởng soạn sách lễ từ tuổi hàn vi. Sau này, vốn tri thức về lễ của ông khá lớn, trong “Quốc ngữ giải” ông cũng thừa nhận: “Mỗ nhân chưng phu sự ấy”. Trước khi hình thành sách, Hồ Sĩ Dương từng nghiên cứu nhiều tư liệu gia lễ, Chu Bá Đang nhận định: “Quan Hình bộ thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ Duệ quận công Hồ Sĩ Dương nước ta đã giữ gìn chế độ, đọc lễ nghi, tiếp đó
74
đọc qua nhiều sách, chọn dùng nghi tiết trong VCGL”. Dựa vào nội dung HTTGL, chúng ta có thể thấy trong khoảng thời gian 40 năm nghiên cứu lễ, Hồ Sĩ Dương đã đọc ít nhất những tư liệu sau: 1. Sách kinh điển Nho gia về Lễ; 2. VCGLNT của Dương Thận; 3.
VCGL chính hành của Thân Thời Hành; 5. Đại Minh hội điển; 6. Đại Minh tập lễ; 7. Gia lễ vấn đáp của Vương Thế Trinh (Trung Quốc); 8. GLTK của Ngô Sĩ Bình (Việt Nam).
Tác động ngoại sinh:
Năm 1419, sách Gia lễ được truyền bá sang Việt Nam thông qua Tính lí đại toàn và nhiều tư liệu tuyển tập, tập chú. Đây là thời kìthực tế nghi lễ có phần xa rời cổ lễ, mức độ xa rời tỷ lệ thuận với thời gian, thực trạng tư liệu gia lễ phức tạp, trong xã hội lưu hành nhiều tư liệu không thống nhất, đồng thời nghi tiết nội tại mỗi tư liệu xa rời thực tế và đời sống xã hội, Hồ Sĩ Dương viết: “Mỗ nay nhân rỗi xem sách gia lễ thấy nhiều họ nói sự đa đoan, chẳng có một phép. Vả lại lai láng, kẻ thứ dân khó xem. Bằng đấng hiền nhân, cùng người thức giả xem sách cái gia lễ mới thông. Bằng kẻ thứ dân cùng kẻ hậu học tuy có xem sách cũng chưa được tường”. Trong Gia lễ vấn đáp, câu vấn đáp số 19, trang 8b, Hồ Sĩ Dương có lời phê phán GLTK - một tư liệu gia lễ Việt Nam ra đời và lưu hành trước đó: “không chỉ truyền khẩu mà ở nước ta cũng có sách Tiệp Kính do chưa nghiên cứu chỉ quy, theo lời vọng ngữ của dân gian […] cố ý phụ thêm ý riêng của mình, vội viết thành sách”.
Hồ Sĩ Dương phê phán quan niệm “ngại đọc sách gia lễ khi cha mẹ còn sống” cố hữu của nhà Nho: “Lại thấy rằng „phụ mẫu tại bất khả quan lễ” 父母在不可觀禮. Song lẽ lại có chữ rằng „bất quan lễ bất tri‟. Ví dầu người thức giả mà chẳng xem đến lễ thì làm sao được biết lễ. Huống lọ kẻ sĩ thứ mà chẳng xem. Hễ kẻ làm con người dầu sang khó cũng phải xem lễ để mà báo hiếu phụ mẫu. Song lại có kẻ cớ rằng còn cha mẹ chẳng nên xem lễ. Ấy vậy ai những khi vội vàng lại thêm việc thương khó. Bấy giờ mới xem làm sao được tường, vậy nên lỗi lễ, thế gian cười rằng bất hiếu”.
Về thời điểm thành sách, Phan Huy Chú, trong Lịch triều hiến chương loại chí, mục “Văn tịch chí”, cho rằng Hồ Sĩ Dương soạn sách năm Vĩnh Trị: “HTTGL nhị quyển, Vĩnh Trị trung, Thượng thư Hồ Sĩ Dương soạn”. Sau này, quan điểm đó được Nam thư mục lục và Tìm hiểu kho sách Hán Nôm: nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam (của Trần Văn Giáp) kế thừa.
Mục “Quốc ngữ giải”, Hồ Sĩ Dương cho biết ông soạn sách khi “rỗi xem sách gia lễ”. Thông qua niên biểu Hồ Sĩ Dương, chúng ta nhận thấy, cuộc đời Hồ Sĩ Dương không mấy khi nhàn rỗi, tuổi trẻ lận đận khoa cử, khi làm quan lại bận rộn với nhiều cương vị. Năm 1676, Hồ Sĩ Dương trùng tu Lam Sơn thực lục, biên soạn Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục, tham gia biên soạn Đại Việt sử kí bản kỉ tục biên. Theo đó, từ năm 1676 đến khi mất, Hồ Sĩ Dương tham gia việc soạn Quốc sử, có lẽ cũng ít thời gian nhàn rỗi. Như vậy, khả năng Hồ Sĩ Dương soạn HTTGL năm 1676 là không khả dĩ. Hồ Sĩ Dương về trí sĩ năm 60 tuổi tức năm 1681, một năm sau đó ông qua đời. Như vậy,
75
Hồ Sĩ Dương không tham gia biên soạn Quốc sử từ năm 1681, nếu có thì cũng chỉ tham gia với tư cách không thường trực. Đây là khoảng thời gian nhàn rỗi nhất của Hồ Sĩ Dương, và có khả năng ông soạn HTTGL vào khoảng thời gian này. Tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán. Do chưa tìm được cứ liệu cụ thể khẳng định thời điểm tác phẩm ra đời, nên chúng tôi theo quan điểm của Phan Huy Chú, và mở rộng phạm vi thời gian Hồ Sĩ Dương soạn HTTGL từ năm 1676 đến 1682.
Trên đây là những động cơ, tác động thúc đẩy sự ra đời HTTGL, trong đó việc muốn khắc phục thực trạng tư liệu gia lễ đương thời là động cơ chủ yếu. Để thực hiện triệt để mục tiêu đó, Hồ Sĩ Dương sử dụng công cụ văn tự Nôm: “bèn phải làm lời nôm ra cho kẻ hậu học dễ xem”. Trước đó, Ngô Sĩ Bình soạn GLTK cũng sử dụng văn tự Nôm nhưng chỉ Nôm hóa phục chế, không Nôm hóa nghi tiết nên để khắc phục hạn chế đó, Hồ Sĩ Dương Nôm hóa nghi tiết.
Từ phân tích trên, quá trình hình thành HTTGL từ ý tưởng đến khi thành sách được hình dung như sau:
Trước năm Mậu Dần (1638), chưa đầy 17 tuổi, Hồ Sĩ Dương tu chí học lễ.
Năm 1638, Hồ Hoàng mất, sau sự kiện đó Hồ Sĩ Dương tiếp tục nghiên cứu lễ, thô phác nghi tiết lễ “Tương điếu”.
Sau khi nghiên cứu tư liệu gia lễ của Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng thời gian 40 năm, kết hợp với thực trạng tư liệu gia lễ, đời sống và quan niệm xã hội đương thời về gia lễ, khoảng năm 1676 – 1682, Hồ Sĩ Dương hoàn thành sách Gia lễ quốc ngữ vấn đáp.
3.2.1.3. Khắc in sách
TMGL giới thiệu HTTGL được khắc in năm 1739: “Quan Thượng thư Bộ hình Hồ tướng công người xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu soạn Quốc âm vấn đáp gia lễ san khắc năm Vĩnh Hựu thứ 5, lưu hành ở đời”. Lịch triều hiến chương loại chí cho biết HTTGL
được “Tứ Kì tri phủ Chu Bá Đang san hành”, nhưng không cho biết thời điểm ấn hành. VNCHN hiện còn hai ấn bản HTTGL (bản năm 1739 và 1767), cả hai văn bản đều có một phần lời tựa của Chu Bá Đang. Theo đó, Chu Bá Đang khắc in HTTGL năm 1739. Bản A.279 cho biết Chu Bá Đang soạn lời tựa năm 1739, cuối lời tựa ghi rất cụ thể: “Hoàng triều Vĩnh Hựu vạn vạn năm, năm thứ năm [1739], trung tuần tháng năm, Cai hợp Lệnh sử Nhị phiên Đồng Tri phủ Chu Bá Đang ở Ô Mễ, Tứ Kì cẩn thận viết lời tựa”.
Văn bản Cảnh Hưng 1767, sau lời tựa của Chu Bá Đang lại viết “Thời Đại Việt Cảnh Hưng nhị thập bát niên”, theo đó lời tựa được Chu Bá Đang soạn năm Cảnh Hưng, suy ra bản HTTGL mà Chu Bá Đang khắc in là bản năm 1767. Tuy nhiên, có thể nhận thấy dòng niên đại “Thời Đại Việt Cảnh Hưng nhị thập bát niên” là chỉ niên đại văn bản.
76
3.2.2. Khảo nhan đề tác phẩm
HTTGL được đề cập trong nhiều tư liệu Hán Nôm. Tuy nhiên, ở mỗi tư liệu khác nhau, tác phẩm được đề cập dưới dạng những nhan đề khác nhau105:
STT Nhan đề khác của
HTTGL
Xuất hiện trong tư liệu
SLTLĐC TM Bản A.279 LT TT TC BK NT 1 TM NT 2 1. Gia lễ vấn đáp x x 2 2. Hồ thượng thư x 1 3. HTTGL x x x x x x x 7 4. HTTGL quốc ngữ vấn đáp x 1 5. Hồ Thượng thư vấn đáp x 1 6. Hồ Thượng thư vấn đáp lễ x 1 7. Quốc ngữ Vấn đáp gia lễ (Quốc âm Vấn đáp gia lễ) x 1 8. Hồ tướng công gia lễ
Bìa bản Vĩnh Hựu, do người làm thư mục sách đặt 1
9. Thượng thư lễ x 1 10. Thượng thư gia lễ x 1 11. Vấn đáp gia lễ x x x 3 Vấn đáp lễ x 1
HTTGL hiện không còn nguyên bản, còn lại hai bản khắc in năm 1739, 1767 và một bản chép tay. Kết cấu bản in năm 1739 và 1767 gồm hai quyển: “Gia lễ quốc ngữ quyển chi thượng” và “Gia lễ vấn đáp quyển chi hạ”, theo đó quyển thượng nhan đề Gia lễ quốc ngữ và quyển hạ nhan đề Gia lễ vấn đáp.
Khi cho khắc in sách, Chu Bá Đang mô tả kết cấu nguyên bản cũng gồm hai quyển nói trên: “Quan Hình bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ Duệ quận công Hồ Sĩ Dương […] sửa sang thành hai cuốn thượng hạ, một cuốn là Gia lễ quốc ngữ một cuốn là
Gia lễ vấn đáp”.
Về nhan đề tư liệu gia lễ, ở Trung Quốc, “Gia lễ” là nhan đề chung của nhiều tư liệu viết về bốn loại nghi lễ gia đình, tư liệu khai thủy là Gia lễ của Chu Hy. Ở Việt Nam, một số tư liệu gia lễ chỉ viết về một hoặc hai nghi lễ thành phần thường được đặt nhan đề theo cấu trúc “X gia lễ”, trong đó X là tên hiệu tác giả, nhằm phân biệt những tư liệu gia lễ khác nhau, quan trọng hơn là để phân biệt với sách Gia lễ của Chu Hy, ví dụ TMGL,
105 Quy ước: TM: TMGL; LT: Lịch triều hiến chương loại chí; TTGL: Thanh Thận gia lễ;
TC: VCGL tồn chân; BK: tang lễ bị kí; TM: Đại Nam thư mục; NT 1: Nam thư mục mục của Trần Duy Vôn; NT 2: Nam thư mục lục của Trần Văn Giáp; SLTLĐC: Số lượng tư liệu đề cập
77
Thanh Thận gia lễ… Trong khi trích dẫn tư liệu, tác giả gia lễ thế hệ sau chỉ dẫn nguồn tài liệu bằng nhan đề vắn tắt, ví dụ: “Hồ Thượng thư vân”, “Vấn đáp vân”, “Thọ Mai vân”.
“HTTGL”là nhan đề đặt theo cấu trúc “X gia lễ”, trong đó X = “Hồ Thượng thư” = chức quan của Hồ Sĩ Dương, tuy nhiên chủ nhân của nhan đề đó không phải Hồ Sĩ Dương. Bản HTTGL lưu tại nhà ông Hồ Sĩ Yên là bản nguyên vẹn, mở đầu có lời tựa của Chu Bá Đang với tiêu đề “HTTGL quốc ngữ vấn đáp tự”, trong khi đó tiêu đề hai quyển thành phần vẫn là: “Gia lễ quốc ngữ quyển chi thượng” và “Gia lễ vấn đáp quyển chi hạ”. Theo đó, Chu Bá Đang gọi chung hai quyển thành phần là “Gia lễ quốc ngữ vấn đáp”, gắn thêm mấy chữ “Hồ Thượng thư” vào trước, từ đó sách gia lễ của Thượng thư Hồ Sĩ Dương có nhan đề là “HTTGL quốc ngữ vấn đáp”.
Trong TMGL, Hồ Gia Tân giới thiệu HTTGL với nhan đề “Quốc âm vấn đáp gia lễ”: “Quan Thượng thư Bộ hình Hồ tướng công người xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu soạn
Quốc âm vấn đáp gia lễ san khắc năm Vĩnh Hựu thứ 5, lưu hành ở đời”, chỉ có điều
TMGL đã chuyển hai chữ “gia lễ” từ vị trí đầu nhan đề sang vị trí cuối nhan đề từ “Gia lễ quốc ngữ vấn đáp” đổi thành “Quốc âm vấn đáp gia lễ”. Đây là hiện tượng không lạ, bởi lẽ ở TMGL hay ở một số tư liệu gia lễ khác, “Gia lễ quốc ngữ vấn đáp” có thể biến đổi linh hoạt thành “Quốc âm vấn đáp gia lễ” cũng như “Gia lễ vấn đáp” biến thành “Vấn đáp gia lễ”.
TMGL có ít nhất 9 lần nhắc đến HTTGL với những nhan đề khác nhau: Quốc âm Vấn đáp gia lễ (trang 8a); Vấn đáp gia lễ (trang 9a, 9b, 13a, 33b); HTTGL (trang 19a, 24a, 28a); Hồ Thượng thư lễ (trang 23b). Khi giới thiệu tác phẩm, Hồ Gia Tân lựa chọn nhan đề “Quốc âm vấn đáp gia lễ”, thực chất đây cũng chỉ là cách gọi ngắn gọn xuất phát từ nhan đề“HTTGL quốc ngữ vấn đáp”.
Như vậy, HTTGL ban đầu chưa có nhan đề như vậy, bao gồm hai quyển thành phần với hai nhan đề: quyển thượng nhan đề “Gia lễ quốc ngữ” và quyển hạ nhan đề “Gia lễ vấn đáp”, hai quyển hoàn ngang hàng và độc lập, nhưng vẫn có sự tương tác bổ trợ trong một tác phẩm chỉnh thể. Năm 1739, Chu Bá Đang khắc in tác phẩm và lấy nhan đề
HTTGL quốc ngữ vấn đáp để gọi chung cho hai quyển thành phần. “HTTGL quốc ngữ vấn đáp” là nhan đề được Chu Bá Đang đặt theo cấu trúc “X gia lễ” nhằm phân biệt giữa tác phẩm gia lễ của Hồ Thượng thư Hồ Sĩ Dương với tác phẩm gia lễ khác. HTTGL quốc ngữ vấn đáp được nhiều nhà Nho tiếp cận và gọi tác phẩm với nhan đề ngắn gọn “HTTGL”, hoặc “Gia lễ quốc ngữ vấn đáp”.
Mỗi quyển thành phần trong HTTGL đều có nhan đề riêng: quyển thượng nhan đề “Gia lễ quốc ngữ”, quyển hạ nhan đề “Gia lễ vấn đáp”. Hồ Sĩ Dương dành riêng một mục “Quốc ngữ giải” mở đầu quyển thượng, điều đó cho thấy rằng trong quan điểm của Hồ Sĩ Dương, quyển thượng có nhan đề “Gia lễ quốc ngữ” hoàn toàn ngang hàng và độc lập với
78
“Gia lễ vấn đáp”. Trong Nam thư mục lục, Trần Văn Giáp cũng nhận định “Gia lễ quốc ngữ” là một trong nhiều nhan đề của HTTGL: “HTTGL một tên khác là Gia lễ quốc ngữ” (nguyên văn: “HTTGL nhất danh Gia lễ quốc ngữ”). Tuy vậy, trong một số tư liệu gia lễ như TMGL, Thanh Thận gia lễ, Tang lễ bị kí, khi trích dẫn từ quyển hạ người ta có thể dẫn nguồn bằng nhan đề chung “HTTGL”, “Hồ Thượng thư lễ” (chỉ một vài trường hợp) hoặc nhan đề riêng “Gia lễ vấn đáp”, “Hồ Thượng thư vấn đáp”, “Hồ Thượng thư vấn đáp lễ”, trong khi đó, khi trích dẫn từ quyển thượng người ta chỉ dẫn nguồn bằng nhan đề chung “HTTGL” không nhắc đến “Gia lễ quốc ngữ”. Như vậy, khi tiếp cận tác phẩm, người soạn sách gia lễ thế hệ sau ít để ý nhan đề quyển thượng là “Gia lễ quốc ngữ”, chỉ coi đó là một đề mục trong tác phẩm nhan đề “HTTGL”.
3.2.3. Khảo dị văn bản (3 bản)
3.2.3.1. Bản kí hiệu AB.592 (Vĩnh Hựu) và kí hiệu AB.175 (bản Cảnh Hƣng)
Tại nhà ông Hồ Sĩ Yên hậu duệ của Hồ Sĩ Dương ở xã Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu