Thực trạng hình thức văn bản TMGL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 92)

7. Kết cấu luận văn

3.3.2.Thực trạng hình thức văn bản TMGL

3.3.2.1. Bìa

Hệ bản 1: Gia Long Hệ bản 2: Sau Gia Long Khổ lớn (AB.312, mất bìa)

Khổ nhỏ

88

rách bìa

Bìa bản Gia Long kích cỡ bằng khổ sách, bố cục như sau: Ô ngang trên cùng khắc: “Hoàng triều Gia Long thập nhị niên tuế tại Nhâm Thân trùng san” 皇 朝 嘉 隆 十 二 年

歲 在 壬 申 重 刊. Ô bên dưới phân thành ba cột (từ phải qua trái): cột 1 (cột phải): “Lễ

nghi thuật cổ tiên hiền ý” 禮儀術古先賢意; cột 2 (cột giữa): là nhan đề sách “TMGL” 壽 梅家禮; cột 3 (cột trái): “Văn chất minh kim hậu hiếu tâm” 文質明今厚孝心, bốn góc trên dưới trái phái có quẻ Càn, Khôn, Cấn, Chấn. Trong cột 2, phần bên dưới nhan đề ghi các mục trong phụ lục của sách, ở các bản khác phần này ghi ở trang 1b.

Bản AB.312 rách bìa.

Xét phạm vi văn bản khổ nhỏ, về cơ bản bìa có kích cỡ bằng khổ sách, có bản tâm, là tờ số 1 theo trình tự văn bản, bố cục gồm 3 cột (từ phải qua trái): cột 1 (cột phải): “Lễ nghi thuật cổ tiên hiền ý” 禮儀術古先賢意; cột 2 (cột giữa): là nhan đề sách “TMGL” 壽梅家 禮; cột 3 (cột trái): “Văn chất minh kim hậu hiếu tâm” 文質明今厚孝心. Riêng bản Cẩm Văn đường, kích cỡ bìa to hơn khổ sách, ngoài bố cục cơ bản nêu trên, trên cùng có ô ghi niên đại “Tuế tại Bính Dần tân thuyên” 歲 在 丙 寅 新 鐫.

Hai bản chép tay từ bản in Thịnh Văn đường về cơ bản vẫn bảo lưu bố cục, có thể dung sai về khổ sách, số dòng, số chữ mỗi trang.

3.3.2.2. Tâm sách

Tâm sách hay còn gọi là “bản tâm 版 心, còn gọi là “bản khẩu” 版 口 hay “thư khẩu”

書 口, chỉ khoảng giấy nằm giữa mặt a và mặt b của một tờ sách. Nếu ở phần giấy này có in vạch đen thì gọi là “hắc khẩu” 黑口 , không in vạch đen thì gọi là “bạch khẩu” 白 口 . Vạch đen in dài và to thì gọi là “đại hắc khẩu”. Vạch đen in dài và to thì gọi là “đại hắc khẩu” 大 黑 口, in ngắn và nhỏ thì gọi là “tiểu hắc khẩu” 小 黑 口. Phần vạch đen ở phía trên của bản tâm gọi là “thượng hắc khẩu” 上 黑 口, phần vạch đen ở phía dưới gọi là “hạ hắc khẩu” 下黑口. Bản tâm cả phía trên lẫn phía dưới đều có vạch đen, gọi là “thượng hạ hắc khẩu” 上 下 黑 口. Nếu phía bản tâm có in chữ, thì gọi là “hoa khẩu” 花 口” [Thọ

89

Nhân: Sách, các kiểu đóng sách và tên gọi các bộ phận của một cuốn sách cổ,Tạp chí Hán Nôm, số số 2 (27), 1996, tr.85-88].

Cũng như nhiều ấn phẩm khác, tâm sách văn bản TMGL (những bản thuộc hệ bản 2, khổ sách nhỏ) chứa đựng các thông tin: nhan đề, số quyển, số thứ tự tờ, phân bố ở ba ô, với hai loại bản tâm cơ bản sau:

Loại a: 壽梅家禮 [nhan đề: TMGL] 一卷 [số quyển: nhất quyển] 五十二 [thứ tự trang: ngũ thập nhị] Loại b: 壽梅家禮 [nhan đề: TMGL] 一 卷 五十八

[số quyển: nhất quyển] [thứ tự trang: ngũ thập bát]

Trừ bản Nguyễn Văn đường có tâm sách thống nhất (loại b), các bản còn lại thì hai loại tâm sách này cùng hiện diện trong cùng một văn bản:

Tâm sách Hữu Văn hoàn toàn giống bản Thành Văn: Loại a: từ tờ 1 đến 11, từ 42 đến 52; Loại b: từ tờ 12 đến 41, từ 53 đến 66.

Tâm sách Phúc An, Phú Văn, Phúc Văn giống nhau: Loại b: từ tờ 1 đến 10, từ 12 đến 41, từ 53 đến 66; loại a: 11, từ 42 đến 52

Tâm sách Quan Văn 1897 tương đối giống bản Tụ Văn 1897

Tâm sách Tụ Văn tân khắc năm 1939 đã điều chỉnh từ tờ 1 đến 41 thống nhất bản tâm loại b.

Bản Thịnh Văn 1928 là bản in muộn nhất của Thịnh Văn, do pha tạp từ các bản in trước nên tâm sách khá phức tạp

Tuy nhiên, tâm sách tờ 53 đến 66 ở tất cả các bản đều thống nhất loại b. Từ tâm sách có thể nhận thấy, Nguyễn Văn đường khá độc lập, các nhà in khác đều có sự ảnh hưởng qua lại ở mức độ khác nhau khi khắc in TMGL. Cũng có thể có một đội ngũ khắc in

90

Bảng so sánh hình thức tâm sách văn bản TMGL loại khổ sách nhỏ

STT Văn bản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 26 27 28 41 42 48 49 50 51 52 53 66

1. Hữu Văn đường trùng san (1851) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a b a b

2. Nguyễn Văn đường trùng san (1852) b 3. Cẩm Văn đường trùng san (1866) a b a b a b 4. Thành Văn đường trùng san (1877) a b a b 5. Thịnh Văn trùng san (1877) Không còn bản in 6. Thịnh Nghĩa đường trùng san (1897) b a b a b a b

7. Quan Văn đường trùng san (1897)

b a b a b

8. Thịnh Văn đường trùng san (1897)

Không còn bản in 9. Tụ Văn đường trùng san

(1897)

b a b a b a b

10. Quan Văn đường trùng san (1916)

b a b a b a b

11. Thịnh Văn đường trùng san (1917)

b a b a b

12. Phúc An hiệu tân san (1920)

b a b a b

13. Phú Văn đường tân san (1921)

b a b a b

14. Phúc Văn đường tân khắc (1928)

b a b a b

15. Thịnh Văn đường trùng san (1928)

b a b a b a b a b a b a b

91

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 92)