Nội dung sách gia lễ Việt Nam nhìn từ cách tiếp cận gia lễ của nhà Nho Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 30)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Nội dung sách gia lễ Việt Nam nhìn từ cách tiếp cận gia lễ của nhà Nho Việt

1.3.1. Trọng tang lễ

Sách gia lễ Việt Nam chủ yếu trình bày nghi lễ tang lễ. So với những nghi lễ thành phần khác, tang lễ được nhà Nho Việt Nam chú ý hơn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như quan điểm xã hội, đời sống xã hội, giá trị xã hội, tư tưởng cố hữu của nhà Nho truyền thống… Từ góc nhìn của nhà Nho Việt Nam, tang lễ có vị trí quan trọng trong ngũ lễ, đó là nhận định của Chu Bá Đang khi cho khắc in HTTGL: “trong ngũ lễ, tang lễ là trọng đại” (trích “HTTGL quốc ngữ vấn đáp tự”,nguyên văn: “ngũ lễ chi trung tang lễ vi

đại” 五禮之中喪禮為大).

“Báo hiếu” là mục đích quan trọng của việc đọc và soạn gia lễ (tư liệu tang lễ), đây là quan điểm của nhà Nho nói chung, trong thiên Khúc lễ hạ sách Lễ kí viết: “Cư tang vị táng độc táng lễ, kí táng độc tế lễ” 居喪未葬讀葬禮既葬讀祭禮 (“người cư tang khi chưa mai táng cha mẹ thì đọc táng lễ, khi đã mai táng thì đọc tế lễ”). Điều đó thể hiện rõ hơn đối với trường hợp nhà Nho Việt. Khi biên soạn HTTGL, Hồ Sĩ Dương đánh giá tầm quan trọng việc cử hành tang lễ trong việc báo hiếu cha mẹ, ông nhấn mạnh cần phải đọc sách lễ để cử hành tang lễ chu toàn về bản chất và hình thức. Trong khi sĩ phu đương thời không đọc sách lễ vì sợ tiếng bất hiếu (“cha mẹ còn, chẳng dám đọc lễ”) thì theo Hồ Sĩ Dương, đọc sách lễ là biểu hiện của “báo hiếu”: “Kẻ làm con người, dẫu sang khó cũng phải xem lễ để mà báo hiếu phụ mẫu” 仉濫��油�庫拱沛礼底麻報孝父母, “Khuyên người ta xem đấy mà báo hiếu” 勸�些帝麻報孝 (trích “Quốc ngữ giải”).

Với mục đích báo hiếu, nhà Nho nghiên cứu và biên soạn gia lễ thường gắn với sự kiện buồn trong gia đình, như Hồ Sĩ Dương nghiên cứu gia lễ sau khi cha ông qua đời năm Mậu Dần (1638): “Năm Mậu Dần đúng lúc tang cha, tình thâm ai thích, nhân thế suy cứu” (trích

Gia lễ vấn đáp)

Đỗ Huy Uyển (1815 - 1882)bắt đầu nghiên cứu lễ sau khi cha ông (Đỗ Công Thiêm) và mẹ ông (Nguyễn Thị Chinh) qua đời năm 1850, xuất phát từ việc tự trách bản thân chưa kịp báo hiếu cha mẹ: “Năm xưa, tôi làm quan xa, nghe tin buồn về chịu tang, thuốc thang muốn thử, khâm liệm muốn làm, nhưng đều không kịp, kêu trời đập đất, thôi chỉ còn cách đọc lễ [để báo hiếu] mà thôi. Tôi bèn chọn Lễ Kinh, cùng các sách gia lễ xưa nay, sớm tối nghiên cứu sâu xa”43.

Hay trường hợp Chí Đình Nguyễn Văn Lí (1795 - 1868) thường xuyên nghiên cứu

VCGL sau khi tang mẹ năm Mậu Dần (1818), trong lời tựa sách Tứ lễ trích tập, ông viết:

43 Trích “VCGL tồn chân tự”, nguyên văn: “Dư tích niên du hoạn văn tang nhi bôn, dược dục thường, liệm dục kiến, câu dĩ vô cập, hô thiên thương địa, duy độc lễ nhĩ. Nãi thủ Lễ kinh, cập cổ kim gia lễ chư thư, triêu tịch thám thảo” 予昔年遊宦聞喪而奔藥欲嘗斂欲見俱已無及呼天傷地惟獨禮耳乃取禮經及古今家禮諸書朝夕探討

26

“Năm Mậu Dần, tôi có tang mẹ, vẫn thường mang theo bên mình sách lễ của Chu Văn Công. Đến khi hỏi Bùi Tiên sinh ở Thịnh Liệt [Bùi Huy Bích (1744 – 1802)], mới ghi chép thô phác ý lễ được một hai phần”44

Xuất phát từ vị trí trong ngũ lễ, từ nhu cầu đời sống xã hội, tang lễ được nhà Nho Việt Nam lấy làm đối tượng trình bày trong tác phẩm của mình, việc làm này đôi khi nằm ngoài mục đích báo hiếu, như trường hợp TMGL. Hồ Gia Tân nhấn mạnh mâu thuẫn giữa một bên là vị trí “tối thượng” trong phạm vi tứ lễ, giá trị xuyên suốt mọi thời đại của tang lễ với một bên là thực trạng “lạc hậu”, “chậm tiến” về tư liệu, về việc thực hành nghi tiết trong đời sống xã hội, để từ đó TMGL ra đời là kết quả quá trình giải quyết mâu thuẫn bằng cách Nôm hóa tư liệu và giản lược hóa nghi tiết tang lễ: “Các bậc tiên hiền chế định lễ nghi, quan, hôn, tang, tế không lễ nào không đầy đủ. Duy chỉ có một việc tang lễ là sự người đời thường thi hành, […] nhưng tiết thứ bề bộn, hình thức nghi tiết sâu kín, đến lúc xử lí công việc lại vội vàng không giải quyết chu đáo được”45.

Thời Nguyễn là thời đại phổ dụng của TMGL, cũng là thời đại xuất hiện nhiều tác phẩm gia lễ nhất trong lịch sử tư liệu gia lễ Việt Nam. Tính trái lễ về nghi tiết trong TMGL

theo quan điểm của nhiều nhà Nho thời Nguyễn là động cơ chủ yếu thúc đẩy họ soạn sách gia lễ cho tư gia và đương nhiên tang lễ là nghi lễ được chú ý hơn cả.

1.3.2. Lồng ghép tang lễ và tế lễ

Ngoài một số sách chuyên biệt một loại nghi lễ như Gia lễ lược biên (chuyên biệt tế lễ), hoặc cùng một tư liệu nhưng tách biệt các loại nghi lễ thành phần thành những mục riêng biệt như Tam lễ tập yếu (với ba loại lễ: hôn lễ, tang lễ, tế lễ), Tứ lễ lược tập (với bốn loại: quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ), thì đa phần sách gia lễ Việt Nam trình bày tang lễ và tế lễ trong cùng một tư liệu. Tuy nhiên, những sách gia lễ như vậy thường không tách biệt mà lồng ghép tang lễ và tế lễ thành một và gọi chung là Tang tế.

Đời Lê, ba tác phẩm gia lễ khắc in là GLTK, HTTGL, TMGL đều trình bày lồng ghép tang lễ và tế lễ thành một loại Tang tế, tuy rằng mở đầu mỗi sách không đề cập đến việc lồng ghép Tang tế, nhưng kết cấu và câu kết mỗi sách lại cho thấy điều đó, ví dụ câu kết sách GLTK: “Gia lễ tang tế tiệp kính quyển chung” 家禮喪祭捷徑卷終, câu kết TMGL: “Gia lễ tế nghi tập hoàn” 家禮祭儀集完. Tuy tế lễ là nghi lễ thành phần độc lập phân biệt

44 Trích “Tứ lễ trích tập tự”, trong Tứ lễ lược tập của Bùi Tú Lĩnh, nguyên văn: “Dư ư Mậu Dần đinh gian, thường tụ Chu lễ, vấn vu Thịnh Liệt Bùi tiên sinh thô chí lễ ý nhất nhị” 予於戊寅丁艱常袖周禮問于盛烈裴先生粗 誌禮意一二

45 Trích “TMGL tự”, nguyên văn: “Tiên hiền chế lễ quan hôn tang tế mị bất bị cụ, […] duy tang lễ nhất sự thế nhân sở dụng thường hành nãi tiết thứ hạo phồn, nghi văn thâm mật, lâm thời thảng thốt vị tận chu tri” 先賢制禮冠 婚喪祭靡不備具 […]惟喪禮一事世人所用常行乃節次浩繁儀文深密臨時倉卒未盡周知

27

với các nghi lễ thành phần khác (quan lễ, tang lễ, hôn lễ), nhưng nội tại nghi lễ thành phần đó đều có tế lễ, đương nhiên tang lễ cũng có tế lễ, đó là cơ sở dẫn tới việc lồng ghép nói trên. Tuy nhiên, tế lễ ở đây chỉ là tế trong tang lễ - một bộ phận trong tế lễ. Nhận định tế lễ là một thành phần trong tang lễ cũng là nhận định của Đinh Lăng Hoa 丁陵華 trong Trung Quốc tang phục chế độ sử 中國喪復制度史. Theo Đinh Lăng Hoa, tang lễ bao gồm: phục chế, táng chế, và tế chế

Nguồn: Đinh Lăng Hoa: Trung Quốc tang phục chế độ sử, Thượng Hải Nhân dân xuất bản xã, 2000, tr.3

Đời Nguyễn, Đỗ Huy Uyển với nguyện vọng đi tìm “tồn chân” VCGL nên “sai người con trai tên Liêu trích biên hai lễ tang tế trong VCGL”46

. Tuy nhiên, khi thành sách, Đỗ Huy Uyển không tách biệt mà lồng ghép tế lễ trong tang lễ. Nếu như ở VCGL, từ mục “Kị nhật” trở đi thuộc về tế lễ, thì ở VCGL tồn chân, Đỗ Huy Uyển chuyển chúng thành những tiểu mục trong tang lễ.

Hay trường hợp sách Tang tế khảo nghi (đời Nguyễn) là một tư liệu tập hợp những vấn đề vấn đáp về tang lễ và tế lễ từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhưng trong nội dung văn bản, tang và tế cũng không tách biệt rõ ràng mà có sự đan xen giữa những vấn đề vấn đáp tang lễ và vấn đáp tế lễ.

1.3.3. Ý thức lƣu giữ văn hiến quan lễ

Ở Việt Nam, ngay trong thời kì giao lưu văn hóa gia lễ diễn ra mạnh mẽ thời kì Bắc thuộc và các thời đại Đinh, Lê, Lí, Trần, quan lễ đã không được người Việt Nam tiếp nhận

46

Trích “VCGL tồn chân tự”, nguyên văn: “mệnh nam Liêu trích biên Văn Công tang tế nhị lễ” 命男僚摘編 文公喪祭二禮

28

một cách đúng nghĩa. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút mục Lễ đội mũ có viết: “Lễ đội mũ lâu nay đã bỏ đi không làm, những bậc trưởng, ấu, thiếu, lão lại không phân biệt rõ ràng, lúc bình thường giao thiệp với nhau chỉ lấy phận vị mà đối đãi”. Khi tư liệu gia lễ Trung Quốc được truyền bá sang Việt Nam một cách phổ biến với một chỉnh thể toàn vẹn, đầy đủ nghi lễ thành phần, nhưng quan lễ vẫn không được tiếp nhận. Những tư liệu gia lễ Việt Nam được coi là kết quả đầu tiên của quá trình tiếp cận tư liệu gia lễ Trung Quốc như

GLTK, HTTGL, TMGL, Tam lễ tập yếu (đời Lê) đều không đề cập quan lễ. Khi viết lời chí cho Tam lễ tập yếu, Tĩnh Trai Phạm Phủ (đời Nguyễn) nhận định thực trạng thực hành tứ lễ đương thời trong đó quan lễ đã hoàn toàn mai một: “Đời nay, quan lễ không còn được thi hành, duy có hôn, tang, tế là được thông dụng toàn quốc”47.

Có lẽ tư liệu gia lễ Việt Nam khuyết thiếu quan lễ, bởi lẽ nghi lễ đó đã không được cử hành bấy lâu nay. Đời Nguyễn, Bùi Tú Lĩnh cũng nhận định thực trạng tư liệu gia lễ Việt Nam đương thời chỉ trình bày hôn lễ, tang lễ, tế lễ mà thiếu quan lễ: “Nước Nam ta vốn là quốc gia văn hiến, sách gia lễ của các tác giả ghi chép hôn lễ, tang lễ, tế lễ đầy đủ cả mà quan lễ lại khuyết thiếu”48

Tuy nhiên, tư liệu gia lễ Trung Quốc truyền bá sang Việt Nam cũng đã phát huy tính tích cực đối với quan lễ, làm dấy lên ý thức lưu giữ văn hiến quan lễ của nhà Nho việt Nam. Cũng có thể lối ứng xử tích cực của một số nhà Nho Việt Nam đối với quan lễ chỉ nhằm mục đích thể hiện đẳng cấp, khẳng định phận vị gia tộc. Xét ở mọi góc độ, cho dù nhà Nho Việt Nam muốn tiếp nhận quan lễ nhưng cũng không thể truyền bá rộng khắp, khiến quan lễ ăn sâu, sánh ngang với ba loại nghi lễ thành phần còn lại trong tiềm thức người Việt. Xuất phát từ lí do trước nhất đó là thực trạng quan lễ đang bị lãng quên, một số tư liệu gia lễ ra đời với mục đích lưu giữ trọn vẹn văn hiến tứ lễ, như Tứ lễ lược tập của Bùi Tú Lĩnh trình bày bốn loại nghi lễ quan, hôn, tang, tế.

Không phải là trình bày cho đủ bộ, việc làm của Bùi Tú Lĩnh hoàn toàn mang tính tự giác. Kế thừa quan điểm Nho gia49, Bùi Tú Lĩnh đánh giá vai trò quan trọng của quan lễ

47

Trích “Tam lễ tập yếu chí”, nguyên văn: “quan lễ kim thế bất hành duy hôn tang tế thông quốc sở dụng” 冠 禮今世不行惟婚喪祭通國所用

48

Trích “Tứ lễ lược tập tự”, nguyên văn: “Ngã Nam văn hiến chi bang, chư danh gia lễ thư hôn tang tế giả hữu chi nhi ư quan lễ khuyết yên” 我南文獻之邦諸名家禮書婚喪祭者有之而於冠禮闕焉

49

Thiên Quan nghĩa đệ tứ thập tam冠义第四十三, sách Lễ kí viết: quan lễ là cái mở đầu của Lễ, cho nên Thánh vương xưa coi trọng quan lễ冠者礼之始也。是故古者圣王重冠

Thiên Hôn nghĩa đệ tứ thập tứ 婚义第四十四 sách Lễ kí viết: Lễ mở đầu ở quan lễ, bản nguyên ở hôn lễ, trọng đại ở tang lễ, tế lễ夫礼始于冠,本于婚,重于丧、祭

29

trong đời sống, trong mối quan hệ với ba nghi lễ thành phần còn lại: “Trong tứ lễ, quan lễ đứng ở vị trí đầu tiên, ví như mùa xuân trong bốn mùa, sao có thể bỏ đi không giảng cứu”50

Không chỉ có Tứ lễ lược tập, sách Nguyễn thị gia huấn do Nguyễn Mai Hiên (đời Nguyễn) sao chép cũng chú ý đến quan lễ, đặt ngang hàng với ba loại lễ nghi còn lại đúng như vị trí nguyên thủy, điều đó thể hiện ý thức tự giác lưu giữ văn hiến quan lễ, tiếp nhận gia lễ một cách trọn vẹn (mặc dù có thể quan lễ không được cử hành trong thực tế), và là cách ứng xử khá tích cực của một số nhà Nho đời Nguyễn trước thực trạng quan lễ không còn được phổ dụng trong đời sống người Việt đương thời.

1.3.4. Luận giải nghi thức gia lễ

Xét từ góc độ nội dung, tư liệu gia lễ lưu tại VNCHN có thể tách thành hai loại: tư liệu nghi tiết gia lễ (TMGL chia nhỏ thành 2 phần: “Tế nghi”, “Phục chế”) và tư liệu luận giải nghi tiết. Tư liệu luận giải thông thường giải thích nghi tiết hoặc tiểu mục gia lễ từ góc độ mục đích, nguyên lưu, lịch sử hình thành. Nghi tiết có thể được luận giải trực tiếp (Tam lễ tập yếu, VCGL tồn chân, Tứ lễ lược tập) hoặc thông qua hình thức vấn đáp. Xét riêng luận giải qua hình thức vấn đáp, tư liệu gia lễ tại VNCHN có khoảng 300 đơn vị, tập trung trong 4 tư liệu: HTTGL, Thanh Thận gia lễ, văn bản kí hiệu A.279, và Tang tế khảo nghi. Ngoài ra, Thư viện Quốc gia hiện lưu sách Gia lễ hoặc vấn với 44 câu vấn đáp. Tư liệu luận giải nghi thức được viết bằng văn tự Hán, giành cho đối tượng đọc chủ yếu là tri thức Nho học nghiên cứu gia lễ.

Tuy nhiên, việc phân loại như trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi ở nhiều tư liệu, việc luận giải có thể đan xen với nghi tiết, thường đi kèm sau nghi tiết là đối tượng được luận giải như ở các tác phẩm: Thanh Thận gia lễ, Tang lễ bị kí, Tam lễ tập yếu, Tứ lễ lược tập... có khi luận giải nghi tiết là thành phần tách biệt trong một tác phẩm như HTTGL

(đời Lê), VCGL tồn chân (đời Nguyễn). Qua đó thấy rằng, nhà Nho Việt Nam chủ động chứ không hề bị động khi tiếp cận gia lễ, tiếp cận về cả phương diện nội dung và hình thức chú trọng nhiều loại đối tượng đọc mà trước tiên là quần chúng nhân dân, sau là nhà Nho nghiên cứu gia lễ. Cũng có thể đó là cách thể hiện tri thức, là cơ sở lí luận cho lối ứng xử, cách chọn lọc nghi tiết gia lễ của nhà Nho Việt Nam.

Trên nền tảng là những tập tục lễ nghi cổ, trải qua thời gian dài tiếp biến gia lễ Trung Quốc thông qua giao lưu văn hóa chủ yếu diễn ra thời Bắc thuộc và các thời đại Đinh, Lê, Lí, Trần và thông qua tiếp cận tư liệu gia lễ chủ yếu diễn ra vào thời Lê sơ, gia lễ Việt Nam có sự biến đổi tương đối ở mỗi thời kì lịch sử. Đó là động cơ thúc đẩy sự ra đời tư liệu luận giải

50 Trích “Tứ lễ lược tập tự”, nguyên văn: “Phù tứ lễ chi trung, quan tại kì thủ, thí do tứ tự chi hữu xuân, kì khả phế nhi bất giảng chi tai” 夫四禮之中冠在其首譬猶四序之有春其可廢而不講之哉

30

nghi tiết như “Gia lễ vấn đáp” (HTTGL) của Hồ Sĩ Dương, “Gia lễ khảo chính” (VCGL tồn chân)của Đỗ Huy Uyển.

Đặc trưng thường thấy ở những đoạn luận giải nghi thức trong tư liệu gia lễ Việt Nam, đó là luận giải nghi thức bằng phương pháp khảo chứng, làm cơ sở phát hiện tính trái lễ hoặc đánh giá tính tích cực hay tiêu cực trong nghi lễ cải biến của thế tục. Tùy từng thời đại, tùy từng quan điểm nhà Nho, tùy vào mức độ trái lễ của nghi lễ cải biến mà tính tích cực của nghi lễ cải biến được phủ nhận hoặc tiếp nhận, điều này có thể thấy rõ khi so sánh quan điểm của Hồ Sĩ Dương thời Lê (Gia lễ vấn đáp) và Đỗ Huy Uyển thời Nguyễn (Gia lễ khảo chính). Với quan điểm tòng lễ, Đỗ Huy Uyển soạn Gia lễ khảo chính mục đích phê phán và loại bỏ một số nghi thức cải biến của thế tục. Trước đó, Hồ Sĩ Dương soạn Gia lễ vấn đáp không chỉ nhằm phát hiện tính trái lễ mà còn mục đích phát hiện tính tích cực của nghi lễ cải biến làm cơ sở sự cân nhắc tòng tục hay tòng lễ. Cách ứng xử của Hồ Sĩ Dương đã khẳng định tư duy mới mẻ và tinh thần dân tộc của người Việt trong giao lưu văn hóa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài 45 vấn đề khảo chính trong VCGL tồn chân có tính cá nhân tác giả, còn lại những vấn đề luận giải trong tư liệu gia lễ lịch đại hầu hết có nguồn gốc từ Gia lễ vấn đáp51(xem bảng Những vấn đề vấn đáp luận giải nghi tiết gia lễ - thống kê và so sánh với

Gia lễ vấn đáp, phụ lục II). Vấn đề được sao chép hoặc trích dẫn chủ yếu có đối tượng luận giải là những gì quen thuộc nhưng khó hiểu đối với thứ dân như vấn đề chữ “duy”,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 30)