Luận giải nghi thức gia lễ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 34)

7. Kết cấu luận văn

1.3.4.Luận giải nghi thức gia lễ

Xét từ góc độ nội dung, tư liệu gia lễ lưu tại VNCHN có thể tách thành hai loại: tư liệu nghi tiết gia lễ (TMGL chia nhỏ thành 2 phần: “Tế nghi”, “Phục chế”) và tư liệu luận giải nghi tiết. Tư liệu luận giải thông thường giải thích nghi tiết hoặc tiểu mục gia lễ từ góc độ mục đích, nguyên lưu, lịch sử hình thành. Nghi tiết có thể được luận giải trực tiếp (Tam lễ tập yếu, VCGL tồn chân, Tứ lễ lược tập) hoặc thông qua hình thức vấn đáp. Xét riêng luận giải qua hình thức vấn đáp, tư liệu gia lễ tại VNCHN có khoảng 300 đơn vị, tập trung trong 4 tư liệu: HTTGL, Thanh Thận gia lễ, văn bản kí hiệu A.279, và Tang tế khảo nghi. Ngoài ra, Thư viện Quốc gia hiện lưu sách Gia lễ hoặc vấn với 44 câu vấn đáp. Tư liệu luận giải nghi thức được viết bằng văn tự Hán, giành cho đối tượng đọc chủ yếu là tri thức Nho học nghiên cứu gia lễ.

Tuy nhiên, việc phân loại như trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi ở nhiều tư liệu, việc luận giải có thể đan xen với nghi tiết, thường đi kèm sau nghi tiết là đối tượng được luận giải như ở các tác phẩm: Thanh Thận gia lễ, Tang lễ bị kí, Tam lễ tập yếu, Tứ lễ lược tập... có khi luận giải nghi tiết là thành phần tách biệt trong một tác phẩm như HTTGL

(đời Lê), VCGL tồn chân (đời Nguyễn). Qua đó thấy rằng, nhà Nho Việt Nam chủ động chứ không hề bị động khi tiếp cận gia lễ, tiếp cận về cả phương diện nội dung và hình thức chú trọng nhiều loại đối tượng đọc mà trước tiên là quần chúng nhân dân, sau là nhà Nho nghiên cứu gia lễ. Cũng có thể đó là cách thể hiện tri thức, là cơ sở lí luận cho lối ứng xử, cách chọn lọc nghi tiết gia lễ của nhà Nho Việt Nam.

Trên nền tảng là những tập tục lễ nghi cổ, trải qua thời gian dài tiếp biến gia lễ Trung Quốc thông qua giao lưu văn hóa chủ yếu diễn ra thời Bắc thuộc và các thời đại Đinh, Lê, Lí, Trần và thông qua tiếp cận tư liệu gia lễ chủ yếu diễn ra vào thời Lê sơ, gia lễ Việt Nam có sự biến đổi tương đối ở mỗi thời kì lịch sử. Đó là động cơ thúc đẩy sự ra đời tư liệu luận giải

50 Trích “Tứ lễ lược tập tự”, nguyên văn: “Phù tứ lễ chi trung, quan tại kì thủ, thí do tứ tự chi hữu xuân, kì khả phế nhi bất giảng chi tai” 夫四禮之中冠在其首譬猶四序之有春其可廢而不講之哉

30

nghi tiết như “Gia lễ vấn đáp” (HTTGL) của Hồ Sĩ Dương, “Gia lễ khảo chính” (VCGL tồn chân)của Đỗ Huy Uyển.

Đặc trưng thường thấy ở những đoạn luận giải nghi thức trong tư liệu gia lễ Việt Nam, đó là luận giải nghi thức bằng phương pháp khảo chứng, làm cơ sở phát hiện tính trái lễ hoặc đánh giá tính tích cực hay tiêu cực trong nghi lễ cải biến của thế tục. Tùy từng thời đại, tùy từng quan điểm nhà Nho, tùy vào mức độ trái lễ của nghi lễ cải biến mà tính tích cực của nghi lễ cải biến được phủ nhận hoặc tiếp nhận, điều này có thể thấy rõ khi so sánh quan điểm của Hồ Sĩ Dương thời Lê (Gia lễ vấn đáp) và Đỗ Huy Uyển thời Nguyễn (Gia lễ khảo chính). Với quan điểm tòng lễ, Đỗ Huy Uyển soạn Gia lễ khảo chính mục đích phê phán và loại bỏ một số nghi thức cải biến của thế tục. Trước đó, Hồ Sĩ Dương soạn Gia lễ vấn đáp không chỉ nhằm phát hiện tính trái lễ mà còn mục đích phát hiện tính tích cực của nghi lễ cải biến làm cơ sở sự cân nhắc tòng tục hay tòng lễ. Cách ứng xử của Hồ Sĩ Dương đã khẳng định tư duy mới mẻ và tinh thần dân tộc của người Việt trong giao lưu văn hóa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài 45 vấn đề khảo chính trong VCGL tồn chân có tính cá nhân tác giả, còn lại những vấn đề luận giải trong tư liệu gia lễ lịch đại hầu hết có nguồn gốc từ Gia lễ vấn đáp51(xem bảng Những vấn đề vấn đáp luận giải nghi tiết gia lễ - thống kê và so sánh với

Gia lễ vấn đáp, phụ lục II). Vấn đề được sao chép hoặc trích dẫn chủ yếu có đối tượng luận giải là những gì quen thuộc nhưng khó hiểu đối với thứ dân như vấn đề chữ “duy”, “cát bái”, “hung bái”…, những nghi tiết không thống nhất ở nhiều tư liệu như tham thần, giáng thần…

1.3.5. Nôm hóa tƣ liệu gia lễ

Như đã phân tích, tư liệu gia lễ Việt Nam có thể tách thành hai loại xét từ góc độ nội dung tư liệu: Một là, tư liệu trình bày nghi tiết gia lễ (tang tế), TMGL chia nhỏ thành 2 phần: “Tế nghi”, “Phục chế”. Đinh Lăng Hoa trong Trung Quốc tang phục chế độ sử phân

51

Với tư cách là tư liệu Việt Nam đầu tiên luận giải nghi tiết, kết quả nghiên cứu của Gia lễ vấn đáp được nhiều tư liệu gia lễ thế hệ sau kế thừa, thể hiện ở hai phương diện:

Một là sao chép: có thể sao chép nguyên văn hoặc lược sao toàn bộ một vấn đề, nhưng chủ yếu là sao chép nguyên văn: 32/182 đơn vị vấn đề vấn đáp trong Tang tế khảo nghi (26/32 vấn đề sao chép nguyên văn);29/44 đơn vị vấn đề vấn đáp trong Gia lễ hoặc vấn được sao chép từ Gia lễ vấn đáp

Hai là trích dẫn: có thể trích dẫn nguyên văn hoặc trích dẫn vắn tắt một phần trong một vấn đề, nhưng chủ yếu là trích dẫn vắn tắt, thường đi kèm sau nghi tiết tương ứng với mục đích giải thích nghi tiết: 11/19 đơn vị vấn đề vấn đáp trong Thanh Thận gia lễ (11/11 vấn đề trích dẫn văn tắt), 11/17 đơn vị vấn đề vấn đáp trong tang lễ bị kí (9/11 vấn đề trích dẫn văn tắt) được trích dẫn từ Gia lễ vấn đáp (xem bảng thống kê sau đây). Sao chép vắn tắt trên tiêu chí thay đổi ngữ pháp theo xu hướng giản lược, nhưng giữ nguyên nội dung cơ bản, loại bỏ một số câu bình luận mang tính cá nhân của Hồ Sĩ Dương (như lời bình luận về GLTK ở vấn đề 19 trang 8a), hoặc những đoạn bình luận của người khách đối với Hồ Sĩ Dương.

31

tang lễ thành ba thành phần: Phục chế, Táng chế, Tế chế. Hai là, tư liệu luận giải nghi

thức hoặc tiểu mục gia lễ từ góc độ mục đích, nguyên lưu, lịch sử hình thành.

Xét mặt văn tự, loại 1 có thể viết bằng văn tự Hán, hoặc Nôm hoặc Nôm xen Hán, tư liệu loại 2 viết bằng văn tự Hán. Trong lịch sử gia lễ Việt Nam, táng chế, tế chế (táng tế chế) và phục chế là đối tượng được Nôm hóa trước nhất. HTTGL là tư liệu đầu tiên diễn Nôm táng tế chế, trước đó GLTK đã diễn Nôm phục chế. Sau này, TMGL kế thừa ý tưởng diễn Nôm, khắc phục hạn chế từ 2 tác phẩm ra đời trước đó là HTTGL GLTK, diễn Nôm triệt để táng tế chế và phục chế. Có lẽ vì sử dụng văn tự Nôm, cho nên ba tác phẩm kế tục nhau phổ dụng và đều được khắc in trong lịch sử gia lễ Việt Nam.

Tư liệu gia lễ Việt Nam khởi đầu từ thời thế kỉ XVII (cụ thể là sự ra đời GLTK, khắc in năm 1707) và phát triển mạnh vào cuối thời Nguyễn (trên 10 hiệu in tham gia in sách

TMGL). Trong số sách đó chỉ có GLTK, HTTGL, TMGL đều là tư liệu đời Lê, đều viết bằng văn tự Nôm, và là 3/3 tác phẩm gia lễ khắc in, theo đó quá trình Nôm hóa diễn ra mạnh mẽ vào thời gian từ cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII.

GLTK, HTTGL, TMGL là những tác phẩm đầu tiên trong hệ thống tư liệu Gia lễ Việt Nam, ra đời và khắc in vào trong thời đại “lễ học bất minh”52, “sách Gia lễ, thấy nhiều họ nói sự đa đoan, chẳng có một phép”53. Trong thời đại chữ Nôm đang dần hưng thịnh, “chữ Nôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội” [Nguyễn Quang Hồng: Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.387], việc Ngô Sĩ Bình, Hồ Sĩ Dương, Hồ Gia Tân biên soạn gia lễ bằng chữ Nôm (hoặc Nôm xen Hán) không phải vô cớ:

Ngô Sĩ Bình biên soạn GLTK chọn văn tự Nôm cho phần phục chế, mục đích “Tra tường các luật ngũ phục chế phục các đồ lập vi quốc ngữ từ” 查 詳 各 律 五 服 制 服 各

圖 立 為 國 語 言 辞.

52 Nhận định của Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút 雨中隨筆 bản R.1069 lưu tại Thư viện Quốc gia. Trong Vũ trung tùy bút, mục “Quán tẩy chi thiết” 盥洗之設,nguyên văn: 近世禮學不明

32

Khi soạn HTTGL, Hồ Sĩ Dương ý thức được mục đích soạn sách là để “dễ xem”, chú trọng đối tượng đọc “thứ dân” “kẻ hậu học” và để thực hiện mục đích đó tác giả sử dụng công cụ văn tự Nôm, mục “Quốc ngữ giải” (chữ Nôm) trang 3b viết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗ nay nhân rỗi xem sách gia lễ, thấy nhiều họ nói sự đa đoan, chẳng có một phép. Vả lại lai láng, kẻ thứ dân khó xem. Bằng đấng hiền nhân, cùng người thức giả xem sách cái gia lễ mới thông. Bằng kẻ thứ dân cùng kẻ hậu học tuy có xem sách cũng chưa được tường. […] Mỗ nhân chưng phu sự ấy bèn phải làm lời nôm ra cho kẻ hậu học dễ xem. […] Mỗ tuy rằng lời quốc ngữ vụng về song cũng đã lấy nghĩa các sách lễ ra mà làm, chẳng dám đặt lời không ra đâu. Khuyên người ta xem đấy mà báo hiếu. Hễ kẻ nên công nghiệp “thiên chi kinh, địa chi nghĩa, dân chi hạnh dã” hoặc ai chăng có lòng xem lời này thì xem sách ấy, mựa chớ chê khen làm gì”.

Khi cho khắc in HTTGL vào năm 1739, Chu Bá Đang nhận định, Hồ Sĩ Dương soạn sách “trình bày bằng Quốc ngữ để cho người đời dễ hiểu”:

“Quan Hình bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ Duệ quận công Hồ Sĩ Dương triều ta đã giữ chế độ, đọc lễ nghi, tiếp đó đọc qua các sách, chọn dùng nghi tiết trong VCGL, từ trong đó tham khảo, gia giảm, chọn lọc, phụ thêm ý riêng, trình bày ra quốc ngữ, muốn cho ngƣời đời dễ hiểu, mà hành lễ không sai trái. Khi hiệu định sách, cái chí của ông vốn đã muốn thi hành trong thiên hạ, nhưng trải nhiều thế hệ, lời nói mai một, công việc sẽ không còn đúng bản nghĩa nữa. Tôi có được sách này, gói bọc kí lưỡng, cất giấu như báu vật, nhưng không dám giữ riêng, nhân đó giao thợ khắc ván, in ấn cho đời. Mục đích sau này để cái chí của ông được thực hiện, cái đức của ông được phổ quát, đồng thời đối với phong khí xã hội, và đối với đạo lập thân xử thế của con người, cũng may chăng sẽ đóng góp được chút gì đó nhỏ bé”54

Đối với TMGL, Hồ Gia Tân có nguyện vọng sử dụng văn tự Nôm để tiện thực hành, khắc phục hạn chế “nghi văn thâm mật” của sách gia lễ văn tự Hán: “Duy có việc tang lễ là việc người đời thường hành, nhưng tiết thứ còn bề bộn, hình thức nghi tiết còn sâu kín, đến lúc xử lí công việc lại vội vàng mà chưa biết trọn vẹn. Cho nên nhân vào lúc nhàn rỗi đọc và giảng cứu sách vở ở đình nạp lương (hóng gió), tham khảo và chất chính các sách, dựa theo và kế thừa cổ lễ, gia giảm chọn lọc, diễn rộng ra quốc âm, cùng văn tế; câu đối các tiết tuỳ sự thích hợp bổ sung thêm thành sách, nhan đề là TMGL”55

54 Nguyên văn: “Ngã quốc triều Hình bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ Duệ quận công Hồ Sĩ Dương vu thủ chế độc lễ, thứ lịch duyệt quần thư, thủ VCGL nghi chú, tòng trung tham chước phụ dĩ kỉ ý diễn vi quốc ngữ, dục nhân chi dị hiểu, nhi hành chi bất mậu dã. […] Thiển học chi nhân phi quyển tiện thức, thành gia lễ chi khang trang dã, công ư hiệu thời, kì chí cố dục hành ư thiên hạ, nại thế viễn ngôn nhân, kì sự bất quả. Mỗ tự đắc kì thư thập tập trân tàng, bất cảm tư mật, nhân phó kỉ quyết thị tẩm tử vu thế, tương dĩ quảng công chi chí, biểu công chi đức, nhi ư thế đạo nhân kỉ, diệc thứ hồ kì tiểu tiểu bổ vân

55

Nguyên văn: “Duy tang lễ nhất sự thế nhân chi sở thường hành nãi tiết thứ hạo phồn, nghi văn thâm mật, lâm thời thảng thốt vị tận chu tri. Cố ư nạp lương đình giảng độc chi hà tham chất chư thư, y tập cổ lễ, châm chước tổn ích phu diễn quốc âm, cập các tiết tế văn, đối liên tòng nghi nghi tăng bổ thư thành nhan viết TMGL

33

TIỂU KẾT

Nội dung tiệu gia lễ Việt Nam khái quát thông qua sơ đồ sau, có sự khác biệt đối chút khi so sánh với nội dung, kết cấu tư liệu gia lễ Trung Quốc. Tư liệu nhan đề “Gia lễ” chỉ là một hoặc hai lễ thành phần chủ yếu là tang lễ và tế lễ, có khi tế lễ được lồng ghép với tang lễ và được gọi chung là tang tế, GLTK, HTTGL, TMGL là ba trong những tác phẩm như vậy.

Sơ đồ biểu thị ngoại diên “gia lễ” xét từ tư liệu gia lễ Việt Nam

12 tác phẩm gia lễ Việt Nam với nội dung đã phân tích là kết quả quá trình tiếp cận tư liệu gia lễ lịch đại trong đó có tư liệu Việt Nam trong thời gian ba thế kỉ, điều đó thể hiện khả năng tiếp cận và năng lực tiếp biến gia lễ của nhà Nho Việt, đủ để khẳng định vị thế và tính độc lập của gia lễ Việt Nam so với gia lễ khu vực Đông Á mà trung tâm là Trung Quốc.

Trong tư liệu đó, GLTK, HTTGL, TMGL là những tác phẩm Nôm lần lượt ra đời sớm so với những tác phẩm còn lại, lần lượt được khắc in và nối tiếp nhau phổ dụng trong nhiều thế kỉ. Cho dù quan phương hay không quan phương, nhưng chí ít việc khắc in nhằm phổ dụng những tư liệu nói trên đã góp phần định hình gia lễ Việt Nam. Nghiên cứu ba tác phẩm trong mối liên hệ qua lại trong một nhóm tư liệu không những có thể nhìn nhận sự truyền thừa giữa chúng mà có thể nhìn nhận sự biến động gia lễ lịch đại.

Trên tư tưởng “hiếu” với tinh thần “báo hiếu” của nhà Nho Việt, nội dung tư liệu gia lễ Việt Nam chủ yếu viết về tang lễ hoặc lồng ghép tang và tế. Đại bộ phận tư liệu gia lễ Việt Nam đều mang tính hướng dẫn thực hành gia lễ, một bộ phận nhỏ tác phẩm trình bày luận giải về nghi tiết gia lễ và ít đi sâu luận về gia lễ học.

34

Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TIẾP BIẾN NHÓM VĂN BẢN GIA LỄ KHẮC IN VIỆT NAM

2.1. Những chặng đƣờng lịch sử gia lễ Việt Nam

2.1.1. Thời kì tiếp biến gia lễ Trung Quốc thông qua giao lƣu văn hóa và tiếp cận tƣ liệu gia lễ (trƣớc thế kỉ XVII)

Nghiên cứu gia lễ Trung Quốc nói chung VCGL nói riêng từ góc độ ảnh hưởng đối với khu vực Đông Á được giới học thuật chú ý56 tập trung vào một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản. Việt Nam tuy là quốc gia nằm trong khu vực văn hóa Đông Á nhưng chưa được nghiên cứu theo đúng nghĩa.

Gia lễ ban đầu là công cụ để tầng lớp quý tộc khẳng định danh phận, tuy nhiên cùng sự biến động chính trị xã hội và nhu cầu thực hiện nghi lễ theo một chuẩn mẫu nhất định, gia lễ được phổ cập toàn dân. Ở Trung Quốc, gia lễ chính thức được bình dân hóa từ thế kỉ XIII cùng sự ra đời VCGL. Theo Khổng Chí Minh (trong luận văn Thạc sĩ Sự ảnh hưởng của gia lễ đối với hôn lễ tang lễ Đài Loan), “Gia lễ của Chu Tử ảnh hưởng rất lớn đối với quan niệm và việc thực hành gia lễ trong thứ dân đời sau, triều Minh đã quan phương hóa việc “ban bố VCGL toàn thiên hạ”, đồng thời “định chế để sử dụng”, biểu thị rõ ràng Gia lễ của Chu Tử là chuẩn mẫu lễ nghi thường nhật mà thứ dân sử dụng. Sách Gia lễ ảnh hưởng rộng rãi, truyền đến các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc cùng với sự lưu truyền Chu Tử học”57.

Với thời gian dài Bắc thuộc, tục tang lễ, hôn lễ58 Việt Nam ảnh hưởng bởi Trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 34)