Văn bản TMGL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 90)

7. Kết cấu luận văn

3.3.Văn bản TMGL

Lời tựa Thanh Thận gia lễ do Lê Quý Đôn (1726 - 1784) soạn từng nhắc đến TMGL: “Cho nên Thọ Mai cư sĩ trước đây đã tham khảo và đối chất các sách”. Vũ trung tùy bút

86

đoạn viết về sách TMGL: “In khắc xong xuôi cho ra đời sách một quyển, đem dâng lên Bồi tụng Trần Công Thước”. Trần Công Thước tức Trần Công Xán (1731 - ?) làm Bồi tụng khoảng trước năm 1785 (từ năm 1785 làm Tham tụng). Lê Quý Đôn mất năm 1784, Trần Công Thước làm Bồi tụng vào trước năm 1785, hai luận cứ đó cho thấy TMGL được soạn và khắc in trước năm 1784. Văn bản TMGL sớm nhất hiện còn là bản trùng san năm Gia Long 1812.

3.3.1. Số lƣợng và phân loại văn bản

VNCHN hiện lưu trữ 39108 văn bản TMGL, trong đó có 35 bản in và bốn bản viết tay. Trong số bốn bản chép tay có hai bản được chép theo bố cục bản in Thịnh Văn đường 1877 và 1897 (hai bản in này VNCHN đều không có). Theo sách Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu, Thư viện Bảo tàng Guimet (Pháp) hiện lưu một bản TMGL Thịnh Văn đường 1877 kí hiệu FC.63685; Thư viện Quốc gia Paris còn lưu bản Thịnh Văn đường 1897 kí hiệu B.21.vietnamien; Thư viện Hiệp hội Á Châu hiện lưu hai bản in TMGL bản Quảng Văn đường 1897 kí hiệu FC.860 (VNCHN không có), bản Quan Văn đường 1916 kí hiệu PD.2335.

35 bản in lưu tại VNCHN là kết quả của sự tham gia khắc in của ít nhất 12 nhà in. Bản in sớm nhất hiện còn là bản trùng san Gia Long 1812, theo đó TMGL đã được khắc in ít nhất một lần trước năm 1812 (TMGL được khắc in từ trước 1784). Bản in Hữu Văn đường, Nguyễn Văn đường, Cẩm Văn đường, Thành Văn đường, Thịnh Văn đường 1877, Quan Văn đường 1897, Tụ Văn đường 1897 đều là bản trùng san, theo đó trong lịch sử đã từng lưu hành ít nhất 8 bản in TMGL khác mà nay đã không còn. Bản Phúc An hiệu, Phú Văn đường, Phúc Văn đường, Tụ Văn đường 1939 là những bản tân san. Nhà in Thịnh Văn đường in TMGL nhiều lần nhất với 4 lần khắc in: năm 1877, 1897, 1916, và 1928, trong đó VNCHN không có bản in 1877, 1897 chỉ có bản chép tay theo hình thức bản in đó, chúng ta có thể thông qua đó nhìn nhận diện mạo cũng như sai dị bản in Thịnh Văn 1877, 1897.

Theo tiêu chí cách thức tạo văn bản, lượng tư liệu TMGL có thể tách thành hai loại: bản khắc in và bản viết tay. Lượng tư liệu TMGL khắc in có thể phân thành nhiều loại với nhiều tiêu chí:

Tiêu chí kết cấu hình thức văn bản: 2 loại: bản Gia Long và các bản còn lại

Tiêu chí kích cỡ ván in: 3 loại: bản Gia Long 25x16, Bản AB.312 25x14, các bản còn lại 15.5x11.

Căn cứ vào đặc điểm, thực trạng lượng bản khắc in, và để thuận tiện cho công tác nghiên cứu, chúng tôi chọn phân loại theo tiêu chí kết cấu hình thức văn bản:

87

Hệ bản 1: bản Gia Long

Hệ bản 2: những bản còn lại, phân thành 2 tiểu loại theo tiêu chí kích cỡ ván in: Tiểu loại 1: khổ sách lớn: bản AB.312 kích cỡ 25x14

Tiểu loại 2: khổ sách nhỏ: các bản còn lại kích cỡ 15.5x11:

(1) Hữu Văn đường tàng bản, Hoàng triều Tự Đức tứ niên bát nguyệt cốc nhật trùng san (1851)

(2) Nguyễn Văn đường tàng bản, Hoàng triều Tự Đức ngũ niên ngũ nguyệt cốc nhật trùng san (1852)

(3) Cẩm Văn đường tàng bản, Hoàng triều Tự Đức thập cửu niên chính nguyệt cát nhật trùng san (1866)

(4) Thành Văn đường tàng bản Tự Đức Đinh Sửu trọng thu cát nhật trùng san (1877) (5) Thịnh Nghĩa đường tàng bản, Thành Thái Đinh Dậu trọng thu cát nhật trùng san

(1897)

(6) Quan Văn đường tàng bản, Thành Thái cửu niên Đinh Dậu nhị nguyệt cát nhật trùng san (1897)

(7) Tụ Văn đường tàng bản, Thành Thái cửu niên Đinh Dậu nhị nguyệt cát nhật trùng san (1897)

(8) Quan Văn đường tàng bản Duy Tân Bính Thìn trọng xuân cát nhật trùng san (1916) (9) Thịnh Văn đường tàng bản, Khải Định Đinh Tỵ Xuân cát nhật trùng san (1917) (10) Phúc An hiệu tàng bản, Khải Định Canh Thân niên xuân cát nhật tân san (1920) (11) Phú Văn đường tàng bản, Khải Định Tân niên xuân cát nhật tân san (1921) (12) Phúc Văn đường tàng bản, Bảo Đại Mậu Thìn niên thu cát nhật tân khắc (1928) (13) Thịnh Văn đường tàng bản Bảo Đại tam niên trọng thu cát nhật trùng san (1928) (14) Tụ Văn đường tàng bản, Bảo Đại Ất Mão niên xuân cát nhật tân san

VNCHN không lưu bản in Thịnh Văn đường tàng bản Tự Đức Đinh Sửu trọng thu cát nhật trùng san (1877) và bản in Thịnh Văn đường, Thành Thái Đinh Dậu trọng thu cát nhật trùng san (1897) nhưng hiện lưu trữ hai bản viết tay theo bố cục của hai bản in này. Mặc dù trong quá trình sao chép sẽ có những sự sai khác nhất định so với bản khắc in, nhưng chúng tôi tạm sử dụng hai bản chép tay này để thay thế cho bản in khi hiệu đối sai dị văn bản của các nhà in.

Số lượng, thực trạng đồng thời cũng là dấu hiệu nhận biết, phân biệt giữa các loại văn bản TMGL được khái quát trong bảng phụ lục VIII.

3.3.2. Thực trạng hình thức văn bản TMGL

3.3.2.1. Bìa

Hệ bản 1: Gia Long Hệ bản 2: Sau Gia Long Khổ lớn (AB.312, mất bìa)

Khổ nhỏ

88

rách bìa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bìa bản Gia Long kích cỡ bằng khổ sách, bố cục như sau: Ô ngang trên cùng khắc: “Hoàng triều Gia Long thập nhị niên tuế tại Nhâm Thân trùng san” 皇 朝 嘉 隆 十 二 年

歲 在 壬 申 重 刊. Ô bên dưới phân thành ba cột (từ phải qua trái): cột 1 (cột phải): “Lễ

nghi thuật cổ tiên hiền ý” 禮儀術古先賢意; cột 2 (cột giữa): là nhan đề sách “TMGL” 壽 梅家禮; cột 3 (cột trái): “Văn chất minh kim hậu hiếu tâm” 文質明今厚孝心, bốn góc trên dưới trái phái có quẻ Càn, Khôn, Cấn, Chấn. Trong cột 2, phần bên dưới nhan đề ghi các mục trong phụ lục của sách, ở các bản khác phần này ghi ở trang 1b.

Bản AB.312 rách bìa.

Xét phạm vi văn bản khổ nhỏ, về cơ bản bìa có kích cỡ bằng khổ sách, có bản tâm, là tờ số 1 theo trình tự văn bản, bố cục gồm 3 cột (từ phải qua trái): cột 1 (cột phải): “Lễ nghi thuật cổ tiên hiền ý” 禮儀術古先賢意; cột 2 (cột giữa): là nhan đề sách “TMGL” 壽梅家 禮; cột 3 (cột trái): “Văn chất minh kim hậu hiếu tâm” 文質明今厚孝心. Riêng bản Cẩm Văn đường, kích cỡ bìa to hơn khổ sách, ngoài bố cục cơ bản nêu trên, trên cùng có ô ghi niên đại “Tuế tại Bính Dần tân thuyên” 歲 在 丙 寅 新 鐫.

Hai bản chép tay từ bản in Thịnh Văn đường về cơ bản vẫn bảo lưu bố cục, có thể dung sai về khổ sách, số dòng, số chữ mỗi trang.

3.3.2.2. Tâm sách

Tâm sách hay còn gọi là “bản tâm 版 心, còn gọi là “bản khẩu” 版 口 hay “thư khẩu”

書 口, chỉ khoảng giấy nằm giữa mặt a và mặt b của một tờ sách. Nếu ở phần giấy này có in vạch đen thì gọi là “hắc khẩu” 黑口 , không in vạch đen thì gọi là “bạch khẩu” 白 口 . Vạch đen in dài và to thì gọi là “đại hắc khẩu”. Vạch đen in dài và to thì gọi là “đại hắc khẩu” 大 黑 口, in ngắn và nhỏ thì gọi là “tiểu hắc khẩu” 小 黑 口. Phần vạch đen ở phía trên của bản tâm gọi là “thượng hắc khẩu” 上 黑 口, phần vạch đen ở phía dưới gọi là “hạ hắc khẩu” 下黑口. Bản tâm cả phía trên lẫn phía dưới đều có vạch đen, gọi là “thượng hạ hắc khẩu” 上 下 黑 口. Nếu phía bản tâm có in chữ, thì gọi là “hoa khẩu” 花 口” [Thọ

89

Nhân: Sách, các kiểu đóng sách và tên gọi các bộ phận của một cuốn sách cổ,Tạp chí Hán Nôm, số số 2 (27), 1996, tr.85-88].

Cũng như nhiều ấn phẩm khác, tâm sách văn bản TMGL (những bản thuộc hệ bản 2, khổ sách nhỏ) chứa đựng các thông tin: nhan đề, số quyển, số thứ tự tờ, phân bố ở ba ô, với hai loại bản tâm cơ bản sau:

Loại a: 壽梅家禮 [nhan đề: TMGL] 一卷 [số quyển: nhất quyển] 五十二 [thứ tự trang: ngũ thập nhị] Loại b: 壽梅家禮 [nhan đề: TMGL] 一 卷 五十八

[số quyển: nhất quyển] [thứ tự trang: ngũ thập bát]

Trừ bản Nguyễn Văn đường có tâm sách thống nhất (loại b), các bản còn lại thì hai loại tâm sách này cùng hiện diện trong cùng một văn bản:

Tâm sách Hữu Văn hoàn toàn giống bản Thành Văn: Loại a: từ tờ 1 đến 11, từ 42 đến 52; Loại b: từ tờ 12 đến 41, từ 53 đến 66.

Tâm sách Phúc An, Phú Văn, Phúc Văn giống nhau: Loại b: từ tờ 1 đến 10, từ 12 đến 41, từ 53 đến 66; loại a: 11, từ 42 đến 52

Tâm sách Quan Văn 1897 tương đối giống bản Tụ Văn 1897

Tâm sách Tụ Văn tân khắc năm 1939 đã điều chỉnh từ tờ 1 đến 41 thống nhất bản tâm loại b.

Bản Thịnh Văn 1928 là bản in muộn nhất của Thịnh Văn, do pha tạp từ các bản in trước nên tâm sách khá phức tạp

Tuy nhiên, tâm sách tờ 53 đến 66 ở tất cả các bản đều thống nhất loại b. Từ tâm sách có thể nhận thấy, Nguyễn Văn đường khá độc lập, các nhà in khác đều có sự ảnh hưởng qua lại ở mức độ khác nhau khi khắc in TMGL. Cũng có thể có một đội ngũ khắc in

90

Bảng so sánh hình thức tâm sách văn bản TMGL loại khổ sách nhỏ

STT Văn bản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 26 27 28 41 42 48 49 50 51 52 53 66

1. Hữu Văn đường trùng san (1851)

a b a b

2. Nguyễn Văn đường trùng san (1852) b 3. Cẩm Văn đường trùng san (1866) a b a b a b 4. Thành Văn đường trùng san (1877) a b a b 5. Thịnh Văn trùng san (1877) Không còn bản in 6. Thịnh Nghĩa đường trùng san (1897) b a b a b a b

7. Quan Văn đường trùng san (1897)

b a b a b (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Thịnh Văn đường trùng san (1897)

Không còn bản in 9. Tụ Văn đường trùng san

(1897)

b a b a b a b

10. Quan Văn đường trùng san (1916)

b a b a b a b

11. Thịnh Văn đường trùng san (1917)

b a b a b

12. Phúc An hiệu tân san (1920)

b a b a b

13. Phú Văn đường tân san (1921)

b a b a b

14. Phúc Văn đường tân khắc (1928)

b a b a b

15. Thịnh Văn đường trùng san (1928)

b a b a b a b a b a b a b

91

3.3.3. Khảo dị văn bản

Kinh qua gần 200 năm từ lần in đầu tiên trước năm 1784, TMGL được nhiều nhà in khắc in nhiều lần, chính vì thế sai dị xuất hiện ở tất cả văn bản. Văn bản được khảo dị và với ít nhất 76 sai dị cơ bản (phụ lục IX). Từ sự trùng lặp sai dị ở một số văn bản, mối liên hệ, sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhà in cùng ấn hành TMGL và nguyên nhân một số sai dị được xác định.

Thực trạng và nguyên nhân sai dị có thể khái quát như sau:

Nguyên nhân thứ nhất: Tự dạng giống nhau. Bản Gia Long có nhiều lỗi sai do tự dạng:

vĩnh” 永 và “vị” 未 (từ臨 時 倉 卒 未 盡 周 知 thành臨時倉卒永尽周知); “đặc – được

特 thành “thời” 時 (từ拯 特 thành拯 時); “bối – với” 貝 thành “thả - vả” 且 (từ �用�貝�拪

thành �用�且 � 拪); “mạch” 脉 thành “muội” 昧 (từ作急抪 脉 thành作急抪 昧); “rơm” 苫

thành “cỏ” 苦 (từ解 苫 � �边 thành解 苦 � �边); “khinh” 轻 thành “trạch” 择 (từ輕人拯 通 � 接thành 择人拯 通 � 接), lỗi sai kiểu này cũng gặp ở bản trước Tự Đức (từ緦麻之輕

thành 緦麻之择); “trúc” 竹 thành “chử” 杵 (từ以竹為 竿 thành以 杵 為 竿); “phụ” 父 thành “thất” 失 (từ不從之父待 其 母thành不從之失待 其 母) lỗi sai kiểu này cũng gặp ở bản trước Tự Đức; “điển – đến” 典 thành “hưng” 興; “nào” 芾 thành “tiền” 前 (từ據 典 茹 𣈗芾thành據 興 茹 � 前); “gian” 間thành “vấn” 問 (từ小 頃 問 thành小 頃 間); “duy” 惟 thành “suy” 推

(từ伏惟歆納 thành伏 推 歆納); “chủ” 主 thành “sinh” 生 (từ喪主 以 下 止 哭 thành喪 生 以 下 止 哭); “hậu” 後 thành “phục” 復 (từ 其圖見後thành其圖見復); “dịch” 役 thành “hậu” 後

(từ祭 畢 役者 thành祭 畢 後 者); “yết” 謁 thành “vị” 謂 (từ謂之謁 祖 thành謂之謂祖, từ古 之謂朝亦猶謂也 thành古之謂朝亦猶謁也); “khúc” 曲 thành “hưng” 興 (từ曲垂保佑 thành興 垂保佑); “thanh” 清 thành “chử” 渚 (từ道路風清 thành道路風渚); “lệnh” 令 thành “kim” 今

(từ 勿令 thành勿今); “nhi” 而 thành “diện” 面 (từ得 切 要而別擇 thành得切要面別捧), trong khi đó ở bản Thịnh Văn 1917 “diện” thành “nhi”; “tứ” 四 thành “tây” 西 (từ四 傍有壁 thành西 傍有壁); “cương” 剛 thành “tiền” 前 (từ遇剛 日卒哭 thành遇前日卒哭);

Bản Thịnh Văn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bình” thành “bái” (từ吳仕評 撰捷徑 家禮 thành吳仕拜撰捷徑 家禮 ở bản Quan Văn 1916 và Thịnh Văn 1917, Thịnh Văn 1928); “diện” thành “nhi” (từ為前粉面 thành為前粉而 ở bản Thịnh Văn 1917 và Thịnh Văn 1928); “” thành “hầu” (từ以俟置木主 thành以侯 置木主), sai dị này cũng xảy ra ở bản Quan Văn 1916, Thịnh Văn 1928; “tự” thành “thủ” (từ自乎陽降居 神位 thành 首乎陽降居神位), sai dị diễn ra ở bản Thịnh Văn 1928; “tự” thành “” (từ世見有祝 字thành世見有祝宇); “hợp” thành “hợp” thay bộ “thị” 示 bằng bộ “hòa” 禾 (từ哀薦祫事thành

哀薦[禾合 ]事) si dị xảy ra ở bản Quan Văn 1916, Thịnh Văn 1917, Thịnh Văn 1928.

Một số bản khác:

vi” 為 thành “tiến” 薦 (từ為位而 哭 thành薦位而 哭 ở tất cả các bản ngoài bản Gia Long); “trách” 責 thành “quý” 貴 (từ孔子之聖猶責未能thành孔子之聖猶貴未能 ở một số bản sau Gia Long như Hữu Văn, Nguyễn Văn, Cẩm Văn); “cố - có” 固 thành “nhân” 因 (từ或空 朝祖或固朝祖 thành或空朝祖或因 朝祖ở tất cả các bản ngoài bản Gia Long, bản trước Tự Đức bị rách);

92

Nguyên nhân thứ hai: Sai dị do dùng từ đồng nghĩa khác âm:

hoạn” và “ngu” (bản Gia Long viết là水 火 不 測 之 患, còn các bản sau đó đều viết水 火 不 測 之虞); “tịnh” 並 và “diệc” 亦 (bản Gia Long viết là藉棺單用夾縫並可, còn các bản sau đó đều viết藉棺單用 夾縫亦可); “chẳng” 拯 và “chăng” 庄 (bản Gia Long viết là拯固, còn các bản sau đó đều viết庄固, tuy nhiên chữ “chăng” cũng có thể đọc là “chẳng”); “ông” 翁 và chữ “đức” 德 trong trường hợp “ông phu tử” và “đức phu tử” (như bản Gia Long viết là翁 夫 子 固 �, còn các bản sau đó đều viết德夫子固 �); “nấy” 乃và chữ “ấy” � (bản Gia Long, bản trước Tự Đức và các bản thuộc hệ bản 2 ra đời sớm như Hữu Văn, Nguyễn Văn, Cẩm Văn, Thịnh Nghĩa, Quan Văn 1897, Thịnh Văn 1897 đều viết襖 哀 時 尺 乃còn các bản thuộc hệ bản 2 ra đời muộn đều viết襖 哀 時 尺 �); “lưỡng” 兩 và “nhị” 二 (bản Quan Văn 1916, Thịnh Văn 1917, Thịnh Văn 1928 đều viết方相以下二目, các bản khác đều viết方相以下兩目); “hồ” 乎

và chữ “vu” 于 (bản Gia Long và bản Thịnh Văn 1917 đều viết營建窆兆乎, các bản còn lại đều viết營建窆兆于); “bế” 閉 và chữ “hạp” 闔 (bản Nguyễn Văn, Quan Văn 1916, Thịnh Văn 1917 đều viết執事闔門, các bản còn lại đều viết执事閉門); “bú mớm” và “bú bẵm” (bản Quan Văn 1916, Thịnh Văn 1917, Thịnh Văn 1928 đều viết哺[口乏 ], các bản còn lại đều viết哺�)

Nguyên nhân thứ ba: Sai dị do dùng từ đồng âm khác nghĩa.

Trường hợp “nam” 男 thành “nam” 南 (bản Gia Long, trước Tự Đức, Thịnh Nghĩa, Quan Văn 1916, Thịnh Văn 1917, Phúc Văn, Thịnh Văn 1928 đều viết男東女西, các bản còn lại đều viết南東女 西)

Nguyên nhân thứ tƣ: Sai dị do bố cục, cách phân bố cước chú.

Trường hợp cước chú chú âm chữ “tử” 梓 (驟損梓 (音紫)里) bản Gia Long và bản trước Tự Đức đặt dòng cước chú ở cuối đoạn còn các bản Hữu Văn, Nguyễn Văn, Cẩm Văn, Thịnh Nghĩa, Quan Văn 1897 là những bản thuộc hệ bản 2 nhưng ra đời sớm đều đặt dòng cước chú ngay sau hoặc khắc nhỏ ở bên cạnh chữ được chú âm, còn lại các bản thuộc hệ bản 2 nhưng ra đời muộn đều không chú âm; Trường hợp cước chú chú âm chữ “cấu” (無從覯(音構) 止) bản Gia Long đặt dòng cước chú ở cuối đoạn, các bản còn lại đều đặt dòng cước chú ngay sau chữ được chú âm.

Nguyên nhân thứ năm: Sai dị do ván in mục chữ.

Bản Gia Long, bản trước Tự Đức và bản Quan Văn 1897 đều viết � 拮 扽 � , các bản còn lại khuyết chữ扽: �拮 [khuyết chữ] � ); bản Gia Long, A.312, Quan Văn 1897 đều viết

以順陰道, các bản còn lại khuyết chữ “đạo”: 以順陰[khuyết chữ]; các bản đều viết 設魂帛, trong khi đó bản Cẩm Văn 1866, Quan Văn 1897, Tụ Văm 1897 khuyết chữ “thiết” 設: [khuyết chữ]魂 帛

Ngoài ra, do là các bản khắc in nên còn khá nhiều những lỗi chính tả khác: khắc sai chữ thành những “kí tự” không còn là chữ Hán (như chữ “quỳnh” trong đoạn “Quỳnh Lưu huyện Hoàn Hậu xã” ở bản Phú Văn), hoặc thành những chữ không có trong từ điển chữ Hán (như từ中 交 椅thành [車山]交 椅 ở bản Gia Long, từ薄 板thành薄 [木 夙] ở bản Quan Văn 1916, Thịnh Văn 1917, Thịnh Văn 1928; từ木[足伏] 為四寸 thành木[月炎] 為四寸 ở bản Thịnh Văn 1917)

93

Bản Gia Long là bản trùng san nhưng đó là bản sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay, do ra đời sớm, trong thời đại kĩ thuật khắc in chưa cao nên có nhiều lỗi chính tả, nhiều lỗi sai do tự dạng giống nhau.

Các bản trước 1897 khá gần nhau (lặp lại từ 82 đến 98% sai dị), trong đó bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in (Trang 90)