Định hướng mở rộng cho vay kinh doanh tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh tại ngân hàng vietinbank quảng trị (Trang 66)

6. Tổng quan tài liệu

3.1.3 Định hướng mở rộng cho vay kinh doanh tại Ngân hàng TMCP

thương Quảng Trị

Căn cứ vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và đề án kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011-2015. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -Chi nhánh Quảng Trị xác định mục tiêu và định hướng một số hoạt động chính như sau:

- Mục tiêu:

+ Tốc độ tăng nguồn vốn huy động hàng năm: 25-30%/năm. + Tốc độ tăng dư nợ hàng năm : 20- 25%/năm.

+ Tốc độ tăng dịch vụ: 35% + Nợ xấu: dưới 1%

- Định hướng:

+ Chấp hành nghiêm tục các chính sách chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

+ Củng cố, nâng cấp các mạng lưới hiện có, thực hiện điều động nhân sự, bố trí công tác các vị trí phù hợp với mỗi người, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện, nhằm mục đích đẩy mạng công tác cho vay, huy động vốn và các mãng nghiệp vụ khác.

67

+ Định hướng đầu tư tín dụng phải bám sát cơ cấu kinh tế của tỉnh, chuyển mạnh sang cho vay sản xuất kinh doanh, ưu tiên đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh nhất là hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, gắn cho vay nội tệ với ngoại tệ và phát triển dịch vụ ngân hàng theo một quy trình khép kín.

+ Khách hàng mục tiêu: Các hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có quy mô kinh doanh có mức độ trung bình trở lên (tổng nguồn vốn cho phương án, dự án kinh doanh từ 500 triệu trở lên), Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

+ Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế: Tập trung ưu tiên cho vay ngành thương mại dịch vụ bởi lẽ đây là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Trị.

+ Xem xét xây dựng chính sách khách hàng cho vay kinh doanh hiệu quả và bài bản.

Đối với việc mở rộng hoạt động cho vay kinh doanh của chi nhánh, phương hướng cụ thể của ngân hàng như sau:

Thứ nhất: Tăng quy mô tín dụng

Tăng quy mô tín dụng là giữ được số lượng khách hàng cũ và tăng số lượng khách hàng mới đặc biệt là các khách hàng sản xuất kinh doanh ngành nghề có hướng phát triển tốt, có nguồn thu ngoại tệ hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Có chính sách ưu đãi hợp lý về lãi suất, phí, thủ tục giao dịch đối với khách hàng có tiềm năng nhằm xây dựng đội ngũ khách hàng lâu dài ổn định và tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ đó làm tăng tính đa dạng trong thành phần khách hàng của chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Quảng Trị.

Thứ hai: Đa dạng hóa hình thức tín dụng

Ngân hàng TMCP Công thương Quảng Trị sẽ cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu về cho vay. Ngoài ra Chi nhánh cần có phương án kinh doanh trong các loại hình tín dụng còn lại như chiết khấu, bảo lãnh... để khi có văn bản hướng dẫn cụ thể của ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như Ngân hàng Nhà nước thì Chi nhánh không khỏi bỡ ngỡ mà có thể bắt tay đi vào hoạt động luôn mà không phải lúc

68

bấy giờ mới xây dựng phương hướng hoạt động cho mình. Điều này sẽ giúp Ngân hàng tăng doanh thu và đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.

Chi nhánh cần xem xét nhu cầu vay của của khách hàng cũng như đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ và mối quan hệ của họ với Ngân hàng để quyết định phương thức cho vay phù hợp. Ngân hàng sẽ mở rộng hơn về hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo, mở rộng việc cho vay theo hướng cấp hạn mức tín dụng hay cho vay trung dài hạn để các khách hàng đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị công nghệ, cùng với phương thức trả gốc lãi linh hoạt phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Theo hướng này sẽ giúp Ngân hàng thuận tiện hơn trong việc kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ, mặt khác lại có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thứ ba: Mở rộng về hạn mức cho vay:

Các khoản cho vay kinh doanh không giống nhau đối với từng loại khách hàng. Doanh nghiệp lớn thì quy mô cấp tín dụng nhiều để đáp ứng nhu cầu thực hiện kế hoạch kinh doanh lớn của doanh nghiệp, đôi với các vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình thường có quy mô nhỏ, nhiều khi chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thậm chí còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo. Do đó, mở rộng quy mô các khoản tín dụng cũng có nghĩa Chi nhánh nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đến nhu cầu của doanh nghiệp xin vay, tính khả thi của dự án, tài sản thế chấp của người xin vay vốn, khả năng đáp ứng nguồn vốn của Chi nhánh để quyết định hạn mức khoản vay. Và một điều quan trọng hơn là xem giá trị của tài sản đảm bảo chỉ là một nhân tố ảnh hưởng chứ không phải là nhân tố quyết định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh tại ngân hàng vietinbank quảng trị (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)