Nội dung chi và quản lý chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG tác QUẢN lý CHI NSNN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH bắc lào (Trang 34)

1.3.1. Nội dung các khoản chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạoNội dung các khoản chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo bao gồm:

Chi của đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD-ĐT bao gồm những nội dung sau:

* Chi thường xuyên gồm:

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao

- Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, lãi tiền vay theo quy định của pháp luật)

* Chi không thường xuyên gồm:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng theo giá khung do nhà nước quy định

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cáp có thẩm quyền phê duyệt. - Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài

- Chi cho hoạt động liên doanh liên kết

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp gồm 3 nguồn: kinh phí do NS cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn thu từ viện trợ trong nước ( khoản đóng góp của bố mẹ sinh viên, cửu sinh viên ) và khoản viện trợ nước ngoài.

* Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp), được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao - Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Kinh phí khác (nếu có)

Cơ chế quản lý đối với nguồn kinh phí NSNN cấp: Đơn vị muốn nhận được kinh phí phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật NSNN từ khâu lập, cháp hành đến quyết toán nguồn NSNN cấp. Đơn vị chỉ được cấp kinh phí NSNN cấp khi có trong dự toán được duyệt, chi đúng tiêu chuẩn định mức, có đầy đủ hồ sơ chứng minh về chi tiêu.

* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

- Thu từ hoạt động dịch vụ

- Thu từ hoạt động dự nghiệp khác (nếu có)

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng

* Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng cho theo quy định của pháp luật

* Nguồn khác

- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, huy động của các bộ, viên chức trong đơn vị

- Nguồn vốn liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của nhà nước.

- Đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ được cơ quan nhà nước dặt hàng, thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xá định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.

1.3.2. Nội dung quản lý các khoản chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo đào tạo

Hàng năm căn cứ theo số dự toán NS được Quốc hội phê duyệt, đối với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo toàn bộ chi phí và đảm bảo một phần chi phí được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng tối đa không quá mức chi do cơ qụan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật

* Đối với khoản tiền lương, tiền công đơn vị sự nghiệp được chi theo quy định như sau:

- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước quy định, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ viên chức và người lao động đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

- Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

- Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với ngân sách nhà nước.

+ Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động phải tự đảm bảo các khoản chi trả cho các khoản đó từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn khác theo quy định của chính phủ.

+ Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thì nguồn chi trả đó được đảm bảo từ các nguồn do chính phủ quy định để đảm bảo mức tiền lương tối thiểu chung do nhà nước quy định. 1.3.3. Quản lý tài sản, tiền lương và các quỹ tài chính tại đơn vị sự nghiệp đào tạo

 Quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. Quy định

như sau:

- Nguồn kinh phí đàu tư xây dựng, mua sắm tài sản trong đơn vị sự nghiệp:

+ Kinh phí do NSNN cấp

+ Vốn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng cho và các dự án đơn vị được tiếp nhận theo quy định của pháp luật

+ Nguồn thu từ bán chuyển nhựng tài sản của đơn vị được phép sử dụng theo quy định của pháp luật

+ Các nguồn thu khác từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị được phép sử dụng

+ Các nguồn vốn huy động, liên doanh liên kết theo quy định của pháp luật

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được sử dụng các nguồn kinh phí như trên để đầu tư xây dựng mua sắm tài sản theo kế hoạch, dự toán, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Riêng đối với tài sản trang bị thêm để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị không được sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp.

Việc mua sắm tài sản từ vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của đơn vị, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp căn cứ vào kế hoạch, tự toán, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn định mức sử dụng và nhu cầu cần thiết phục vụ hoạt động của đơn vị để quyết định việc mua sắm cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả

Thủ trưởng đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định dùng tài sản đã đầu tư, mua sắm từ các nguồn huy động để góp vốn liên doanh, liên kết với tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo kế hoạch, dự toán, dự án liên doanh, liên kết đã được cơ qâun có thẩm quyền phê duyệt và phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ, khả năng của đơn vị và hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp, không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Đơn vị sự nghiệp không được dùng tài sản nhà nước đầu tư để thế chấp vay vốn, huy động vốn dưới mọi hình thức.

- Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí được NSNN cấp kinh phí để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản theo kế hoạch, dự toán và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác và các hoạt động vủa đơn vị.

 Quản lý tiền lương

Cơ chế quản lý tiền lương của đơn vị sự nghiệp đào tạo và các đơn vị công lập khác được thực hiện thống nhất trong cả nước. Nói chung mức chi trả lương ở CHDCND Lào được tinh theo cấp bậc lương thống nhất cả nước.

Các công nhân viên chức ở CHDCND Lào được hưởng các mức lương theo cấp bậc tính theo trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của mỗi người mà có các mức lương quy định cụ thể.

 Quản lý các quỹ tài chính khác

Theo luật NSNN sửa đổi năm 2006 quy định không cho phép các đơn vị sử dụng NSNN lập các quỹ tài chính riêng, nếu muốn lập quỹ tài chính riêng thì phải nhận được sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Vì vậy, đến nay các đơn vị sự nghiệp đào tạo phần lớn thì hầu như không thành lập các quỹ tài chính nào khác, ngoài trừ các quỹ tài chính của tổ chức công đoàn, quỹ tài chính của tổ chức thanh niên, hội phụ nữ... Các quỹ tài chính đã nêu trên được hình thành và sử dụng theo quy định của từng loại hoạt động và các quy định trong từng thời gian cũng khác nhau.

1.4. XU HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NSNN

Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động kinh tế liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị và cá nhân trong xã hội. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác này và sự tác động của mỗi nhân tố ở phạm vi và mức độ khác nhau, nhưng những nhân tố trực tiếp và có tác động mạnh đến việc quản lý ngân sách nhà nước:

Từ Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào toàn quốc lần thứ V đến nay kinh tế của Lào đã có sự chuyển hướng lớn và đổi mới sâu sắc: từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng của

ra nhưng không có cơ sở để thực hiện một cách chặt chẽ, hợp lý. Chuyển sang cơ chế thị trường, điền kiện kinh tế để thực hiện chi ngân sách nhà nước một cách khoa học được đảm bảo. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đòi hỏi phải có những hình thức, biện pháp và tổ chức quá trình phân phối, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước phù hợp.

Với cơ chế này đã xác định được vai trò của cơ quan tài chính trong việc lập và phân bổ kế hoạch chi ngân sách nhà nước. Vai trò của đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước với nhiệm vụ là cơ quan chuẩn chi trong phạm vi kế hoạch ngân sách Nhà nước đã được phân bổ. Vai trò thanh toán, chi trả, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước của Kho bạc NN trên cơ sở kế hoạch phân phối của cơ quan tài chính và chuẩn chi của đơn vị được xác định đầy đủ.

Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, các cơ quan trong hệ thống tài chính đã có sự đổi mới tiến bộ về nhiều mặt trong phục vụ và quản lý. Chất lượng cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, thuế, kho bạc NN, quỹ hỗ trợ đầu tư (gọi chung là cán bộ tài chính) đã không ngừng được nâng cao, bộ máy tổ chức đang từng bước tinh gọn phát huy tốt hiệu quả.. Những cố gắng đó đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển tương đối vững chắc, chuẩn bị tương đối tốt cho hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Sự đổi mới hoặc thay đổi về bộ máy và chính sách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý ngân sách Nhà nước.

Thực hiện triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả mọi khoản chi.

Hoàn thiện cơ chế chính sách chi tiêu của NN đúng đối tượng, mục đích, hiệu quả. Rà soát lại các định mức tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp.

Hình thành các quỹ dự trữ quốc gia đủ mạnh (quỹ dự trữ tài chính, ngoại tệ, kim khí, vật tư chiến lược).

Không phát hành tiền để bù đáp bội chi NS, kiểm soát lạm phát.

Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý ngân sách nhà nước. Nêu ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp

các khoản thu cho ngân sách nhà nước để huy động thêm nguồn thu vào tay NN từ đó phần nào đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của nền kinh tế. Việc sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước một cách đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức một cách đúng đắn và có hiệu quả, tiết kiệm sẽ làm năng cao hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý. Do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý, vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng như công tác quản lý tài chính nói riêng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG tác QUẢN lý CHI NSNN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH bắc lào (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)