Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG tác QUẢN lý CHI NSNN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH bắc lào (Trang 31)

Quản lý chi ngân sách nhà nước là hoạt động kinh tế liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị và cá nhân trong xã hội. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác này và sự tác động của mỗi nhân tố ở phạm vi và mức độ khác nhau, nhưng những nhân tố trực tiếp và có tác động mạnh đến việc quản lý chi ngân sách nhà nước bao gồm:

1.2.4.1. Cơ chế quản lý chi ngân sách của Nhà nước

Hiện nay, ở CHDCND Lào chưa có quy định về cơ chế tự chủ về tài chính như CHXH Việt Nam. Việc quản lý chi NSNN thực hiện theo luật NSNN và các văn bản dưới luật, cụ thể về định mức chi NSNN là thực hiện theo quyết định số 08, ngày 05/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào quy định về định mức chi quản lý NSNN (sửa đổi).

Từ Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào toàn quốc lần thứ V đến nay kinh tế của Lào đã có sự chuyển hướng lớn và đổi mới sâu sắc: từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng của NN. Từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở với bên ngoài. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, yêu cầu quản lý chi ngân sách nhà nước đựoc đặt

ra nhưng không có cơ sở để thực hiện một cách chặt chẽ, hợp lý. Chuyển sang cơ chế thị trường, điền kiện kinh tế để thực hiện chi ngân sách nhà nước một cách khoa học được đảm bảo. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đòi hỏi phải có những hình thức, biện pháp và tổ chức quá trình phân phối, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước phù hợp. Đó là cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước. Có thể xem xét sự vận hành của cơ chế này ở nước CHDCND Lào trong thời gian qua để thấy được tác động của cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.

Năm 1991, Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã thông qua Luật NSNN để thông qua nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách lạnh mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm tiền của NN, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại Chính phủ đã quy định chi tiết việc phân cấp, lập chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Đây là văn bản quan trọng nhất, vì trong văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước. Đến năm 2006, Quốc hội cũng đã thông qua luật NSNN sửa đổi để sửa đổi một số quy định không còn phù hợp trong luật NSNN năm 1991.

Với cơ chế này đã xác định được vai trò của cơ quan tài chính trong việc lập và phân bổ kế hoạch chi ngân sách nhà nước. Vai trò của đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước với nhiệm vụ là cơ quan chuẩn chi trong phạm vi kế hoạch ngân sách nhà nước đã được phân bổ. Vai trò thanh toán, chi trả, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước của Kho bạc NN trên cơ sở kế hoạch phân phối của cơ quan tài chính và chuẩn chi của đơn vị được xác định đầy đủ.

1.2.4.2. Bộ máy và chính sách quản lý

Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, các cơ quan trong hệ thống tài chính đã có sự đổi mới tiến bộ về nhiều mặt trong phục vụ và quản lý. Chất lượng cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, thuế,

ngừng được nâng cao, bộ máy tổ chức đang từng bước tinh gọn phát huy tốt hiệu quả. Bộ Tài chính đã tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội ban hành nhiều bộ luật thuế có liên quan đến thu ngân sách nhà nước, luật ngân sách nhà nước, luật đầu tư, đồng thời có nhiều hướng dẫn cụ thể triển khai thực hiện tới từng địa phương. Những cố gắng đó đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển tương đối vững chắc, chuẩn bị tương đối tốt cho hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Sự đổi mới hoặc thay đổi về bộ máy và chính sách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý ngân sách nhà nước.

Thứ nhất, xoá bỏ bao cấp vốn trong kinh tế (loại bỏ chính sách tầm gửi), giảm chi bù lỗ, chỉ tập trung trong lĩnh vực cần thiết cấp bách, bảo đảm vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Thứ hai, giảm chi tiêu dùng, nâng cao chi cho đầu tư phát triển.

Thứ ba, chú trọng đầu tư cho các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội (các ngành kinh tế mũi nhọn hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án huy động được nhiều lao động nhằm tận dụng nhân lực, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại).

Thứ tư, chi thường xuyên không vượt quá nguồn thu thuế, phí và lệ phí trong nước.

Thứ năm, tăng chi hợp lý cho các mục tiêu trọng điểm: giáo dục đào tạo, y tế, xã hội (chú ý công tác dân số, xoá đói giảm nghèo và khắc phục tệ nạn xã hội).

Thực hiện triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả mọi khoản chi.

Hoàn thiện cơ chế chính sách chi tiêu của NN đúng đối tượng, mục đích, hiệu quả. Rà soát lại các định mức tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp.

Hình thành các quỹ dự trữ quốc gia đủ mạnh (quỹ dự trữ tài chính, ngoại tệ, kim khí, vật tư chiến lược).

Không phát hành tiền để bù đáp bội chi NS, kiểm soát lạm phát.

Thực tế quản lý chi NSNN CHDCND Lào chỉ ra những vấn đề cần đặc biệt quan tâm:

Một là, đối với chi thường xuyên, thực hiện chi hợp lý và hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chống lãng phí. Chi thường xuyên được thực hiện theo chế độ thống nhất của NN, trên cơ sở kế hoạch NSNN hàng năm

Hai là, đối với chi đầu tư được thực hiện theo hướng.

- Dành tỷ lệ thoả đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội .

- Đảm bảo kinh tế NN giữ vao trò chủ đạo. - Nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh.

Ba là, thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với chi NS. Trong đó thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính định kỳ chế độ kiểm toán thường xuyên. nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hiện tượng tham nhũng, làm trái với quy định của NN.

1.2.4.3. Ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng

Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý ngân sách nhà nước. Nêu ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp các khoản thu cho ngân sách nhà nước để huy động thêm nguồn thu vào tay NN từ đó phần nào đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của nền kinh tế. Việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước một cách đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức một cách đúng đắn và có hiệu quả, tiết kiệm sẽ làm năng cao hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG tác QUẢN lý CHI NSNN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH bắc lào (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)