Về phía trường cao đẳng tài chính Bắc Lào

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG tác QUẢN lý CHI NSNN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH bắc lào (Trang 92)

- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thu hút “ đầu vào” và thúc đẩy đầu ra, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội. Đây là điều kiện để đảm bảo nguồn thu tương lai của nhà trường.

Sau 5 năm hoạt động nhà trường đã có những kết quả đáng ghi nhận, thương hiệu của nhà trường ngày càng được khẳng định. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của nhà trường và cũng xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của trường đó là nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo gắn liền với nhu cầu của xã hội.

Chất lượng đào tạo quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhà trường trong tương lai. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của Bộ GD- ĐT, nhà trường cần phải có những biện pháp để thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo của chính đơn vị mình. Để giải quyết tốt vấn đề này trước hết

khoa học và hợp tác quốc tế để giảm tải công việc cho Phòng Quản lý đào tạo hiện nay. Phòng Quản lý đào tạo chỉ chuyên môn hóa trong việc lập kế hoạch và chương trình đào tạo. Công tác tổ chức thi và thực hiện kiểm định chất lượng thuộc Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng. Hiện nay mô hình khảo thí và kiểm định chất lượng đã có rất nhiều các trường Đại học áp dụng và đem lại hiệu quả cao, nhà trường có thể học hỏi những kinh nghiệm. Yêu cầu quan trọng nhất là nhân sự thuộc Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng phải là những người có trình độ chuyên môn, nghiêp vụ cao trong các lĩnh vực được kiểm định. Thành lập Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng là để giảm bớt gánh nặng công việc cho Phòng quản lý đào tạo vì hiện nay các công việc về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đều do Phòng quản lý đào tạo đảm nhiệm. Trong khi tổng số CBVC của Phòng này chỉ có 10 người, trong tổng số CBNV đó tất cả đều vừa làm việc văn phòng và vừa kiêm giảng dạy. Vì vậy, với tổng số giáo viên như vậy và phải đảm nhiệm công việc quá lớn như vậy, đề nghị nhà trường cần tách riêng thành các Phòng như đã đề nghị ở phần trên để đảm bảo các công việc thực hiện có hiệu quả hơn.

Do yêu cầu hợp tác với các trường trong và ngaòi nước về mở rộng và nâng cao chất lượng giảng dạy của trường, nên công việc hợp tác với các trường trong và ngoài nước cũng là chủ trương của trường. Đặc biệt là từ năm 2009 đến nay nhà trường đã bắt đầu quan hệ hợp tác quốc tế với trường CĐTC Quản trị Hưng yên, CHXHCN Việt Nam theo hiệp định hợp tác giữa Bộ Tài chính nước CHDCND Lào và Bộ Tài chính CHXHCN Việt Nam, trường đang rất cần những cán bộ có trình độ tiếng Việt để giao tiếp và phát triển quan hệ hợp tác.

Do công việc của Phòng quản lý đào tạo quá lớn so với tổng số cán bộ nên việc nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy của trường chưa thực sự có hiệu quả, nếu muốn nâng cấp thành trường đại học và đào tạo nhiều chuyên ngành trong tương lai đề nghị nhà trường phải xem xét đầu tư cho việc nghiên cứu biên soạn các tài liệu của

trường thêm. Để nghị nhà trường phải có cơ chế in ấn tài liệu, sách giáo khoa, có thể trường tự in hoặc cho tư nhân đấu thầu nhưng phải theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tức là sách và các tài liệu học tập phải được in ấn rõ ràng, có khoa học, đẹp mắt và vừa có giá rẻ. Để không gây khó khăn cho các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Cùng với việc tăng cường các khoản chi cho đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy đòi hỏi các giảng viên phải đạt tiêu chuẩn về giờ giảng đảm bảo nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy.

- Trường nên nhanh chóng xem xét xây dựng hệ thống thư viện hiện đại và tách riêng phòng đọc ( thư viện ) của trường ra khỏi Phòng quản lý đào tạo, để cho một bộ phần riêng khác quản lý về việc bổ sung sách dọc trong phòng đọc, việc sắp xếp các sách báo, tài liệu nghiên cứu,... và việc bán sách giáo khoa của trường nên cho bộ phần quản lý thư viện đảm nhiệm luôn.

- Tuyển chọn đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo đủ về nhân lực đáp ứng hoạt động của nhà trường và giảm về số giáo viên mời thỉnh giảng (nếu không cần thiết) là một trong những điều kiện để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, giảng viên trong nhà trường.

Với quy mô ngày càng mở rộng và mục tiêu của trường là được nâng cấp lên thành trường Đại học, nhu cầu về nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ giảng viên có trình độ là rất lớn. Trong thời gian tới nhà trường cần đẩy mạnh công tác thi tuyển giảng viên ưu tiên cho đối tượng có trình độ Thạc sĩ trở lên và những đối tượng đúng chuyên ngành được đào tạo. Mặt khác có chế độ khuyến khích đội ngũ giảng viên trong trường không ngừng học tập nâng cao trình độ. Hướng cho đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề và gắn bó lâu dài với sự nghiệp GD-ĐT của nhà trường. Nhà trường thực hiện tốt các chế độ chính sách đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi vật chất, tinh thần đối với đội ngũ giáo viên bởi “Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo”, nếu giáo viên giỏi sinh viên cũng giỏi.

- Cơ cấu nhân sự các phòng ban đảm bảo cho phòng Quản lý đào tạo đủ nhân sự đảm nhiệm tốt công việc và đảm bảo các công việc thực hiện có hiệu quả ngày càng cao.

- Nhà trường cần sớm thực hiện việc sửa đổi và bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ để đảm bảo cơ sở cho việc thực hiện các khoản chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế. Quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai và dân chủ, đảm bảo ý kiến thống nhất của cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

- Thành lập ban thanh tra nhân dân của trường, thực hiện công tác kiểm tra định kỳ với toàn diện các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động tài chính. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính được đảm bảo thực hiện đúng chế độ.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu tình hình quản lý chi NSNN của Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào trong thời gian qua luận văn đã tiến hành tập trung phân tích thực trạng quản lý chi NSNN trong thời gian qua, góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN, tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên trong đơn vị, mục đích chính là nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường nói riêng và phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của cả nước nói chung.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nhiên cứu về thực trạng quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào trong năm 2007-2010, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề cơ bản về quản lý chi NSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT.

- Thứ hai: Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và tình hình quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào từ năm 2007-2010 để thấy được kết quả đạt được, những vấn đề còn hạn chế và chỉ ra những

nguyên nhân của hạn chế trong quá trình quản lý chi NSNN tại trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào.

- Thứ ba: Xuất phát từ thực trạng quản lý chi NSNN của trường, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào.

Trong phạm vị nghiên cứu của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Tác giả thực hiện đề tài này với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT nói chung, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô, nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG tác QUẢN lý CHI NSNN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH bắc lào (Trang 92)