Quản lý chương trình, kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 46)

7. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu

2.6.3. Quản lý chương trình, kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng

giáo dục trong trung tâm

STT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Trung bình Thứ hạng Trung bình Thứ hạng 1

Xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp giữa các lực lượng trong trung tâm.

3.26 2 3.38 3

2

Thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình phương pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong trung tâm.

3.34 1 3.5 1

3

Sử dụng sổ chủ nhiệm, nhật ký chủ nhiệm theo dõi việc thực hiện kế hoạch, chương trình.

3.23 3 3.48 2

4 Quản lý chương trình thông qua

tổ chủ nhiệm. 2.89 5 3.26 4

5

Tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng học viên.

2.6 6 2.9 6

6

Yêu cầu tổ chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học viên trong năm học.

3.03 4 3.22 5

Bảng 2.6: Thực trạng quản lý chương trình, kế hoạch phối hợp

Công tác quản lý của giám đốc trung tâm về xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp giữa các lực lượng trong trung tâm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một mặt nó vừa thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo, mặt khác nó còn là cơ sở để các lực lượng trong trung tâm dựa vào đó mà tổ chức phối hợp với nhau về xây dựng cũng như thực hiện các chương trình giáo dục.

Tại nội dung 1 bảng 2.6 người nghiên cứu tiến hành khảo sát công tác này trên cả hai mức độ. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy, điểm trung bình của mức độ thực hiện là 3.26 xếp hạng 2 phần kết quả thực hiện điểm trung bình là 3.38 xếp hạng 3. Điểm trung bình và kết quả xếp hạng tương đối cao điều này cho thấy giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên quan tâm chú trọng đến việc quản lý xây dựng chương trình phối hợp giữa các lực lượng trong trung tâm.

Nội dung 2 là kết quả khảo sát “Thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình phương pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong trung tâm.” Điểm trung bình của mức độ thực hiện là 3.34 của kết quả thực hiện là 3.5 cả hai mức độ này đều được xếp hạng 1, thứ hạng cao nhất.Điều này cho thấy, sự quan tâm của Giám đốc trung tâm với công tác thống nhất mục tiêu nội dung chương trình phương pháp phối hợp. Giáo dục đạo đức cho học viên trong trung tâm là nhiệm vụ chung của toàn cơ sở giáo dục. Tùy vào từng tổ chức khác nhau mà có những vai trò nhiệm vụ giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, nhằm thống nhất các mục tiêu giáo dục thì người làm công tác quản lý cần phải có những định hướng chỉ đạo cụ thể. Một trong những chỉ đạo đó là việc quản lý thống nhất các mục tiêu, phương pháp giáo dục đạo đức cho học viên đối với các lực lượng tham gia giáo dục trong trung tâm. Khi mục tiêu được quản lý thống nhất thì nội dung và phương pháp giáo dục sẽ rõ ràng và cụ thể hơn.

Sổ chủ nhiệm và nhật ký chủ nhiệm là hai công cụ quản lý không thể thiếu của cả giáo viên và người làm công tác quản lý. Thông qua sổ chủ nhiệm mà giám đốc trung tâm có thể nắm bắt tình hình hoạt động của từng lớp học một cách cụ thể và nhanh nhất. Chính vì vậy công tác quản lý và thường xuyên sử

dụng sổ chủ nhiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó vừa là cơ sở để đánh giá tình hình lớp học, vừa là cơ sở để xác định việc hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên. Căn cứ vào tầm quan trọng đó mà người nghiên cứu tiến hành khảo sát việc “Sử dụng sổ chủ nhiệm, nhật ký chủ nhiệm theo dõi việc thực hiện kế hoạch, chương trình”. Kết quả khảo sát cho thấy; Phần mức độ thực hiện điểm trung bình là 3.23 xếp hạng 3, phần kết quả thựchiện điểm trung bình là 3.48 xếp hạng 2. Căn cứ vào điểm trung bình và kết quả xếp hạng thì việc “Sử dụng sổ chủ nhiệm, nhật ký chủ nhiệm theo dõi việc thực hiện kế hoạch, chương trình”. Là có thực hiện và kết quả đạt được là tương đối cao.

Điểm trung bình của Nội dung 4 “Quản lý chương trình thông qua tổ chủ nhiệm.” có mức độ thực hiện là 2.89. Với điểm trung bình này thì tần số các lựa chọn chủ yếu rơi vào “Thường xuyên” và “Không thường xuyên” .Vì với bốn mức độ lựa chọn có điểm trung bình mẫu là 2.89 so với điểm trung bình mẫu là 2.5 thì kết quả không cao.Điều này thể hiện việc quản lý thông qua tổ bộ môn của giám đốc trung tâm là có thực hiện nhưng mức độ thực hiện không được thường xuyên, Chính vì vậy mà phần khảo sát kết quả thực hiện đạt được là không cao. Điểm trung bình của kết quả thực hiện của mục này là 3.26 xếp hạng 4.

Nội dung có điểm trung bình và xếp hạng thấp nhất là mục thứ 5. Mục này nhằm tìm hiểu việc “Tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng học viên”.Đây là một việc làm khó và vượt ra khỏi điều kiện thực tế của các trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhưng đây làviệc làm cần thiết nên thực hiện. Việc tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học viên trung tâm có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ mời các chuyên gia báo cáo các chuyên đề về tâm sinh lý lứa tuổi, GVCN giỏi báo cáo kinh nghiệm cách nắm bắt tâm lý học viên Kết quả khảo sát cho thấy; điểm trung bình của mức độ thực hiện là 2.6 xếp hạng 6 của kếtquả thực hiện là 2.9 xếp hạng 6. Những số liệu này cho thấy các trung tâm dường như không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng mức độ và kết quả đạt được không cao.

Nội dung 6 là kết quả khảo sát “Yêu cầu tổ chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học viên trong năm học.” Điểm trung bình phần mức độ thực hiện là 3.03 phần kết quả thực hiện 3.22. Hai phần này đều có vị trí xếp hạng khá thấp, xếp hạng 4 và 5. Kết quả này cho thấy sự quản lý thiếu chặt chẽ của giám đốc các trung tâm về việc yêu cầu tổ chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học viên trong năm học.

2.6.4. Quản lý hồ sơ chủ nhiệm

STT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Trung bình Thứ hạng Trung bình Thứ hạng 1 Qui định các loại sổ sách có biểu mẫu cụ thể. 3.18 1 3.52 1 2

Yêu cầu hồ sơ phải thể hiện quan điểm, kế hoạch của trường, của tổ.

3.09 2 3.45 2

3

Yêu cầu hồ sơ phải thể hiện sự phù hợp với từng loại đối tượng học viên.

3.03 3 3.35 3

4

Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc lập và sử dụng hiệu quả hồ sơ chủ nhiệm của từng GVCN.

2.95 4 3.35 3

Bảng 2.7:Công tác quản lý hồ sơ chủ nhiệm

Một trong những quy định mang tính bắt buộc đối với cán bộ quản lý và giáo viên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giảng dạy đó là hồ sơ sổ sách. Trong những sổ sách mang tính bắt buộc đó là hồ sơ chủ nhiệm. Nhằm tìm hiểu công tác quản lý của giám đốc trung tâm về việc quản lý hồ sơ chủ nhiệm người nghiên cứu tiến hành khảo sát bốn nội dung liên quan đển công tác quản lý hồ sơ chủ nhiệm lớp của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên. Kết quả khảo sát

thể hiện ở bảng số 2.7.

Có điểm số và thứ hạng cao nhất ở bảng 5 là việc “Quy định các loại sổ sách có biểu mẫu cụ thể.” Điểm trung bình của mức độ thực hiện là 3.18 của kết quả thực hiện là 3.52 cả hai mục này đều được xếp hạng 1. Điểm số và thứ hạng này cho thấy việc qui định các loại sổ sách có biểu mẫu cụ thể được thực hiện rất tốt ở các đơn vị.

Nội dung có điểm trung bình và thứ hạng thấp hơn là mục 2 “Yêu cầu hồ sơ phải thể hiện quan điểm, kế hoạch của trường, của tổ” với điểm trung bình phần mức độ thực hiện là 3.09 phần kết quả thực hiện là 3.45 cùng đều được xếp hạng 2. Căn cứ vào điểm trung bình của phần mức độ thực hiện và kết quả thực hiện thì đây là nội dung được thực hiện và có kết quả khá tốt ở các trung tâm được khảo sát.

Nội dung 3 là kết quả của việc lập hồ sơ cụ thể cho từng học viên của trung tâm.Đây là nội dung cần thiết của công tác quản lý học viên. Dựa trên những dữ liệu thu đựợc mà giáo viên chủ nhiệm hoặc giám đốc trung tâm có thể kịp thời đề ra những giải pháp thích hợp cho việc quản lý. Căn cứ vào số liệu khảo sát, ta thấy công tác này được thực hiện tương đối tốt cả phần triển khai thực hiện và phần kết quả thựchiện.

Tuy nhiên kết quả khảo sát công tác “Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc lập và sử dụng hiệu quả hồ sơ chủ nhiệm của từng GVCN.” Lại cho kết quả thấp so với bảng 2.7. Phần kết quả thực hiện điểm trung bình chỉ đạt 2.95 xếp hạng 4. Công tác kiểm tra định kỳ hay đột xuất là công tác phải được thực hiện thường xuyên đối với cán bộ làm công tác quản lý. Một mặt nó vừa thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo mặt khác quá trình kiểm tra còn là quá trình điều chỉnh những sai sót kịp thời hay bổ sung những vấn đề mới có liên quan đến biểu mẫu hồ sơ. Tuy xếp hạng 4 nhưng điểm trung bình của phần thực hiện và kết quả thực hiện đều lớn hơn điểm trung bình mẫu nên có thể xem công tác này tuy được thực hiện nhưng không thường xuyên và kết quả thực hiện là đạt được chưa cao.

2.6.5. Quản lý kế hoạch chủ nhiệm.

STT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Trung bình Thứ hạng Trung bình Thứ hạng 1

Lập mẫu kế hoạch giáo dục thống nhất cho từng loại đối tượng học viên .

2.75 5 2.91 5

2

Chỉ đạo tổ chủ nhiệm thống nhấtcách phân loại, nội dung, phương pháp giáo dục đối với từng loại đối tượng.

2.93 4 3.15 4

3 Thực hiện kiểm tra giáo án chủ

nhiệm định kỳ, đột xuất. 3 3 3.36 1

4

Yêu cầu kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện được quan điểm kế hoạch của trường, của tổ.

3.07 1 3.28 2

5

Yêu cầu kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện sự phù hợp với từng loại đối tượng học viên.

3.02 2 3.22 3

Bảng 2.8: Công tác quản lý kế họach chủ nhiệm.

Đối tượng học viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên tương đối đa dạng. Các đối tượng này được tập hợp trên cơ sở nhiều thành phần khác nhau của xã hội. Sự không thống nhất về mặt lứa tuổi, nhận thức, trình độ… dẫn đến sự phức tạp về công tác quản lý. Để kịp thời nắm bắt tình hình của học viên người làm công tác quản lý cần có những thông tin cơ bản về các đối tượng học viên. Một trong cách nắm bắt thông tin quan trọng về học viên là thông qua giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể là hồ sơ sổ sách chủ nhiệm. Nhằm tìm hiểu vấn đề này

người nghiên cứu tiến hành khảo sát công tác quản lý kế họach chủ nhiệm của giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Mục 1 là nội dung “Lập mẫu kế hoạch giáo dục thống nhất cho từng loại đối tượng học viên”. Mục này có điểm trung bình và thứ hạng thấp nhất bảng, cụ thể như sau; Phần mức độ thực hiện điểm trung bình là 2.75 xếp hạng 5, tương ứng với mức độ thực hiện kết quả thực hiện có điểm trung bình là 2.91 cùng được xếp hạng 5. Căn cứ vào kết quả khảo sát ta thấy: Đây là nội dung cần thiết và cần thực hiện. Nhưng các trung tâm lại chưa làm tốt công tác này. Việc lập hồ sơ sổ sách phân lọai đối tượng học viên, không phải là việc có hồ sơ phân lọai cụ thể từng học viên. Mà là phân nhóm các học viên trên những tiêu chí nhất định. Ví dụ như có thể phân loại học viên trên cơ sở học lực, rèn luyện, đạo đức… Trên cơ sở phân lọai giáo viên hoặc các bộ quản lý có thể dựa vào đó mà có những giải pháp hay nhóm giải pháp cụ thể cho từng đối tượng học viên. Đây là việc cần làm và nên tổ chức thực hiện.

Xếp hạng 4 là nội dung “Chỉ đạo tổ chủ nhiệm thống nhất cách phân loại, nội dung, phương pháp giáo dục đối với từng loại đối tượng”. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung này cũng chưa được thực hiện tốt tại các trung tâm khảo sát. Việc đôn đốc chỉ đạo tổ chủ nhiệm thống nhất phân loạii các nội dung cụ thể về công tác giáo dục cho học viên trong trung tâm là việc làm hết sức cần thiết. Trên cơ sở tìm hiểu từng đối tượng học viên, dựa trên những tiêu chí cụ thể từ đó tổ chủ nhiệm đề xuất những nội dung và biện pháp giáo dục cho các đối tượng. Nếu công tác này nhận được sự quan tâm đôn đốc chỉ đạo thực hiện thường xuyên của giám đốc trung tâm thì hiệu quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức sẽ rất khả quan.

Có sự khác biệt về “Mức độ thực hiện ” với “Kết quả thực hiện” là ở mục 3 của bảng 2.8. Phần mức độ thực hiện có điểm trung bình là 3.0 và xếp hạng 3, phần kết quả thực hiện có điểm trung bình là 3.36 và xếp hạng 1. Sự chênh lệch về điểm số dẫn đến sự khác nhau về sự xếp thứ hạng là điều hiển nhiên. Nhưng xét ở góc độ tương quan giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện thì có sự

khác biệt đáng kể. Xét trên bình diện thống kê thì đây là nghịch lý nhưng trên thực tế không phải không có căn cứ. Có thể những người được khảo sát cho rằng sự kiểm tra định kỳ, đột xuất của Giám đốc trung tâm được thực hiện như vậy là đạt yêu cầu. Nhưng đứng trên góc độ nhà quản lý thì việc này cần được thực hiện thường xuyên hơn. Dù trên góc độ nào thì khi đã triển khai công tác thì người làm công tác quản lý cũng cần quan tâm nhất định đến vấn đề đó. Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất, vừa là nội dung bắt buộc vừa thể hiện sự quan tâm của nhà quản lý.

Nội dung 4 là kết quả khảo sát việc “Yêu cầu kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện được quan điểm kế hoạch của trường, của tổ”. Sự đa dạng về đối tượng học viên là một yếu tố, nhưng sự khác biệt về các điều kiện khác nhau giữa các trung tâm không phải là không có. Ngòai những biểu mẫu kế họach chung về hồ sơ sổ sách của ngành thì các trung tâm giáo dục thường xuyên phải căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất, đối tượng học viên để có kế họach giáo dục cụ thể sát với thực tế. Đó là điều hết sức cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy phần mức độ thực hiện về nội dung này của cán bộ quản lý có điểm trung bình là 3.07 xếp hạng 1. Phần kết quả thực hiện là 3.28 xếp hạng 2. Số liệu này cho thấy công tác này rất được quan tâm thực hiện ở các đơn vị khảo sát.

Nếu ở nội dung 1 kết quả khảo sát cho thấy việc lập hồ sơ sổ sách theo dõi đến từng đối tượng học viên có kết quả thực hiện không cao. Nhưng nội dung 5 khi lập hồ sơ sổ sách theo dõi đến từng nhóm đối tượng lại được thực hiện khá tốt. Điểm trung bình của mức độ thực hiện là 3.02 xếp hạng 2 và phần kết quả thực hiện là có thứ hạng là 3. Thứ hạng này cao hơn mức trung bình.

2.6.6. Công tác quản lý tiết sinh hoạt chủ nhiệm

STT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Trung bình Thứ hạng Trung bình Thứ hạng 1 Tổ chức cho CBQL, GV nắm vững các quy định về thực hiện tiết sinh hoạt chủ nhiệm.

3.22 1 3.43 1

2 Xây dựng chuẩn đánh giá cho

từng loại đối tượng học viên. 3.12 2 3.32 2

3

Thường xuyên theo dõi tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở các lớp và dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm đột xuất,định kỳ ở các lớp.

2.93 5 3.25 4

4

Nội dung, phương pháp tiết sinh hoạt chủ nhiệm phải thể hiện sự phù hợp với từng loại học viên.

3 4 3.27 3

5 Thực hiện chế độ báo cáo 3.05 3 3.15 5

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)