Thực trạng nhận thức về sự phối hợp của các lực lượng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 37)

7. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu

2.5.1. Thực trạng nhận thức về sự phối hợp của các lực lượng

Nhằm tình hiểu nhận thức của các bộ giáo viên trong các TTGHDTX về sự phối hợp giáo dục giữa các lực lực lượng giáo dục người nghiên cứu đưa ra câu hỏi như sau;

Theo Thầy/ Cô việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GD đạo đức cho học viên tại TTGD TX

 Rất cần thiết  Cần thiết

 Ít cần thiết  Không cần thiết Kết quả khảo sát thu được thể hiện ở biểu bảng 2.2

Không cần

thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

1% 12.6% 8.7% 77.7%

Bảng 2.3: Nhận thức về sự cần thiết của việc phối hợp giữa các

Giáo dục đạo đức cho học viên là chuyện không chỉ của riêng ai, mà đây là sự phối hợp mang tính hệ thống trong việc hình thành, phát triển, duy trì các hành vi đạo đức phù hợp với những chuẩn mực và giá trị của dân tộc cũng như thời đại. Gia đình, nhà trường, xã hội luôn được coi là tam giác giáo dục quan trọng. Vai trò của mỗi lực lượng tham gia vào công tác này là không như nhau. Bảng 2.3 là kết quả khảo sát sự cần thiết của công tác phối hợp giáo dục đạo đức cho học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên. Có 77,7% ý kiến được hỏi cho rằng việc phối hơp với các lực lượng trong giáo dục học viên là rất cần thiết tỉ lệ này chiếm áp đảo 12,6% cho là ít cần thiết, 8,7% cần thiết và chỉ có 1% cho là không cần thiết. Kết quả khảo sát và thực tế đang diễn ra là phù hợp. Vấn đề đặt ra ở đây là vai trò của từng lực lượng tham gia giáo dục đạo đức là như thế nào?

Gia đình là nơi đặt nền móng cho các giá trị đạo đức. Nhà trường là nơi nuôi dưỡng các giá trị đạo đức. Xã hội là nơi các em trải nghiệm và điều chỉnh hành vi của mình. Sự phân cấp như vậy chỉ mang tính tương đối.Vì trong quá trình giáo dục đạo dục đạo đức cho học viên trách nhiệm không chỉ là của nhà trường, hay của xã hội mà phải có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất chặt chẽ của ba lực lượng trên.

Gia đình nhiều khi quá bận công việc mà tin tưởng phó mặc con em mình cho nhà trường “Trăm sự nhờ thầy”.Có những gia đình quá kỳ vọng vào thành tích học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội hiện đại mà bắt con em mình nhồi nhét kiến thức. Họ quên đi việc rèn luyện những kỹ năng sống và ứng xử cho con em mình.

Trung tâm nhiều khi cũng bị cuốn hút vào kiến thức chuyên môn của từng bộ môn và “phó mặc” công tác giáo dục đạo đức cho “tiết giáo dục công dân”. Một vấn đề cần nhìn nhận là việc phối hợp giữa trung tâm với cha mẹ học viên còn nhiều hạn chế . Hiện nay, với tần số chỉ một hoặc hai lần một năm cho việc gặp gỡ cha mẹ học viên với trung tâm thì sự phối hợp đó chỉ mang tính tượng

trưng nhiều hơn là tính hiệu quả của nó. Chính vì vậy nhận thức đúng đắn về sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở các TTGDTX là hết sức cần thiết. Kết quả khảo sát thể hiện qua biểu đồ 2.3.

2.5.2 Thực trạng việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác

giáo dục đạo đức cho học viên. (em sửa thay tên của các cột là ít

thường xuyên, thừơng xuyên, rất thờnyên mở biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1. Thực trạng việc phối hợp giữa các lực lượng

trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên

Biểu đồ 2.1 là kết quả khảo sát nhận định về sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Có 71.8% nhận định cho rằng thực hiện rất thường xuyên 14.6% cho là thường xuyên và 13.6% cho ít thường xuyên . Kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số TTGDTX Thành phố Hồ Chí Minh là tương đối tốt. Điều này được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau.Trong quá trình thực hiện, những bộ phận phối hợp đã thể hiện vai trò và chức năng của mình, như thiết kế nội dung, triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện…

2.6. Thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh

2.6.1.Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung

quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại TTGDTX

Bảng 2.4 là kết quả khảo sát tầm quan trọng của từng nội dung quản lý của Giám đốc trung tâm đối với việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại TTGDTX TP.HCM. Kết quả khảo sát này được thực hiện trên cả hai đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý và giáo viên. Với bốn mức độ nhận định “Rất quan trọng”, “Quan trọng”, “Ít quan trọng” và “Không quan trọng” tùy vào thực trạng quản lý của Giám đốc trung tâm, mà mỗi người được hỏi lựa chọn một nhận định phù hợp nhất.

Nội dung 1 của bảng 2.4 đểm trung bình là 3.6 độ lệch chuẩn là 0.583 xếp hạng 1. Với trung bình như vậy có nghĩa các lựa chọn chủ yếu rơi vào mức “Rất quan trọng” và “quan trọng”. Độ lệch chuẩn là 0.583 cho thấy sự phân tán hai lựa chọn trên là tương đối đồng đều. Như vậy, công tác quản lý nội dung chương trình, phối hợp giữa các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức cho học viên của giám đốc các trung tâm được thực hiện rất tốt.

Nội dung 2 “Quản lý hoạt động của Ban đại diện CMHV” kết quả khảo sát xét trên mức độ xếp hạng thì đây là kết quả xếp hạng thấp nhất, nhưng xét ở điểm trung bình thì đây chưa phải là kết quả thấp đáng lo ngại. Với điểm trung bình là 3.13 cao hơn trung bình mẫu 2.5 như vậy các ý kiến được hỏi chủ yếu xoay quanh mức “quan trọng” và “rất quan trọng” sự lựa chọn còn có cả ở mức “ít quan trọng” nhưng tần số không nhiều.

Công tác chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Thông qua hồ sơ chủ nhiệm các bộ quản lý có thể kịp thời nắm bắt được tình hình họat động của lớp cũng như mối quan

hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình phụ huynh học sinh vì vậy nếu người quản lý thực hiện tốt khâu quản lý này thì sẽ dễ dàngnắm bắt được những thuận lợi khó khăn trong công tác chủ nhiệm của giáo viên mình. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý học viên của mình cả về phương diện học tập và kết quả rèn luyện, giáo viên cũng là người trực tiếp liên hệ với gia đình học nhằm trao đổi về những kết quả đó với phụ huynh. Cho nên, nếu giáo viên làm tốt công tác này thì hiệu quả của việc giáo dục đạo đức sẽ đạt khá cao. Kết quả khảo sát tại mục 3 cho thấy điểm trung bình khá cao 3.22 xếp hạng 6 của bảng. Với điểm trung bình như trên thì các lựa chọn chủ yếu rơi vào mức “Quan trọng”. Kế họach chủ nhiệm bao gồm; kế hoạch về dạy học và kế hoạch về giáo dục. Trong đó, kế họach về giáo dục giữ vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên. Công tác này được thể hiện ở các tiết sinh họat chủ nhiệm của giáo viên phụ trách lớp. Nếu người quản lý quản lý tốt kế họach chủ nhiệm của giáo viên thì không những giúp cho giáo viên có những phương pháp giáo dục đa dạng phong phú mà còn giúp cho họ có những được cái nhìn tổng thể về công tác giáo dục đạo đức của trung tâm thông qua những buổi rút kinh nghiệm .Như vậy, những người được hỏi nhận thức vấn đề này là quan trọng đối với vai trò quản lý của giám đốc trung tâm.

Nội dung 5 là kết quả khảo sát tầm quan trọng của việc “Quản lý sự phối hợp giữa GVCN với Đoàn đội, Giám thị, Ban đại diện CMHV trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên ” của giám đốc trung tâm. Công tác giáo dục đạo đức của học viên là công tác chung của toàn bộ các tổ chức đòan thể trong tòan trung tâm, sự phối hợp giữa các đơn vị này trong công tác giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng. Giáo dục đạo đức không những là những bài học có trong chương trình mà công tác này phải đựợc thể hiện ở nhiều họat động khác nhau thuộc các tổ chức khác nhau trong tòan trung tâm. Đòan, Hội thanh niên, có thể tổ chức các buổi cắm trại, dã ngọai… rồi lồng công tác giáo dục đạo đức cho học viên, song song với việc làm này là công tác động viên khen thưởng những

học viên có nhiều thành tích trong học tập cũng như rèn luyện để từ đó nhân rộng những điển hình tiên tiến xuất sắc làm tâm gương noi theo cho toàn học viên trong trung tâm.

Ngòai việc phối hợp với các cơ quan đoàn thể trong đơn vị thì việc phố hợpvới gia đình học viên cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Mục 6 là kết quả khảo sát công tác quản lý của giám đốc trung tâm về việc “Quản lý việc phối hợp giữa trung tâm và gia đình học viên” đây là mục khảo sát có điểm trung bình khá cao 3.54 xếp hạng 2. Kết quả khảo sát này cho thấy sự đồng tình của những người được hỏi về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa trung tâm với gia đình trong việc giáo dục đạo đức.Với điểm trung bình như vậy các ý kiến được hỏi đều nhận định việc quản lý sự phối hợp này của giám đốc là rất quan trọng. Mặt khác độ lệch chuẩn cũng cho thấy sự phân tán các ý kiến là không nhiều.

Nội dung 7 là những nhận định về “Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học viên”. Thông qua kết quả đánh giá này người làm công tác quản lý có thể năm bắt được thực trạng rèn luyện đạo đực của học viên trung tâm mình, rồi từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong tiến trình giáo dục đạo đức cho học viên. Với điểm trung bình là 3.3 và xếp hạng 4 thì khảo sát trên cho thấy mức độ quan trọng của công tác quản lý này.

Như vậy theo kết quả điều tra của bảng 2.4 thì hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng các mục được khảo sát đều rất quan trọng đối với công tác quản lý của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ những ý kiến đó, người nghiên cứu đề nghị các nhà quản lý giáo dục cần lưu tâm và tạo mọi điều kiện thực hiện tốt những mục đã nêu trên.

STT Nội dung quản lý Mức độ nhận định Trungbình Độ lệchchuẩn Thứ hạng 1

Quản lý nội dung chương trình, kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên .

3.6 0.583 1

2 Quản lý hoạt động của Ban đại diện

CMHV. 3.13 0.605 7

3 Quản lý kế hoạch chủ nhiệm. 3.22 0.685 6 4 Quản lý hồ sơ và tiết sinh hoạt tổ chủ

nhiệm. 3.31 0.642 3

5

Quản lý sự phối hợp giữa GVCN với Đoàn đội,Giám thị, Ban đại diện CMHV trong công tác giáo dụcđạo đức cho HV .

3.29 0.723 5

6 Quản lý việc phối hợp giữa trung tâm và

gia đình học viên 3.54 0.623 2

7 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả

rèn luyện đạo đức của học viên. 3.3 0.575 4

2.6.2.Thực trạng quản lý việc phối hợp giữa Giáo viên bộ môn, Đoàn-Đội, Giám thị, Ban đại diện Cha mẹ học viên

STT Nội dung quản lý Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Trung bình Thứ hạng Trung bình Thứ hạng 1

Phổ biến cho cán bộ Đoàn-Đội, Giám thị, Ban đại diện CMHV về đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học viên.

2.85 4 3.12 4

2

Tính thống nhất và tác động đồng bộ giữa GVCN với đoàn đội, giám thị, Ban đại diện CMHV.

3.17 1 3.34 1

3

Phối hợp tổ chức các hoạt động phong trào lôi cuốn học viên tham gia.

3.03 3 3.31 2

4 Thống nhất sự theo dõi, nhắc nhở,

kiểm tra đối với từng loại HV. 3.08 2 3.26 3

Bảng 2.5: Công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong trung tâm

Trên cương vị là người đứng đầu đơn vị và là người chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động của đơn vị mình, ngoài việc quản lý các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm thì công tác quản lý các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban đại diện CMHV... Cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học viên của trung tâm. Bảng 2.5 là kết quả khảo sát về nội dung quản lý hoạt động Đoàn - đội, Giám thị, Ban đại diện cha mẹ học viên của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên.

Mục 1 là kết quả khảo sát của nội dung "Phổ biến cho cán bộ Đoàn-Đội, Giám thị ,Ban đại diện CMHV về đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học viên". Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình của mức độ thực hiện chỉ có

2.85 xếp hạng 4, phần kết quả thực hiện điểm trung bình là 3.12 xếp hạng 4. Cả hai thứ hạng đều rất thấp của bảng. Chứng tỏ công tác này được triển khai thực hiện rất yếu, hoặc có triển khai nhưng chỉ mang tính hình thức và kết quả đạt được là không cao. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế là công tác này triển khai thực hiện là tương đối khó so với một trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc nắm bắt về đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học viên đòi hỏi phải đội ngũ giáo viên chuyên biệt hoặc các trung tâm phải có chuyên viên tham vấn riêng.

Nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên thì ngoài việc giáo dục ởnhững buổi học chính khóa các trung tâm cần phải có những hoạt động mang tính phong trào do các tổ chức đoàn thể đứng ra tổ chức như tổ chức cắm trại, thăm quan bảo tàng... Các hoạt động nàyphải được tổ chức một các khéo léo nhằm thu hút được sự tham gia của hầu hết các học viên của trung tâm. Thông qua các hoạt động đó mà lồng các bài học về giá trị, đạo đức vào. Mục số 3 của bảng 2.5 là kết quả khảo sát về nội dung nói trên. Căn cứ vào các số liệu khảo sát ta thấy điểm trung bình của phần mức độ thực hiện là 3.03 xếp hạng 3, phần kết quả thực hiện có điểm trung bình là 3.31 xếp hạng 2. Điểm số và thứ hạng này cho thấy nội dung này có được triển khai ở các trung tâm nhưng mức độ và kết quả đạt được là không cao.

Mục cuối cùng của bảng 5 là kết quả khảo sát về nội dung "Thống nhất sự theo dõi nhắc nhở, kiểm trao đối với từng loại học viên". Kết quả khảo sát cho thấy. Phần mức độ thực hiện được đánh giá là khá tốt điểm trung bình là 3.08 xếp hạng 2. Phần kết quả thực hiện lại bị đánh giá thấp hơn xếp hạng 3.Như vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên có thể là trong quá trình triển khai thực hiện không quan tâm chú trọng đến tính hiệu quả của vấn đề mà chỉ lo thực hiện theo sự chỉ đạo.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)