Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 64)

7. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ

Hệ thống quản lý củaTTGDTX được hình thành từ các bộ phận chức năng: chi bộ Đảng, Ban giám đốc, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công

đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ huynh…Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động.

3.2. Mục đích của biện pháp

Nhằm nâng cao khả năng quản lý của đội ngũ làm công tác quản lý về sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học viên. Bao gồm nâng cao công tác lập kế họach, tổ chức việc thực hiện kế hoạch. . .

Nâng cao khả năng phối hợp giữa các lực lượng trong trung tâm với các lực lượng xã hội khác cùng tham gia giáo dục đạo đức cho học viên.

Đề xuất điều chỉnh biện pháp thực hiện và bổ sung nội dung cho phù hợp với tình hình thực tiễn của trung tâm và đặc điểm của học viên thuộc trung tâm mình quản lý.

Không ngừng nâng cao nội dung giáo dục và phương pháp thực hiện các nội dung phối hợp.

Nhằm hình thành cho học viên những giá trị, phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc. Không ngừng bồi dưỡng kiến thức và hình thành những kỹ năng nhằm phân biệt những hành vi đạo đức lệch lạc không phù hợp với chuẩn mực xã hội

Trên cơ sở lý luận của chương 1 và kết quả khảo sát thực tiễn ở chương 2, người nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý phối hợp giáo dục đạo đức cho học viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên như sau

3.3. Các biện pháp đề xuất

3.3.1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa,tầm quan trong của công tác quản lý viêc phối hơp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên

3.3.1.1 Mục đích

Giáo dục nhận thức cho giáo viên, các tổ chức đoàn thể về tầm quan trọng của từng nội dung chỉ đạo của Giám đốc trung tâm đối với việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên trung tâm. Mỗi bộ phận trong trường là một chỉnh thể mang tính độc lập tương đối cho nên sự chỉ đạo của BGĐ đối với từng bộ phận là hết sức quan trọng. Thông qua chỉ đạo và bằng chỉ đạo, BGĐ sẽ gắn kết các bộ phận với nhau để cùng thực hiện mục tiêu . Vai trò của chỉ đạo không những gắn kết mà còn định hướng, điều chỉnh các họat động. Đạo đức là tổng hợp hành vi, thái độ của con người biểu hiện trong môi trường sống của cá nhân.Vì vậy, nhiều lực lượng cùng tham gia giáo dục đạo đức cho học viên là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay do sự phân công, phân nhiệm của từng bộ phận trong các TTGDTX có sự chuyên trách tương đối nên sự phối hợp trong nhiệm vụ chưa thể hiện rõ ràng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự tuyên truyền của BGĐ trung tâm về tầm quan trọng của vấn đề.

3.3.1.2. Nội dung

Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền cho giáo viên, cán bộ công nhân viên trong toàn trung tâm thấy rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp giáo dục đạo đức cho học viên. Chỉ ra những nguyên nhân còn hạn chế của từng cá nhân, bộ phận khi tham gia phối hợp giáo dục cho học viên. Đồng thời Ban giám đốc trung tâm cần đưa ra các giải pháp khắc phục.

3.3.1.3. Các bước thực hiện

Hàng tuần, hàng tháng trong các buổi họp chuyên môn, giao ban giữa các bộ phận cần có những báo cáo rút kinh nghiệm về công tác phối hợp. Cần đưa việc thực hiện công tác phối hợp đạo đức cho học viên như là một tiêu chí để đánh giá thành tích cá nhân trong từng tháng, từng năm học.

Ban giám đốc trung tâm sẽ thường xuyên chỉ đạo các bộ phận tham gia phối hợp giáo dục đạo đức cho học viên theo từng chủ đề sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của từng tháng. Thông qua việc đánh giá sự tiến bộ của cá nhân hay tập thể lớp nhằm rút kinh nghiệm cho những đợt triển khai tiếp theo.

3.3.2. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho học viên.

3.3.2.1.Mục đích

Đa dạng hóa các nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức hướng tới bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách toàn diện cho học viên.

3.3.2.2 Nội dung

Về nội dung theo cấu trúc chương trình hiện nay thì mỗi tháng chỉ có một hoặc hai tiết giáo dục đạo đức cho học viên. Với thời lượng và nội dung cụ thể của một bài dạy như thế thì không thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho học viên. Vì vậy, bộ phận chuyên môn và Ban giám đốc cần nghiên cứu chương trình tổ chức lồng ghép việc giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy các bộ môn khác, như lịch sử, văn học …

Các giá trị đạo đức đưa vào giảng dạy cũng cần phải được sàng lọc cho phù hợp với tình hình thực tế của học viên và điều kiện hoàn cảnh hiện tại của địa phương. Không nên cứng nhắc rập khuôn máy móc theo giáo án khung của Bộ Giáo dục. Trước tiên, cần coi trọng giáo dục các nền tảng giá trị đạo đức. Khi có nẩn tảng giá trị đạo đức bền vững thì học viên sẽ biết cách sàng lọc những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội. Để làm được điều này,

Ban giám đốc các TTGDTX cần có những phương pháp giáo dục linh họat, chủ động sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức, mềm dẻo trong khâu tổ chức thực hiện, làm sao vừa đạt được hiệu quả vừa không gây nhàm chán.

Việc giáo dục ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, bình đẳng với mọi

người mình vì mọi người, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Tinh thần khoan

dung và ý thức cộng đồng là kết tinh các giá trị truyền thống của dân tộc. Nó được hình thành trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và dựng nước của dân tộc.Tinh thần ấy tạo nên sức mạnh tiềm ẩn bên trong của con người Việt Nam. Nội dung này được lồng ghép vào họat động ngoài giờ lên lớp.

Bên cạnh đó cần giáo dục cho học viên tinh thần tự chủ nhạy bén, chấp nhận sự hy sinh, dám đương đầu và dám khẳng định mình.

Việc thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức cho học viên ở các TTGDTX còn nhiều khó khăn.Vì công tác này chỉ tập trung vào giáo viên chủ nhiệm. Các trung tâm cũng chưa có giáo viên chuyên trách phụ trách công tác này. Chính vì vậy các trung tâm cần có cán bộ chuyên trách về việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm. Đồng thời BGĐ nên cử một cán bộ trực tiếp phụ trách công tác phối hợp này.

3.3.2.3 Cách thức tiến hành

Căn cứ những thành quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại, Ban giám đốc trung tâm sẽ lấy ý kiến của từng bộ phận tham gia nhằm sửa đổi hoàn thiện về nội dung và điều chỉnh những phương pháp, phương tiện khi phối hợp giáo dục đạo đức cho học viên của trung tâm.

3.3.3. Vận động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trung tâm tham gia giáo dục đạo đức cho học viên

3.3.3.1. Mục đích

Xã hội hóa các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức, nhằm nâng cao hiệu quả và giám sát công tác giáo dục của nhà trường. Xã hội hóa công tác giáo dục đạo đức cho học viên một mặt vừa tạo môi trường giáo dục mọi lúc mọi nơi cho học viên, mặc khác cũng là nơi học viên trải nghiệm và điều chỉnh những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường.

3.3.3.2. Nội dung

Dựa trên tình hình thực tế của trung tâm, Ban giám đốc sẽ giao cho những bộ phận chuyên trách thiết kế chương trình nội dung giáo dục, sau đó tiến hành tổ chức phân công đến từng bộ phận tham gia.

3.3.3.3. Cách thức tiến hành

Hàng tháng, hàng quý căn cứ theo sự phân công của Ban giám đốc và theo chủ đề mà các bộ phận có trách nhiệm phối hợp tổ chức giáo dục bằng nhiều hình thức như, thảo luận chuyên đề, tồ chức dã ngoại, đố vui theo chủ đề…

3.3.4 . Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên.

3.3.4.1.Mục đích

Nhằm giám sát có hiệu quả các nội dung đã được triển khai cho các tổ bộ môn về công tác giáo dục đạo đức cho học viên. Thông qua quá trình kiểm tra, Ban giám đốc có thể nắm bắt được tình hình thực hiện của từng bộ phận. Từ đây sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn đối với từng nội dung và phương pháp đề ra trước đây.

3.3.4.2. Nội dung

Đối với công tác quản lý sinh họat chuyên môn tổ chủ nhiệm. Ban giám đốc trung tâm cần có quy định chế độ sinh họat báo cáo đột xuất cũng như định kỳ về họat động chuyên môn của tổ chủ nhiệm. Cần có những hướng dẫn nội dung sinh họat cho tổ cũng như giáo viên chủ nhiệm. Thường xuyên bổ sung điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp giáo dục đạo đức trong từng tháng, từng học kỳ hay năm học cho phù hợp với thực tế của đơn vị mình. BGĐ tổ chức báo cáo những chuyên đề khoa học để xác lập thống nhất nội dung, phương pháp phối hợp giáo dục đối với từng lọai học viên. Cuối học kỳ nên tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động của từng giáo viên cũng như tổ bộ môn nhằm tổ chức rút kinh nghiệm cho hoạt động của học kỳ tiếp theo.

Đối với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học viên như Đoàn – Đội, Giám thị, Ban đại điện cha mẹ học viên. Các tổ chức này đóng vai trò nhất định trong việc phối hợp với tổ chuyên môn giáo dục đạo đức cho học viên. Vì vậy, Ban Giám Đốc cần tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề nhằm phổ biến nội dung cũng như phương pháp giáo dục đạo đức cho học viên. Thông qua các buổi nói chuyện và căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học viên mà BGĐ trung tâm đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Khi các bộ phận tham gia giáo dục cần xác lập tính thống nhất và tác động đồng bộ giữa Giáo viên chủ nhiệm với các bộ phận nêu trên. Nội dung giáo dục cần xây dựng xuyên suốt và mang tính tương tác cao.

3.3.4.3.Cách thức tiến hành

Chế độ kiểm tra sẽ được thực hiện theo định kỳ. Tuy nhiên, trong các trường hợp cụ thể Ban giám đốc có thể kiểm tra đột xuất nhằm nắm bắt kịp thời các tình huống nảy sinh trong thực hiện sự phối hợp. Công tác kiểm tra cần chú trọng vào việc triển khai thực hiện các nội dung đã đề ra trước đó, xem xét những nội dung nào là phù hợp, nội dung nào cần điều chỉnh cho đúng với tình

hình thực tiễn của học viên trung tâm. Khi triển khai thực hiện Ban giám đốc nên cử người tham gia dự giờ, góp ý về các thức thực hiện, cần có những điều chỉnh phương pháp sao cho linh hoạt đạt hiệu quả cao.

3.3.5. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác quản lý việc phối hợp giữa các lượng giáo dục

3.3.5.1. Mục đích

Nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong trung tâm giáo dục đạo đức cho học viên. Ngoài việc hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ sổ sách, thì việc tổ chức rút kinh nghiệm còn chỉ ra những mặt thiếu sót trong khâu tổ chức thực hiện. Từ đó, có những điều chỉnh về mặt nội dung cho phù hợp với thức tế của đơn vị mình.

3.3.5.2 .Nội dung

Công tác này cần phải được thực hiện đồng bộ trên cả hai hình thức. Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả trên sổ sách hồ sơ lưu trữ và trực tiếp tham gia đánh giá trên thực tế thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức.

3.3.5.3. Cách thức tiến hành

Ban giám đốc sẽ thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm đối với từng bộ phận tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể tổ chức theo định kỳ tuần, tháng, quý, nhưng cũng có thể thực hiện công tác này trực tiếp khi đang thực hiện nội dung. Nhằm giúp BGĐ kịp thời uốn nắn sửa chữa những vướng mắc trong quá trình thực hiện sự phối hợp.

3.3.6. Đa dạng hóa các hình thức phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên

3.3.6.1 .Mục đích

Nhằm đa dạng hóa các hình thức và phương pháp quản lý sự phối hợp giáo dục cho phù hợp với từng lọai đối tượng học viên.

3.3.6.2 Nội dung

Về nội dung chương trình, cần có khung giáo án giáo dục đạo đức chuẩn cho tất cả các bộ phận tham gia. Nội dung cần xuyên suốt và có sự phân nhiệm rõ ràng cho từng nội dung của từng bộ phận cụ thể.

Về công tác quản lý kế họach chủ nhiệm, BGĐ cần xác định rõ ràng các nhiệm vụ cụ thể của giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Phân chia hợp lý các giờ giáo viên chủ nhiệm sinh họat với lớp hay với những học sinh cần quan tâm. Nội dung các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm phải được Ban giám đốc thường xuyên kiểm tra đánh giá hay điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của trung tâm. Ngoài nội dung chủ nhiệm chung cho toàn lớp học thì giáo viên chủ nhiệm cần có những nội dung giáo dục cụ thể cho những học viên cần sự giúp đỡ.

Về công tác quản lý sự phối hợp giữa Giáo viên chủ nhiệm với Đoàn- Đội, Giám thị, Ban đại cha mẹ học viên. Ban giám đốc thường xuyên theo dõi đôn đốc các bộ phận tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh trong trung tâm để có những điều chỉnh kịp thời khi gặp những khó khăn vướng mắc trong sự phối hợp giáo dục. Qua kết quả khảo sát ở phần trên thì công tác kiểm tra đánh giá sự phối hợp giữa các bộ phận của Ban giám đốc còn nhiều bất cập. Do BGĐ chưa có kế hoạch tổng thể cho các bộ phận phối hợp nên công tác này chủ yếu diễn ra không thống nhất, nhiều khi còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, hoặc có thực hiện nhưng không đồng đều. Vì thế, dẫn đến kết quả chưa như mong muốn.

Ban giám đốc các trung tâm chưa thực sự sâu sát về quản lý hồ sơ sổ sách. Các biểu mẫu kiểm tra báo cáo chưa thống nhất, Không có người chuyên trách về công tác này nên dẫn đến việc quản lý còn sơ sài.

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học viên chủ yếu diễn ra tự phát chưa có những kết họach mang tính lâu dài. Công việc cần thiết hiện nay là xây dựng các nội dung phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia đình phong phú về hình thức và thiết thực về nội dung.

Về công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học viên. Thường xuyên phối hợp với các bộ phận nhằm tổng hợp, kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của học viên. Tổ chức rút kinh nghiệm đối với từng bộ phận trong lĩnh vực mình được phân công. Công tác này phải được kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình phối hợp giáo dục đạo đức cho học viên.

Cần tổ chức nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý cũng như những tác động từ môi trường bên ngòai tới sự phát triển đạo đức nhân cách của học viên. Do học viên là những thành khác nhau không đồng đều về mặt thể chất và có những khác biệt về môi trường giáo dục. Nên việc tổ chức nghiên cứu tìm ra những mẫu số chung trong công tác quản lý sự phối hợp các lực lượng cho những đối tượng này là hết sức cần thiết và nên làm. Trung tâm cần thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình phương pháp phối hợp giữa các bộ phận trong trung tâm cũng như những cơ quan đoàn thể trên địa bàn trung tâm họat động. Nên sử dụng sổ chủ nhiệm, nhật ký chủ nhiệm thường xuyên. Nó được coi như một kênh quản lý chính thức của người quản lý về việc nắm bắt những diễn biến tâm lý của học viên và xem xét tính hợp lý trong phương pháp giáo dục của giáo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)