7. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu
3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất:
ST
T Nội dung biện pháp đề xuất
Mức độ cần thiết Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Không cần thiết (%) 1
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tac giáo dục đạo đức cho học viên
57 33 7 3
2 Đổi mới nội dung, phương pháp, giáo dục đạo
đức cho học viên. 32 27 18 12
3
Vận động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trung tâm tham gia giáo dục đạo đức cho học viên.
43 37 18 2
4
Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên.
70 16 14 10
5
Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.
33 40 17 10
6
Đa dạng hóa các hình thức phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên
66 24 7 3
Kết quả khảo cứu biện pháp thứ nhất cho thấy, đa số cán bộ quản lý, GVCN, cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đội đều đồng tình với việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức cho học viên. Có 57% cho là rất cần thiết 33% cho là cần thiết, số người cho không cần thiết chỉ 3% và ít cần thiết là 7 %. Tỉ lệ này cho thấy việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học viên là hết sức cần thiết. Nếu công tác này được triển khai tốt ở các TTGDTX thì kết quả của công tác phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên sẽ rất khả quan. Vì chỉ khi các bộ phận tham gia nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và vai trò của mình trong công tác phối hợp giáo dục thì hiệu quả của công tác này mới được nâng cao.
Ngoài công tác nâng cao nhận thức thì việc đổi mới nội dung, phương pháp, giáo dục đạo đức cho học viên cũng cần sự quan tâm và sự tham gia của các bộ phận trong trung tâm. Kết quả khảo sát cho thấy có 32% cho là rất cần thiết, 27% cho là cần thiết và 18% cho là ít cần thiết; tỉ lệ không cần thiết chỉ có 12%. Như vậy việc đổi mới nội dung phương pháp phối hợp có tính cần thiết tương đối cao. Điều này phản ánh đứng thực tế hiện nay. Để có kết quả cao trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức thì yêu cầu phải có những nội dung giáo dục đạo đức sát với thực tế và phù hợp với đối tượng học viên cần được giáo dục.
So với hai biện pháp trên kết quả khảo sát của biện pháp thứ 3 khá thấp. Mức độ rất khả thi là 43%, Mức độ khả thi là 37%, ít khả thi là 18% và không khả thi là 2%. Đây là nội dung khó thực hiện trong thực tế. Thực tế cũng cho thấy việc vận động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trung tâm tham gia giáo dục đạo đức cho học viên còn gặp nhiều khó khăn. Vì đối tượng học viên của các trung tâm chủ yếu là những người đã trưởng thành, đa phần họ vừa làm vừa học. Một bộ phận không nhỏ là công nhân, hoặc học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Bên cạnh đó, việc lưu trú của học viên không ổn định. Vì vậy,việc vận động các tổ chức địa phương tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học viên gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số các ý kiến dều đồng tình với biện pháp đề xuất này.
Nhận được sự đồng tình nhiều nhất về mức độ cần thiết là biện pháp thứ 4. Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên. Với 70% cho là rất cần thiết, 16% cho cần thiết, ít cần thiết là 14% và không cần thiết chỉ có 10%. Đa số những người được hỏi đều đồng ý là phải thường xuyên thực hiện công tác quản lý kiểm tra các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục đạo đức cho học viên. Công tác kiểm tra một mặt vừa đánh giá năng lực thực hiện của từng lực lượng, mặt khác còn phản ánh kết quả thực hiện nội dung biện pháp đã đề ra.Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá Ban giám đốc sẽ điều chỉnh nội dung, phương pháp của từng lực lượng sao cho việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả hơn giữa các thành phần tham gia.
Biện pháp thứ 5 là khảo cứu mức độ cần thiết của công tác thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục. Kết quả thu được như sau: mức độ rất cần thiết có 33%, cần thiết là 40%, ít cần thiết là 17% và không cần thiết là 10%. Sự phân tán ý kiến ở nội dung này phân hóa khá rõ rệt. Đây là việc làm thường xuyên ở các trung tâm. Các ý kiến cho rằng nội dung này là không thực sự cần thiết mà nên tập trung vào những nội dung đã nêu trên.
Biện pháp thứ 6 là đa dạng hóa các hình thức phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên. Mức độ rât cần thiết là 66%, cần thiết 24%, ít cần thiết 7% và có 3% cho là không cần thiết. Mục này nhận được sự đồng tình khá cao về mức độ cần thiết của đề xuất. Điều đó chứng tỏ, các hình thức phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GD đạo đức cho học viên ở các trung tâm hiện nay còn đơn điệu. Vì thế, nó chưa đáp ứng được yêu cầu GD đạo đức cho học viên trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, người nghiên cứu nhận thấy đa số các biện pháp đề xuất được khảo sát đều nhận được sự đánh giá khá cao về mức độ cần thiết của các biện
pháp đề xuất. Điều này chứng tỏ các biện pháp đưa ra là phù hợp với thực tế hiện nay của các TTGDTX trong việc phối hợp giáo dục đạo đức cho học viên.
3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất:
Nhằm tìm hiểu tính khả thi của các biên pháp đề xuất người nghiên cứu tiến hành khảo cứu các biện pháp. Kết quả khảo cứu được trình bày ở bảng 3.2
STT
Nội dungbiện pháp đề xuất:
Mức độ khả thi Rất khả thi (%) Khả thi (%) Ít khả thi (%) không khả thi (%) 1
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tac giáo dục đạo đức cho học viên
48 22 24 6
2 Đổi mới nội dung, phương pháp, giáo dục
đạo đức cho học viên 36 23 15 15
3
Vận động các tổ chức đoàn thể trong và ngòai trung tâm tham gia giáo dục đạo đức cho học viên.
33 47 13 7
4
Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên.
60 26 16 8
5
Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.
35 38 15 12
6
Đa dạng hóa các hình thức phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên.
60 30 4 7
Kết quả khảo cứu biện pháp nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên như sau: Rất khả thi 48%, khả thi 22%, ít khả thi 24% và không khả thi là 4%. Theo những ý kiến được khảo sát thì sự khả thi của các biện pháp đề xuất là có tính hiện thực cao.
Biện pháp đề xuất đổi mới nội dung, phương pháp, giáo dục đạo đức cho học viên tỉ lệ đồng tình không cao bằng biện pháp thứ nhất nhưng cũng được đánh giá tương đối cao. Rất khả thi là 36% khả thi 23% ít khả thi là 15% và không khả thi là 15%. Ở biện pháp này có sự phân tán ý kiến khá đều cho cả 4 mức độ.Điều này nói lên rằng, nếu đổi mới phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức cho học viên thì cần có thời gian và sự quan tâm của cả đội ngũ làm công tác giáo dục. Trong đó Ban giám đốc trung tâm phải chỉ đạo cụ thể từng nội dung và có kế họach cho từng bộ phận tham gia.
Ở biện pháp thứ 3 tăng cường kiểm tra đánh giá công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên. Tỷ lệ về tính khả thi thấp hơn so với các đề xuất còn lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự nhận định đã nêu ở phần khảo cứu mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.
Qua kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất người nghiên cứu nhận thấy các biện pháp mà người nghiên cứu đã đề xuất ở chương 3 là cần thiết và có tính khả thi.
3.5. Kết luận và kiến nghị 3.5.1 . Kết luận