7. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu
2.7. Những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý sự phối hợp giữa
viên tại các TTGDTX thành phố Hồ Chí Minh.
STT Nội dung quản lý
Mức độ gây khó khăn Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1
Nhận thức về nội dung quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GD đạo đức cho học viên thiếu rõ ràng và không đầy đủ.
2.9 0.823 2
2
Kiến thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho các loại đối tượng HV của một số GVCN còn hạn chế.
2.8 0.797 5
3
Sự phối hợp giữa GVCN với GVBM, Đoàn-đội, Giám thị, Ban đại diện CMHV chưa thống nhất, thiếu đồng bộ.
2.82 0.926 4
4
Những tác động xấu từ môi trường kinh tế - xã hội đến công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng.
3.3 0.815 1
5
Điều kiện thời gian, cơ sở vật chất cho việc giáo dục đạo đức cho học viên không đầy đủ.
2.88 0.732 3
Bảng 2.12: Những yếu tố gây khó khăn trong
Kết quả khảo sát cho thấy còn có những khó khăn hạn chế trong việc triển khai các nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên. Bảng 2.12 là kết quả khảo sát các yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý việc việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên.
Qua phân tích thực trạng, người nghiên cứu nhận thấy có 5 yếu tố có thể gây khó khăn trong quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức của học viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong 5 yếu tố đó thì yếu tố được cho là gây khó khăn nhất là “những tác động xấu từ môi trường kinh tế - xã hội đến công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng”. Yếu tố này có điểm trung bình là 3.3 độ lệch chuẩn là 0.815 xếp hạng 1. Xếp hạng hai là yếu tố “Nhận thức về nội dung quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên thiếu rõ ràng” yếu tố này có điểm trung bình 2.9 độ lệch chuẩn 0.823 xếp hạng 2.
Mặt khác, do các Trung tâm GDTX là những đơn vị đặc thù của ngành giáo dục nên các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ giáo viên không bằng những đơn vị giáo dục khác của ngành. Điều đó, cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chuyên môn và nhiệm vụ được giao. Đa số giáo viên ở các trung tâm đều có tâm huyết với nghề. Song cũng có một bộ phận giáo viên chỉ xem đây là nơi dừng chân tạm thời, khi có điều kiện và cơ hội tốt hơn sẽ chuyển ngành, chuyển nghề.
Thời gian và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phối hợp giáo dục đạo đức không nhiều. Đa số các buổi giáo dục đạo đức chủ yếu lồng ghép vào các môn học khác. Vì thế, chất lượng và nội dung của công tác này không cao và mang tính đối phó là chủ yếu.
Sự phối hợp giữa các lực lượng trong trung tâm thực sự chưa đồng bộ và mang tính chuyên nghiệp cao. Các bộ phận chủ yếu phối hợp dựa trên những khung nội dung không chính thức. Các chủ đề giáo dục chưa mang tính định hướng do chưa được đầu tư kỹ về nội dung và phương pháp thực hiện.
Tiểu kết chương 2
Từ kết quả khảo sát trên đây người nghiên cứu nhận thấy việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số TTGDTX TP.HCM đã đạt được một số kết quả nhất định.
Từ quản lý nội dung chương trình, kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên đến tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa GVCN với Đoàn, Đội, Giám thị, Ban đại diện cha mẹ học viên …đều được BGĐ các trung tâm quan tâm và cố gắng thực hiện.
Tuy vậy, việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại các TTGDTX Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập. Sự tồn tại đó do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chủ quan là nhận thức về sự phối hợp chưa đầy đủ, tổ chức việc phối hợp chưa đồng bộ, thiếu thống nhất…
Từ kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số TTGDTX TP.HCM, chúng tôi nhận thấy cần đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục có hiệu quả hơn.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA GD ĐẠO ĐỨC CHO HV TẠI TTGDTX TP.HCM
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp