Cách thức của việc phối hợp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 25)

7. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu

1.3.3.Cách thức của việc phối hợp

Phối hợp thông qua tổ chức bộ máy của trung tâm, trong đó Ban giám đốc đóng vai trò chủ đạo trong công tác điều phối sự phối hợp các lực lượng tham gia như; Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, GVCN, Giám thị, Ban đại diện cha mẹ học viên.…

Phối hợp bằng văn bản chỉ đạo chung. Các văn bản là cơ sở pháp lý cho công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục. Bằng văn bản và thông qua các văn bản các lực lượng vừa có căn cứ thực hiện vừa tham gia phối hợp trên cơ sở pháp lý.

Phối hợp thông qua các lực lượng giáo dục như; Đoàn thanh niên,Chính quyền, Mặt trận, Hội phụ nữ … trên địa bàn đơn vị đóng.

Phối hợp giáo dục thông qua sổ liên lạc. Thông qua sổ liên lạc trung tâm sẽ thường xuyên thông báo cho gia đình về việc học tập cũng như việc chấp hành nội quy nhà trường của học viên. Thông qua đó giáo viên chủ nhiệm sẽ đề xuất các biện pháp cụ thể để gia đình điều chỉnh những hành vi chưa đúng mực của học viên ngoài phạm vi nhà trường.

Phối hợp thông qua Ban đại diện cha me học viên. Ban đại diện cha mẹ học viên là ban thường trực đại diện cho cha mẹ học viên là kênh liên lạc thường xuyên giữa gia đình với nhà trường. Thông qua đó nhà trường sẽ tiếp nhận cũng như truyền đạt các ý kiến, chủ trương của cả hai bên nhằm thực hiện tốt hơn công tác giáo dục đạo đức cho học viên.

Phối hợp giữa chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương là cơ quan quản lý nhà nước nên việc phối hợp với chính quyền chủ yếu là các vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 25)