7. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu
1.4.2. Nội dung quản lý sự phối hợp
1.4.2.1. Kế hoạch hóa sự phối hợp
Kế họach phối hợp được BGĐ và các tổ chức trong trường tham gia xây dựng. Kế hoạch phối hợp chịu sự quản lý và kiểm tra của BGĐ. Các bộ phận trực thuộc như công đòan, đoàn thanh niên, tổ bộ môn và các cá nhân có trách nhiệm thi hành.
Các tổ chức và công đoàn trong nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện tốt kế hoạch phối hợp liên tịch của nhà trường và Ban chấp hành công đoàn.
Ban thường vụ và các tổ trưởng công đoàn xây dựng kế hoạch công tác với nội dung cụ thể để thực hiện tốt chương trình phối hợp.
Các tổ bộ môn chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm.
Ban giám đốc và các thành viên trong liên tịch sẽ chịu trách nhiệm quản lý, điều phối khi có yêu cầu.
1.4.2.2. Chương trình phối hợp
Phối hợp giữa ban giám đốc với các bộ phận tham gia giáo dục đạo đức như GVCN, Giám thị, Đoàn thanh niên, tổ chức Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học viên về các chương tình, nội dung và phương pháp giáo dục.
Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức học viên. Thường xuyên trao đổi thống nhất về cách thức phương pháp giáo dục đối với từng đối tượng học viên, từng nhóm học viên.
1.4.2.3. Tổ chức chỉ đạo sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
Kịp thời chỉ đạo phối hợp giữa đoàn thanh niên với tổ chủ nhiệm tổ chức những phong trào giáo dục ngòai giờ lên lớp cho hiệu quả và thiết thực.
Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt giữa Ban đại diện cha mẹ học viên với tổ chủ nhiệm với Ban giám đốc nhằm trao đổi những vấn đề phối hợp giáo dục học viên ở trung tâm cũng như ở nhà.
Phối hợp với các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… trên địa bàn của trường để cùng tham gia giáo dục đạo đức cho học viên.
Thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình phương pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong trung tâm.
Quản lý chương trình thông qua tổ chủ nhiệm. Từ đó Ban giám đốc chỉ đạo phối hợp giữa các bộ phận khác cùng tham gia với tổ chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học viên.
1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.
Ban giám đốc sẽ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện phối hợp giữa các bộ phận với nhau theo định kỳ : năm, quý, tháng, tuần.
Tùy vào từng thời điểm, chủ đề BGĐ trung tâm sẽ tiến hành triển khai kế họach phối hợp giáo dục đạo đức cho các bộ phận trong và ngòai trung tâm. Cuối mỗi đợt sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá cho từ bộ phận tham gia. Công tác
kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhằm điều chỉnh, khắc phục những khó khăn gặp phải và đề ra giải pháp thực hiện thích hợp.
Ngoài ra, việc thường xuyên điều chỉnh kiểm tra công tác phối hợp giữa các lực lượng nhằm hòan thiện các biểu mẫu báo cáo cũng phải được thường xuyên thực hiện. Các biểu mẫu hồ sơ hiện nay nhìn chung chưa thực sự thống nhất và phù hợp với các đối tượng của trung tâm. Hồ sơ phải có tính phân hóa cao đến từng đối tượng. Từ đó có những nội dung và biện pháp giáo dục thích hợp cho các đối tượng đó.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Tác giả tiến hành hệ thống các khái niệm nghiên cứu liên quan đến đề tài như: quản lý giáo dục, quản lý giáo dục đạo đức, quản lý sự phối hợp…Đồng thời với việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu và hệ thống các khái niệm, tác giả đã xây dựng nội dung quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số Trung tâm GDTX ở Thành phố HCM. Các vấn đề nghiên cứu trên là cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục ở chương thứ 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VIỆC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN