6. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, GPMB
Hệ thống pháp luật của nhà nƣớc cũng nhƣ của địa phƣơng liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng cần có tính ổn định, có giá trị thi hành lâu dài để hạn chế việc tạo nên những mâu thuẫn bất cập giữa các hộ dân trong cùng một dự án, cùng quyết định thu hồi đất, phải di dời trong các giai đoạn thời gian khác nhau. Các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và các chính sách về giá đất, giá nhà cần quan tâm ban hành đồng bộ, kịp thời cùng thời điểm.
Các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan có các hình thức tuyên truyền thích hợp, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động và đối thoại trực tiếp để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những ngƣời có đất thu hồi nhận thức đầy đủ sự cần thiết của việc thu hồi đất và quyền lợi trách nhiệm của mình, tạo đƣợc sự đồng thuận trong việc thu hồi đất.
Tập trung xây dựng hệ thống giá đất hợp lý bảo đảm khoảng cách cho phép giữa giá đất do Nhà nƣớc quy định và giá đất thực tế, phù hợp với giá đất thực phản ảnh khả năng sinh lợi từ sử dụng đất. Xây dựng đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ về cây trồng, vật nuôi là thủy sản và vật kiến trúc bảo đảm đầy đủ tiêu chí về danh mục, đơn giá hiện hành dễ áp dụng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ngƣời đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ; dễ dàng điều chỉnh phù hợp khi giá cả thị trƣờng có biến động.
Mỗi dự án khi xây dựng phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ phải đồng thời xây dựng và cụ thể hóa chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho trong độ tuổi lao động có đất thu hồi theo quy định hiện hành. Chủ động xây dựng các khu tái định cƣ kết hợp với các khu phân lô bán đấu giá; cơ sở hạ tầng phải đƣợc đầu tƣ đồng bộ theo quy định, quy mô diện tích đa dạng cho ngƣời đƣợc tái định cƣ chọn lựa, cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.
Chính sách liên quan đến bồi thƣờng, hỗ trợ, bố trí tái định cƣ cần thực hiện phân cấp mạnh và trao quyền cho cấp cơ sở, quy định rõ nguồn vốn tái định cƣ; cần coi trọng các nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác, công bằng và kịp thời trong thống kê, áp giá, đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân, cả ngƣời dân di dời và
93
ngƣời dân sở tại phải đƣợc tham gia thảo luận trực tiếp vào quá trình dời chuyển tái định cƣ theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân đƣợc hƣởng.
Đồng thời đầu tƣ nâng cao năng lực cho cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thƣờng, GPMB và tái định cƣ vốn còn thiếu kinh nghiệm thực tế và chuyên môn. Những bất cập phát sinh từ thực tế đối với cơ chế quản lý và chính sách bồi thƣờng, đền bù, hỗ trợ hiện nay đòi hỏi bộ máy quản lý phải đề cao trách nhiệm, gắn bó và nhiệt tình với công việc, sâu sát, lắng nghe, xử lý đƣợc những vƣớng mắc, nắm bắt và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách ở cơ sở, đảm bảo tiến độ bồi thƣờng, GPMB và tái định cƣ vận hành theo hƣớng đồng bộ, thống nhất.
Đối với các dự án đầu tƣ chậm tiến độ do khó khăn trong công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, đề nghị các đơn vị có liên quan xem xét nguyên nhân và đề xuất việc gia hạn thời gian thực hiện hoặc chấm dứt thực hiện đối với từng dự án cụ thể.
3.2.4. Giải pháp đầu tƣ, tài chính
Việc xây dựng thủy điện luôn cần một số tiền rất lớn và không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đáp ứng 100% vốn. Thƣờng thì khi xây dựng một công trình thủy điện, nhà đầu tƣ chỉ có 30% vốn và số tiền còn lại là đi vay . Vì vâ ̣y để một dự án thủy điện với mức đầu tƣ lớn đƣợc thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ , thì việc lựa chọn chủ đầu tƣ là vô cùng quan trọng. Lựa chọn Chủ đầu tƣ dự án thủy điện phải đảm bảo: Tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật về đầu tƣ, đấu thầu và các quy định có liên quan khác; Lựa chọn đƣợc nhà đầu tƣ có năng lực và kinh nghiệm cao nhất để thực hiện đầu tƣ dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng và giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trƣờng - xã hội; Lựa chọn chủ đầu tƣ phải đảm bảo đƣợc năng lƣ̣c tài ch ính để thực hiện dự án (Nguồn vốn chủ sở hữu: Tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tƣ).
Ngoài việc thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tƣ, cấp giấy chứng nhận đầu tƣ theo quy định của Luật Đầu tƣ và quy định của pháp luật có liên quan thì Nhà đầu tƣ phải có cam kết về tiến độ dự án và thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện dự án nhƣ Ký quỹ đầu tƣ (là việc Chủ đầu tƣ dự án phải nộp một khoản tiền bảo đảm để thực hiện dự án đầu tƣ , thể hiện cam kết đầu tƣ với thành phố ; Chủ đầu tƣ
94
sẽ đƣợc hoàn trả lại số tiền ký quỹ khi đã thực hiện đƣợc tiến độ dự án theo cam kết trong Giấy chứng nhận đầu tƣ . Nếu vi phạm , chủ đầu tƣ sẽ không đƣợc hoàn trả và nộp vào ngân sách số tiền ký quỹ. Đồng thời, chủ đầu tƣ bị thu hồi chủ trƣơng đầu tƣ trong các trƣờng hợp sau: Không tiến hành thực hiện các công việc theo văn bản cam kết đầu tƣ ban đầu và tiến độ quy định trong chủ trƣơng đầu tƣ của UBND thành phố; chuyển nhƣợng dự án trái phép).
Bên ca ̣nh đó , cần có các biện pháp để huy động bổ sung nguồn vốn cho vay đầu tƣ, có sự đảm bảo của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, ngân hàng cam kết bằng văn bản cho vay phần vốn đầu tƣ còn lại. Chủ đầu tƣ phải lập kế hoạch bố trí, ƣu tiên các nguồn vốn đầu tƣ dự án, đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
Thực hiện rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, xoá bỏ các rào cản đầu tƣ bất hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong nƣớc và đầu tƣ từ nƣớc ngoài.
Đề nghi ̣ các ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện hạ mặt bằng lãi suất cho vay, có chính sách ƣu tiên , hỗ trợ. Thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…) và các giải pháp khác cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay đƣợc vốn khi gặp khó khăn về tài chính, đặc biệt là đối với đầu tƣ những dự án có ý nghĩa quan trọng, có sức lan tỏa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên cả nƣớc và ở những địa bàn xa xôi, khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ kinh phí và tham gia tổ chức lập quy hoạch thủy điện để phát triển nguồn thủy điện sau khi đƣợc cơ quan nhà nƣớc chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chấp thuận.
95
KẾT LUẬN
Văn Quan là một huyện có tài nguyên nƣớc khá dồi dào, là nguồn năng lƣợng cho phát triển hệ thống các Nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Về mặt kinh tế - xã hội, các dự án thủy điện trên sau khi hoàn thành, phát điện sẽ đem lại lợi ích cho nhà đầu tƣ và bổ sung thêm nguồn cung cấp điện, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Văn Quan nói riêng; gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, tăng thu cho ngân sách địa phƣơng. Ngoài hiệu quả về kinh tế, các dự án thủy điện còn có tác động tích cực vào duy trì sự cân bằng môi trƣờng sinh thái, chủ động nguồn nƣớc tƣới phục vụ sản xuất nông nghiệp…
Qua kết quả đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất các dƣ̣ án thuỷ điê ̣n tại huyện Văn Quan cho thấy , nhìn chung việc quản lý, sử dụng đất các dự án thuỷ điê ̣n đã từng bƣớc đƣợc thƣ̣c hiê ̣n theo quy định của pháp luật; Hội đồng GPMB 02 dự án thủy điện đã áp dụng cơ bản đầy đủ , chặt chẽ các chế độ chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ có hiê ̣u lƣ̣c tại thời điểm thƣ̣c hiê ̣n dƣ̣ án ; tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế làm ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nhƣ: chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính vẫn còn hạn chế, không cập nhật biến động thƣờng xuyên, nhiều trƣờng hợp chƣa sát với thực tế…dẫn đến sai sót trong công tác ki ểm đếm , bồi thƣờng ; có sự chênh lệch lớn giƣ̃a giá đất bồi thƣờng so với giá chuyển nhƣợng thực tế tại địa phƣơng làm cho ngƣời dân cảm thấy bị thiệt thòi ; một số phƣơng án BTHTTĐC chƣa chú tro ̣ng chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề nghiệp, tuyển dụng tạo việc làm cho các các đối tƣợng bị ảnh hƣởng; năng lƣ̣c chuyên môn của đô ̣i ngũ cán bô ̣ làm công tác BT GPMB còn ha ̣n chế…
Kết quả thực hiện công tác bồi thƣờng , hỗ trợ GPMB đối với 2 dự án cơ bản đã hoàn thành , các hộ dân bị thu hồi đất đã nhâ ̣n tiền bồi thƣờng và bàn giao mă ̣t bằng. Tuy nhiên do tình hình suy thoái kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nƣớc và chính sách thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế lạm phát làm cho việc huy động các nguồn vốn cho các dự án thủy điện gặp nhiều khó khăn, cộng thêm một số nguyên
96
nhân khác dẫn đến các dự án thủy điện trên địa bàn đã phải tạm dừng thi công; đất đai bị bỏ hoang trong khi ngƣời dân địa phƣơng thiếu đất sản xuất ; các hạng mục hạ tầng giao thông, đƣờng điện đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa hoàn chỉnh nay đang bị xuống cấp. Những hệ lụy do thi công dở dang là không hề nhỏ.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử dụng đất các dự án thuỷ điê ̣n trên địa bàn huyê ̣n Văn Quan nói riêng và trên toàn quốc nói chung cần tiếp tục tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên cơ sở áp dụng các giải pháp đề tài đã đề xuất. Trong đó quan trọng nhất, Nhà nƣớc cần phải tiến hành rà soát , quản lý chặt chẽ, đồng thời xem xét lại hiệu quả kinh tế của thủy điện vừa và nhỏ, không nên chỉ vì lợi ích kinh tế mà làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng, cảnh quan, đến cuộc sống của ngƣời dân nơi có công trình. Khi thƣ̣c hiê ̣n các công trình có ý nghĩa quan tro ̣ng, cần lựa chọn nhà đầu tƣ có năng lực và kinh nghiệm cao nhất , đủ khả năng tài chính để thực hiện đầu tƣ dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng và giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trƣờng - xã hội.
KIẾN NGHỊ
UBND huyê ̣n Văn Quan cần có biê ̣n pháp quản lý chă ̣t chẽ, sƣ̉ du ̣ng có hiê ̣u quả đối với diê ̣n tích đất đã quy hoa ̣ch xây dƣ̣ng các dƣ̣ án thuỷ điê ̣n trên đi ̣a bàn ; Riêng đối với các dự án đầu tƣ do thiếu vốn hoặc chậm triển khai quá quy định của pháp luật đất đai, kiên quyết chấm dứt thực hiện dự án và lập thủ tục thu hồi đất, không gia hạn thời gian thực hiện dự án đối với chủ đầu tƣ. Thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, lập kế hoạch khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao cho các đối tƣợng hiện đang có nhu cầu sử dụng đất. Trong thời gian đó, các diện tích đất có quyết đi ̣nh thu hồi nhƣng chƣa tiến hành triển khai thƣ̣c hiê ̣n dƣ̣ án , vẫn để hoang thì có thể có biê ̣n pháp cho nhân dân đi ̣a phƣơng tiếp tu ̣c canh tác , sản xuất .
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Tài chính (2004), Thông tƣ 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ, Hà Nội.
2.Bô ̣ Tài nguyên và Môi trƣờng (2005), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.
3.Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2007), Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.
4.Bộ Công thƣơng (2012), Thông tƣ 43/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012
Quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện, Hà Nội.
5.Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003, Hà Nội.
6.Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.
7.Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
8.Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.
9.Chính phủ (2007), Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về viê ̣c
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.
10. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP Quy đi ̣nh bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái đi ̣nh cư, Hà Nội.
98
11. Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả (2000), Cơ sở địa chính.
12. Nguyễn Đức Khả (2003), Giáo trình lịch sử quản lý đất đai, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Đƣ́c Minh (2001), “Quy hoa ̣ch đất đai và thi ̣ trƣờng bất đô ̣ng sản”, Hô ̣i thảo Một số vấn đề hình thành và phát triển thi ̣ trưởng bất động sản Viê ̣t Nam ngày 15-16/11/2001, Hà Nội.
14. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (1993), Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
15. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
16. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
17. Tổng cu ̣c quản lý đất đai (2010), Báo cáo kinh nghiệm của nƣớc ngoài ,
Hà Nội.
18. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 Quy định chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, Hà Nội.
19. UBND huyện Văn Quan, Các quyết định phê duyệt phƣơng án, dự toán kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB của 2 dự án.