6. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Lạng Sơn 45 km, có đƣờng Quốc lộ 1B chạy qua, với 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 thị trấn). Huyện có vị trí địa lý nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng.
- Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng. - Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn.
Hình 2. 1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Lạng Sơn
Huyện Văn Quan có diện tích tự nhiên là 55.028,23 ha. Huyện có đƣờng Quốc lộ 1B và Quốc lộ 279 chạy qua với tổng chiều dài 50 km. Quốc lộ 1B chạy từ Đông sang Tây, đóng vai trò trục chính trong hệ thống giao thông, nối liền giữa vùng kinh tế mở Đồng Đăng - Lạng Sơn và Bình Gia - Bắc Sơn. Quốc Lộ 279 chạy từ thị trấn Văn quan xuống phía Nam của huyện, là tuyến giao lƣu với Đồng Mỏ -
46
Chi Lăng và các tỉnh bạn. Ngoài ra, còn có các hệ thống đƣờng Tỉnh lộ, huyện lộ nhƣ Tỉnh lộ 232, 240, 239... nối với 2 tuyến đƣờng trên, phục vụ nhu cầu giao thƣơng của nhân dân trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các huyện bạn, thúc đẩy phát triển các hoạt động thƣơng mại - du lịch trên địa bàn huyện.
2.1.1.2. Địa hình
Văn Quan là huyện vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400 m so với mực nƣớc biển. Địa hình tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc. Địa thế hiểm trở đƣợc tạo ra bởi các dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc... gây trở ngại, hạn chế đến sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân trong huyện, mặt khác, đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho huyện trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng...
Địa hình bị chia cắt mạnh gây hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, việc quy hoạch bố trí các khu công nghiệp, khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu đô thị, khu dân cƣ cũng gặp nhiều khó khăn.
2.1.1.3. Khí hậu
Huyện Văn Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mƣa nhiều, mùa đông khô hanh, ít mƣa.
Nhiệt độ trung bình năm là 21,7oC.
Lƣợng mƣa bình quân năm là 1.500 mm. Do sự phân bố lƣợng mƣa không đều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vào mùa mƣa, hạn hán vào mùa khô.
Độ ẩm không khí bình quân 81,5%.
Hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông Bắc và Tây Nam, vùng không bị ảnh hƣởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.
Lƣợng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1.466 giờ.
47
2.1.1.4. Thuỷ văn
Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố khá đồng đều, có 2 con sông lớn chảy qua:
- Sông Kỳ Cùng: thuộc hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc), bắt nguồn từ núi Bắc Xa cao 1.166 m ở huyện Đình Lập, chảy qua huyện Cao Lộc đến huyện Văn Quan, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 35 km, bắt đầu từ Nà Kiểng đến Điềm He chảy theo hƣớng Đông Tây, từ Điềm He đến hết ranh giới huyện chảy theo hƣớng Nam Bắc. Chế độ dòng chảy biến động lớn, về mùa mƣa thƣờng xuất hiện lũ.
- Sông Môpya: Bắt nguồn từ vùng núi phía Nam huyện, chảy qua xã Tri Lễ, xã Lƣơng Năng, xã Tú Xuyên, Thị trấn Văn Quan, xã Vĩnh Lại, xã Song Giang; hợp lƣu với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng; đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50 km.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có mạng lƣới suối khá dày, nhƣng dòng chảy nhỏ nên hiệu ích sử dụng nƣớc không cao.