Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế trong thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và dùng đất các dự án thủy điện tại huyện văn quan tỉnh lạng sơn (Trang 51)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế trong thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ

trợ tái định cƣ các dự án thủy điện [17]

Từ nhiều năm nay, Liên Hợp Quốc và các tổ chức của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, các Ngân hàng phát triển khu vực đã tập trung sự quan tâm vào cơ

43

chế bồi thƣờng, tái định cƣ đối với trƣờng hợp chuyển đổi đất đai không tự nguyện (thu hồi đất, trƣng mua bắt buộc) sang sử dụng để thực hiện các dự án đầu tƣ thủy điện và phát triển hạ tầng đô thị {The world Bank (2006)}, {( James E.Krier and Jesse Dukeminier(1981)}.

Các ngân hàng phát triển khu vực đã tập trung vào ban hành và thực hiện chính sách tái định cƣ không tự nguyện nhƣ Ngân hàng phát triển Châu Á đã cho xuất bản sổ tay Tái định cƣ vào năm 1982, Ngân hàng phát triển Liên Mỹ (Inter – American Development Bank – IDB) đƣa ra chính sách vào năm 1993, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AFDB) đƣa ra chính sách vào 1995.

Các tổ chức của Liên Hợp Quốc nhƣ Trung tâm của Liên Hợp Quốc về định cƣ (United Nations Centre of Human Settlement – UNCH/Habitat), Ủy ban của Liên hợp quốc về quyền con ngƣời (United Nations Centre of Human Rights – UNCHR), Tổ chức Nông lƣợng Thế giới (Food and Agriculture Organization – FAO) đã tập trung vào vấn đề thu hồi, chỗ ở bắt buộc từ năm 1990. Năm 1994, Tổng thƣ ký Liên hợp quốc đã coi vấn đề thu hồi đất bắt buộc cần đƣợc xem xét trong mối liên quan tới quyền con ngƣời. Năm 1997, UNCHR đã đƣa ra hƣớng dẫn về quyền con ngƣời đầy đủ trong thu hồi đất, chỗ ở cho mục đích phát triển để khẳng định các nhà tài trợ quốc tế thực hiện tái định cƣ tại các quốc gia theo một cơ chế nhƣ nhau, đồng thời nhấn mạnh là các quốc gia cần có pháp luật chính sách phù hợp cho tái định cƣ.

Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong quá trình tài trợ cho các dự án thủy điện cụ thể nhƣ sau:

Các dự án thủy điện mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội nhƣng lại làm tổn hại nhiều hơn tới cộng đồng nơi có đất và ngƣời dân bị mất đất, mất tài sản gắn liền với đất. Ngoài sự thiệt hại có thể bồi thƣờng bằng tiền, ngƣời dân và cộng đồng còn chịu sự thiệt hại không thể tính bằng tiền từ ảnh hƣởng của biến đổi môi trƣờng, hệ sinh thái, văn hóa, tâm linh... Từ đó, Ngân hàng thế giới và một số tổ chức quốc tế khác đã đƣa ra nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan đến dự án, chi phối từ pháp luật, chính sách, quy hoạch, thu nhập, thuế ở tầm quốc gia tới việc triển khai trên thực tế có liên quan đến chính quyền địa phƣơng, nhà đầu tƣ, cộng đồng

44

dân cƣ bị ảnh hƣởng và ngƣời dân bị thiệt hại. Ngoài việc bồi thƣờng thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất cho những ngƣời dân trực tiếp bị thiệt hại, nguyên tắc chia sẻ lợi ích còn chi phối các quy định của luật pháp, các chính sách nhằm mục tiêu: (1) tổ chức tốt việc tái định cƣ cho cả một cộng đồng dân cƣ gắn liền với môi trƣờng sống,việc làm, các sinh hoạt cộng đồng liên quan đến tập quán, văn hóa, tâm linh; (2) bảo đảo quyền đƣợc hƣởng lợi của địa phƣơng của cộng đồng từ thuế, phí và đƣợc hƣởng giá ƣu đãi mua sản phầm của dự án; (3) gắn kết lâu dài giữa dự án và công đồng dân cƣ tại địa phƣơng nhằm bảo đảm tính bình đẳng, tự chủ của từng bên và gắn kết quyền lợi lâu dài giữa hai bên.

45

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN QUAN -

TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và dùng đất các dự án thủy điện tại huyện văn quan tỉnh lạng sơn (Trang 51)