lý ẩn hiện trong tình tiết ấy. Hơn nữa, cô gái trong bài ca hẳn là người nhạy cảm, làm sao lại không nhận ra điều vô lý đó. Nhưng không ai trong chúng ta, cả cô gái nữa, bắt bẻ chàng trai bởi trong lời nói của chàng, cô đã cảm nhận được cái tình thật mà chàng muốn gởi đến cô.
Hình ảnh của "cành hoa sen" làm ta nghĩ rằng, việc mất áo có thể là vô lý, cũng có thể là hữu lý và rất có thể là cái cớ để chàng trai ngỏ lời cùng cô gái. "Cái áo bỏ quên" ấy đã tạo nên cánh cửa đầu tiên để chàng trai hè mở lòng mình với người mà chàng "thầm yêu trộm nhớ". Chàng trai đã rất khéo khi chọn chiếc áo làm cái cớ để thổ lộ tình yêu của mình. Cái áo tiềm tàng nhiều khả năng rung động người con gái. Cái áo cũng là vật dễ bày tỏ hoàn cảnh, thể hiện ước muốn của nhân vật trữ tình. Trong ca dao - dân ca trữ tình, chiếc áo đã trở thành sự vật để mọi người gởi gấm tình yêu, nỗi nhớ thương:
Yêu nhau cởi áo cho nhau
4T
Về 4Tnhà mẹ 4Thỏi4Tqua cầu 4Tgió4Tbay
Chàng trai trong bài ca quả là rất tế nhị khi mở đầu lời tỏ tình bằng chiếc áo chứa đựng nhiều niềm thương nỗi nhớ như vậy. Không những thế, chàng còn khéo chọn nơi để vắt chiếc áo ấy. Chàng trai là người thanh lịch duyên dáng, nên đã chọn hoa sen, vốn là loại hoa biểu tượng cho nét đẹp thanh cao để vắt chiếc áo. Với tâm hồn nhạy cảm của mình, chắc rằng cô gái đã hiểu được phần nào tình cảm mà chàng trai dành cho cô. Tại sao ở đầu đình, có biết bao kẻ qua người lại, chàng trai không hỏi ai lại "chọn" cô gái để hỏi xin? Với "giác quan thứ sáu", cô gái ắt hẳn sẽ cảm nhận được tình cảm chân thành của chàng trai. Và dù không nhặt được "chiếc áo" ấy (vì chiếc áo nào có thật) thì cô gái cũng không thể làm ngơ trước lời hỏi tha thiết:
Em được thì cho anh xin
Lời hỏi xin thật tình. Và theo lẽ thường thì cô gái không có điều gì để bắt bẻ. Em có "được" thì "cho anh xin" thôi mà, anh có ép buộc, có gán ghép cho em điều gì đâu? Quả là chàng trai rất thận trọng trong từng lời nói, câu chữ, chàng trai đã biết "rào trước đón sau", chàng đã khôn khéo khi không tạo một cơ hội, một kẻ hở nào để cô gái có thể từ chối. Nhưng mặc dù thận trọng đến như vậy, câu ca trên vẫn còn có vẻ "chông chênh" bởi lẽ cô gái nào có nhặt được chiếc áo ấy mà trả cho chàng trai! Biết rõ điều ấy nên chàng trai không
đợi cô gái trả lời, anh đã "đốt cháy giai đoạn" một cách đơn phương và mau lẹ, giành quyền chủ động về mình hoàn toàn. Sự im lặng của chàng trai lúc này (nếu có) sẽ đồng nghĩa với sự thất bại của cuộc tỏ tình kia. Chàng trai rất thông minh khi không để trống một khoảng thời gian "nguy hiểm" nào. Đến đây, khi đã phần nào vững tin, anh mới buông ra một câu lấp lửng:
Hay là em để làm tin trong nhà?
Ý tứ thì táo bạo, song nhờ hai chữ "hay là" gượng nhẹ, lời tỏ tình trở nên tế nhị, duyên dáng. Khi nghe câu ca ấy (và cả hiểu được "ý đồ" của chàng trai), cô gái cũng không đành lòng ngúng nguẩy bỏ đi. Cũng nhờ hai chữ ấy, chàng trai đã tạo cho cô gái bớt phần ngượng ngập, e thẹn của "thuở ban đầu". Câu ca buông ra một cách lửng lơ, như hỏi, như nhận mà lại 5Tcó 5Tý ràng buộc một cách khéo léo người bạn gái với mình. Chàng trai đến xin áo mà lại cứ như muốn gởi áo làm tin, lời hỏi xin của chàng chứa chan niềm tin và hi vọng
Sau khi đã bỏ lửng một câu hỏi, chàng trai hầu như cũng không có nhu cầu được cô gái trả lời mà chàng tiếp tục khoa lấp cái ý "lạ" của mình bằng những lời kể lể rất ư "nhiệt tình" về gia cảnh của mình:
Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Đến đây, bài ca xuất hiện rất nhiều chi tiết "thừa". Xin áo thì xin, việc gì phải kể lể dông dài về hoàn cảnh của mình? Cứ cho là anh phải mô tả đặc điểm chiếc áo của anh, nhưng cô đâu cần phải biết vì đâu mà anh có chiếc áo "đứt chỉ đường tà" ấy. Thông minh và tế nhị, một lần nữa chàng trai lại đặt cô gái vào thể bị động, chỉ "được" nghe và lắng nghe mà thôi. Chàng trai muốn nói cho rõ, cho hết lòng mình, để cho người bạn gái bấy lâu anh thương, anh mến thấu hiểu. Vì vậy, những điều có vẻ "thừa" thực ra lại không thừa. Đó là tấc lòng của chàng trai mà cũng là để chuyển tải những điều chàng trai cần "thông báo" với người mình yêu. Chiếc áo "sứt chỉ đường tà" chỉ đủ gợi tình thương chứ không gợi lòng thương hại. Và nó cũng dễ làm mềm lòng cô gái bằng cách đánh thức "đường kim mũi chỉ"
của người phụ nữ. Chiếc áo ây quả là một sứ giả quan trọng cho tình yêu của chàng. Nhờ chiếc áo, chàng trai đã gởi đến cô gái một thông tin thật quan trọng. Nếu thiếu thông tin ấy, chưa chắc cuộc tỏ tình đã thành. Như vậy, những thông tin ấy không phải thừa mà rất cần nữa là đằng khác. Nó cần bởi bất cứ một cô gái nào, khi đến với tình yêu cũng có một nỗi băn khoăn: không biết chàng trai mà mình yêu đã "có nơi có chốn" hay chưa? Xuân Diệu - "Ông hoàng" thơ tình chúng ta đã từng nói: "vì anh là đàn ông, có quyền thay lòng đổi dạ..." cũng chính vì lý đo đó, những người con gái bao giờ cũng thận trọng hơn khi đi đến quyết định cho tương lai của mình. Chàng trai trong bài ca tỏ ra thấu hiểu điều ấy nên giới thiệu về gia cảnh mình một cách cụ thể, rất "thực" đến nỗi chuyện anh chưa có vợ cũng được kể ra. Công bằng mà nói, tình cảnh của chàng trai cũng chẳng có gì đặc biệt, bởi mẹ già con côi không phải là trường hợp hiếm có, hơn nữa, anh là một chàng trai, có thể gánh vác được mọi công việc trong gia đình. Nhưng phảng phất trong câu ca là một nỗi buồn, cái buồn lẻ bạn, đơn côi làm cô gái dễ cảm thông, xúc động. Trước lời kể "rất thương" ấy, cô gái khó có thể dửng dưng. Không dừng lại đó, chàng trai lại tiếp tục "gợi":
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Một lần nữa, chiếc áo "sứt chỉ đường tà" lại được chàng trai "sử dụng". Sau khi tạo được sự cảm tình trong lòng cô gái, chàng trai còn biết cách nhấn sợi dây tình cảm làm cho nó ngân nga trong trái tim người con gái. Chàng đã hết sức chủ động từng bước dẫn dắt câu chuyện đi theo con đường riêng của nó. Với biện pháp nghệ thuật vô cùng linh hoạt và khéo léo, câu nói nửa đùa, nửa thật, nửa kín, nửa hở, chàng trai một lần nửa buông lời lửng lơ:
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Phải nói rằng chàng trai đã rất thông minh và tế nhị khi thay đổi "ngôi vị" cho cô gái. Anh không dùng từ "em" nữa mà chuyển "em" thành "cô ấy". Thành công của lời tỏ tình cũng nhờ một phần ở sự "chuyển hoa " này. "Em có tự nhận mình là "cô ấy" hay không là tùy ý em, anh không hề ép buộc. Cái hay, cái tinh tế ở đây là người con trai dùng hình thức lấp lửng. Cái khéo chọn từ của chàng trai còn thể hiện ở chỗ chàng khổng nói "mượn - sang" hay "mượn - đến" mà lại nói "mượn - về". Trong cách dùng từ ấy, chàng trai đã có chủ ý.
Từ xin áo, chàng trai dần dần tiến đến việc gởi áo làm tin rồi còn nhờ "cô ấy" khâu hộ, những "chuyển biến" ấy là nhằm mục đích gì? Nếu cô gái trả lại áo thì đó mới chỉ là ơn, còn khi cô khâu giúp áo thì đó mới là tình. Thế mới biết, chàng trai từng bước, từng bước đưa cô gái vào một tình thế khó xử, không thể từ chối.
Ta cứ ngỡ từng ấy chi tiết "thừa" đã kể ở trên, chàng trai đã kết thúc cuộc tỏ tình của mình. Nhưng một lần nữa, chàng trai làm cho ta ngỡ ngàngbởi lối tỏ tình có thể gọi là "hoàn thiện" nhất. Trước khi kết thúc bài ca, chàng trai còn vẽ lên một loạt những hình ảnh thật đẹp để trả công hậu hĩnh cho cái việc khâu áo của cô gái:
Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến lúc lây chồng anh lại giúp cho.
Giúp cho một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trầm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng càu.
Chỉ một việc khâu dùm chiếc áo "sứt chỉ đường tà" thôi mà cô gái được trả công hậu hĩnh đến vậy? Sự trả công này, chắc rằng có "vấn đề" gì đây. Thử xem chàng trai trả công cho cô gái những thứ gì? "Một thúng xôi vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm", "đôi chiếu", "đôi trầm",... tất cả đều tròn trĩnh, đầy đủ, chu đáo. Quả là chàng trai rất hào phóng khi đóng vai người anh hào hiệp để trả công cho cô gái. Nhưng kết thúc bài ca, ta mới vỡ lẽ ra rằng, những thức mà chàng trai "trả công" ấy chính là những sính lễ của một đám cưới hoàn thiện. Sau hình ảnh "đèo buồng càu", ta cảm nhận được nụ cười hớm hỉnh, ý nhị của chàng trai. Quả là "anh chàng" này "ghê gớm" thật.
Có một điều ta cần xem lại là việc chàng trai có thể giữ được lời hứa hay không khi cuộc sống của chàng chẳng có gì gọi là khấm khá, không nói là khó khăn nữa. Điều này có
lẽ chúng ta và cô gái trong bài ca cũng không có gì thắc mắc bởi trong ca dao - dân ca các thi sĩ dân gian thường tô đẹp lên những hình ảnh, những sự việc không có thật trong cuộc sống hiện tại của họ.
Còn nhớ câu ca:
Trên trời có đám mây xanh
Chính giữa mây trắng chung quanh mây vàng Ước gì anh lấy được nàng
Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc anh lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
Chàng trai trong bài ca của chúng ta cũng giống như người con trai trong bài ca này, những lời hứa ấy chỉ là những ước mơ đẹp chắp cánh tâm hồn của người bình dân xưa. Đó chỉ là một cách để thi vị hoa cuộc sống hiện tại của họ. Chẳng ai trách chàng (nếu chàng không thực hiện được lời hứa ấy). Cái mà ta quan tâm là tình yêu chân thật của chàng. Vì yêu chân thành, xuất phát từ trái tim nên chàng trai đã nghĩ đến hôn nhân. Và có lẽ sự "lo lắng" này đã làm cho cô gái hài lòng. Những gì anh hứa để trả công cho cô đều nói lên sự tôn trọng của anh đối với người yêu. Anh tôn trọng tình yêu của hai người và xem đó là một việc hoàn toàn nghiêm túc. Thử hỏi trước một chàng trai thông minh đến thế, tế nhị và biết lo lắng đến thế, cô gái nào không phải xao động, không mến, không thương?
Toàn bộ bài ca này là những việc "bịa" gối lên nhau, cớ nọ gối lên cớ kia, nửa hư nửa thực nhưng đầy sức gợi cảm. Là chuyện bịa như là chiếc cầu nối để chàng trai nói đến một chuyện rất chân tình. Chính vì thế, lời tỏ tình của chàng trai đã đi vào lòng cô gái, ngân lên trong tim cô một khúc nhạt dịu êm, thánh thót. Bài ca này cũng như câu ca:
Đường xa thì mặc đường xa Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình
Đều có lối tỏ tình thật khéo léo. Cho đến nay có lẽ các chàng trai vẫn phải học những cách tỏ tình của những chàng thi sĩ dân gian xưa kia. Không ồn ào, không xô bồ, lời tỏ tình tế nhị, duyên dáng ấy mãi mãi là vần thơ tuyệt diệu để ta thưởng thức chiêm ngưỡng.
Bằng tài hoa nghệ thuật, người nghệ sĩ dân gian đã thể hiện một cách xuất sắc lời tỏ tình của đôi lứa ngày xưa (nhất là của chàng trai - người chủ động trong tình yêu). Cho đến nay, đã trải qua hàng bao thế kỷ, bài ca vẫn giữ nguyên vẻ đẹp ban sơ của nó. Đã đọc nhiều lần nhưng dường như ta vẫn chưa khám phá hết những vẻ đẹp mà nó vốn có. Bài ca tỏ tình này mãi mãi là bông hoa đẹp trong khu vườn đầy hương sắc của ca dao - dân ca.