Bình Trị: Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB GD, 1995, tr 162.

Một phần của tài liệu giảng dạy ca dao trong sách giáo khoa môn văn ở trung học phổ thông (Trang 37)

Trong câu ca thứ nhất, hình ảnh "con hạc đầu đình" là một biểu tượng sinh động và độc đáo cho thân phận bị 39Tđè nén, áp bức nặng nề 39Tvà khát vọng tự do bay bổng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu ca thứ hai cũng nói về nỗi khổ không làm chủ được số phận của người phụ nữ song nó có nét độc đáo riêng. Ở bài ca này, tác giả đã khéo kết hợp các yếu tố, âm thanh, gieo vần, ngắt nhịp để diễn tả một cách sâu sắc và chân thực kiếp sống của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến 39Tbị chà đạp, hắt hủi, vùi dập 39Tbằng một hình thức nghệ thuật độc đáo. Như vậy, đặt bài ca dao vào hệ thống đề tài, ta sẽ dựa vào những nét chính của đề tài ấy để phân tích, đánh giá tác phẩm đó. Đồng thời từ những bài ca dao cùng hệ thống đề tài, ta sẽ tìm ra những nét độc đáo, những chi tiết hay riêng của từng bài ca dao. Từ đó, học sinh sẽ cảm nhận được nét đẹp của bài ca dao.

+ Nhân vật trữ tình: trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình (tức là tác giả) luôn luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình (tức là nhân vật mà cảm nghĩ của nó được diễn tả trong bài ca) và nhân vật ấy chỉ có một số kiểu nhất định, đó là:

- Cô gái và chàng trai trong quan hệ bè bạn, lứa đôi.

- Người vợ và người chồng, người mẹ và người con trong đời sống gia đình. - Người con gái, con dâu, người vợ trong gia đình gia trưởng.

- Người lính trong cảnh ngộ ly biệt và xa cách.

- Người làm ruộng và người làm thợ, người dân chài trong lao động, sinh hoạt và trong quan hệ với hàng xóm. Chủ thể trữ tình của bài ca dao, dù là chàng trai hay là cô gái, người vợ hay người mẹ, người làm ruộng hay người làm nghề sông nước.. .khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ và tiếng hát cất lên thành bài ca thở than...nhưng cảm nghĩ về những người thương mến, những nhân vật, những nơi thân thuộc là thấy yêu, thấy thương và tiếng hát cất lên thành bài ca ân tình, nghĩa tình...

Tóm lại: nhân vật trữ tình là trong ca dao truyền thống là tất cả những người lao động và bị thiệt thòi trong xã hội cũ.

+ Ca dao - dân ca thường sử dụng biểu tượng nên khi tìm hiểu một bài ca dao, chúng ta nên đặt nó vào hệ thống biểu tượng. Biểu tượng trong ca dao - dân ca được xây dựng từ thế giới vũ trụ, tự nhiên, từ thế giới động - thực vật sinh hoạt, lao động và từ truyền thống

văn hoa của dân tộc, .v.v... Những biểu tượng như 43Thạt mưa 43Tthường chỉ thân phận của người con gái, 43Tbến sông 43Tlà biểu tượng của sự ngóng trông, chờ đợi, 43Tmận - đào, trúc -mai, loan phượng 43T... biểu tượng cho tình yêu gắn bó, 43Tchiếc áo, chiếc khăn ... 43Tbiểu tượng cho đời sống tình cảm, niềm thương, nỗi nhớ, niềm vui hay sự đau khổ của con người.

Mỗi biểu tượng đều có cơ sở lịch sử - xã hội văn hóa và ngữ nghĩa nhất định. Đặt bài ca dao vào hệ thống biểu tượng, ta sẽ có điều kiện tìm ra cái hay, cái đẹp mà những biểu tượng ấy biểu đạt. Mặt khác, ta cũng có điều kiện để so sánh cái hay và sự sáng tạo của câu ca trong hệ thống biểu tượng của nó.

Ví dụ: Trong câu ca dao, có một số câu bắt đầu bằng "Thân em...như" - Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. - Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

- Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

- Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay.

Bốn câu ca dao trên đều nói lên tình cảnh cay đắng của người phụ nữ, bị tước đoạt quyền tự do, quyền quyết định hạnh phúc của mình, hoàn toàn phó mặc cho sự ngẫu nhiên của số phận. Trên cơ sở giống nhau về ý nghĩa, mỗi câu ca dao lại khác nhau về hình ảnh so sánh. Và chính đó là điều tạo nên sắc thái riêng, hứng thú riêng.

Hình ảnh "tấm lụa đào" gợi lên một ý niệm đẹp, đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc. "Người đẹp nhờ lụa", bởi đó là thứ vải mặc được dệt nên từ loại tơ tằm tốt nhất, bóng nhất, sáng, mềm dịu, mặc vào thì mát mẻ tăng vẻ đẹp con người lên. Đã lụa lại màu hoa đào nữa thì đẹp quá. Quý thế nhưng khi đem bán thì phải bày lụa ra giữa chợ để nó " phất phơ giữa chợ", giữa chốn "Trăm người bán, vạn người mua" có đủ thứ người sang kẻ hèn, người

thanh kẻ tục. Lụa đẹp nhưng đã chắc gì có người biết đúng giá trị của nó. Tội nghiệp cho tấm lụa! Hình ảnh "hạt mưa sa" lại gợi lên một sắc thái khác. Hạt mưa trong, mát nhưng nhỏ nhoi. Đố ai điếm được có bao nhiêu hạt mưa từ trời rơi xuống trong một cơn mưa! Mỗi hạt mưa đều trong trẻo như nhau, không có hạt mưa nào tốt hơn hạt nào. Thế nhưng giữa cơn mưa đầy trời ấy, số phận cuối cùng của hạt mưa đã không giống nhau. Giữa triệu triệu hạt mưa có hạt đã may mắn hơn, đậu vào nơi hạnh phúc. Có hạt rơi xuống ruộng cày, chịu số phận gian khổ. Những hạt mưa như thế nhiều hơn, cũng như cuộc đời của rất nhiều cô gái.

Câu thứ ba lấy hình ảnh so sánh là "giếng giữa đàng", một hình ảnh vốn quen thuộc với làng xóm ngày xưa. Vì là giữa đàng nên có nhiều người qua lại. Giữa những người qua lại tất nhiên có người khôn (Người có lòng, con mắt tinh đời), kẻ phàm (kẻ tầm thường, ti tiện...) Thái độ của người sử dụng nước giếng giữa đàng không phải do phẩm chất của nước giếng mà do thái độ của người dùng nước. Hai hình ảnh "rửa mặt" với "rửa chân" thật là sinh động và thú vị.

Câu ca dao thứ tư dùng hình ảnh so sánh thật sắc sảo. "Con hạc đầu đình" vốn không phải là một sinh vật mà chỉ là một vật dụng để thờ, bằng gỗ hay bằng đồng. Con hạc ấy không thể bay được. Nhưng nhìn vào thân phận của mình, người phụ nữ xưa đã gắn cho nó cái ý "muốn bay". Để rồi từ đó nhận ra “không cất nỗi mình mà bay”. Sự tương phản giữa ý muốn chủ quan với thực tế khách quan thật mạnh mẽ. Câu ca dao như bật lên niềm khát khao và nổi bất bình, bức bối đến nghẹt thở.

+ Một đặc điểm của ca dao và nhiều thể loại văn học dân gian khác là sự trùng lặp. Do đó, ca dao có nhiều "môtíp". Vì vậy, khi phân tích ca dao ta cần đưa bài ca dao vào hệ thống "mô típ" của nó. Mô típ trong ca dao có thể nó là sự lặp lại của các hình ảnh quen thuộc như: 43Tcon bướm, con rồng, bến nước, cây đa 43T... hay là sự lặp lại của từ ngữ như: 43TChiều chiều, Ngày ngày, Trèo lên ...

Sự lặp lại là một đặc điểm nổi bật của ca dao. Do tính truyền thống, tính tập thể và phương thức truyền miệng chi phối nên các tác giả thường sử dụng những công thức có sẵn, hay những biểu tượng có sẵn nhưng những nghệ nhân dân gian đã không tự lặp lại mình và lặp lại những tác phẩm đã có. Sự lặp lại ở đây không phải là sự trùng lập nguyên xi, nhiều khí chính từ đây nổi lên những sáng tạo mới.

43T

Con cò 43Tlặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Và:

Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy 43Tcò con

Qua hai câu ca trên, ta thấy mặc dù cùng có hình ảnh con cò, song trong mỗi bài ca dao, con cò lại hiện lên với một vẻ đẹp riêng của nó. Mỗi bài ca chứa đựng một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Con cò ở câu trên là hiện thân của người phụ nữ thủy chung thương chồng, tần tảo, vất vả vì chồng. Con cò câu dưới là hiện thân của những kiếp lầm than trong xã hội có áp bức, bóc lột. Kiếp cò con "gầy" bởi nghịch cảnh bất công:" Bể kia 43Tđầy" 43Tcòn "ao kia

43T

cạn". 43T"Bể kia" vốn đã đầy lại 43T"càng đầy thêm". 43T"Ao kia" vốn đã 43Tcạn 43Tlại 43T"càng thêm cạn".

43T

Con cò của kiếp đời trong xã hội bất công hoặc cũng có thể là nỗi bất công trong sự phụ bạc tình cảm.

Tóm lại, "đưa bài ca dao về những hệ thống mà nó là một đơn vị hợp thành, ta cũng có điều kiện để tưởng tượng, liên tưởng ... để tạo ra một bầu không khí ca dao, để kích thích cho cái hồn của bài ca dao bỗng xao động lên mà hè mở cho ta cảm nhận được ít nhiều bí ẩn mà nó chứa đựng"P14F (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13

P

. Ca dao - dân ca chỉ thật sự bộc lộ cái hay, trong việc sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, tức là trong sự biểu diễn, sự kết chuỗi thành hệ thống của nó.

2.2.3.6. Phân tích ca dao trong mối quan hệ với âm nhạc: Trong cuốn 43TKhái quát văn học dân gian, 43Thai tác giả Bùi Mạnh Nhị - Trần Vĩnh có nói rằng: "Trong nghĩa gốc, ca dao và dân ca đều là bài hát dân gian (...) ở ca dao và dân ca, yếu tố lời và nhạc gắn bó hữu cơ với nhau"P15F

14

P

. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng, ca dao - dân ca có nhạc tính. Vì vậy, khi phân tích ca dao, chúng ta cũng không nên bỏ qua phần nhạc của mỗi bài ca. Ở mỗi câu ca, phần nhạc tính thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu. Đặc biệt là trong những câu hò hay những bài dân ca, những bài hát ru có tiếng đệm mang tính nhạc.

Một phần của tài liệu giảng dạy ca dao trong sách giáo khoa môn văn ở trung học phổ thông (Trang 37)