Bình Trị: Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Nxb GD, 1995, tr 162.

Một phần của tài liệu giảng dạy ca dao trong sách giáo khoa môn văn ở trung học phổ thông (Trang 41)

Chính những tiết tấu, nhạc điệu này làm cho câu ca uyển chuyển, mềm mại, duyên dáng, có một vẻ đẹp ý vị, độc đáo. "Nhiều trường hợp nhờ chú ý đến phương diện âm nhạc, động tác mà hiểu được đúng và rõ hơn đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thành phần ngôn từ. Chẳng hạn, trường hợp câu ca trên đây:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ, bay qua cánh đồng

Nếu chỉ xét suông về phần lời ấy thì chưa thể hiểu rõ được chủ đề và nội đung trữ tình của nó. Ngay về việc xếp nó vào loại ca dao nào cũng khó. Nhưng đem đặt nó vào bài 43TDân ca cò lả 43Tchú ý quan sát cả phần điệu bộ và âm nhạc của bài ca đó trong sự biểu diễn của nhân dân, thì ta chẳng những hiểu mà còn cảm được cả cái hay của toàn bài dân ca cũng như của riêng thành phần nghệ thuật ngồn từ trong đó. Khi ấy ta thấy rõ đó là lời tỏ tình của một chàng trai đối với một cô gái. Chàng trai rất mạnh dạn nhưng đồng thời cũng tế nhị. Hình ảnh 43TCon cò bay lả bay la 43Tnhẹ nhàng duyên dáng trên cánh đồng đâu phải không liên quan gì đến điều anh muốn bày tỏ, thể hiện (mà là sự bày tỏ thể hiện có nghệ thuật). Lời điệu bộ và âm thanh, ba yếu tố ấy kết hợp với nhau, phát triển từng bước làm cho chủ đề tỏ tình được bộc lộ ngày càng rõ. Đến đoạn kết thì cao trào của tình cảm được bộc lộ rất chân thực và mãnh liệt 43Tở 43Tphần lời đệm (đệm nhưng lại là quan trọng nhất), ở sự luyến, láy tưởng như là "độ dư thông tin" nhưng nó lại là đặc trưng của kí hiệu thẩm mỹ:

Tình tính tang Tang tính tình Cô nàng rằng Cô nàng ơi! Rằng có nhớ, nhớ anh không? Rằng có nhớ, nhớ anh không?

Phải coi cả phần lời đệm (mà thực ra là lời kết) ở cuối bài và hai câu lục bát mở đầu ở trên mới là kết cấu ngôn từ hoàn chỉnh của bài dân ca này. Riêng hai câu trên, hoặc riêng

những câu dưới chỉ là bộ phận bị tách rời chứ chưa phải là một tác phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh đầy đủ"P16F

15

P

.

Hay trong bài "Cuộc hành trình kì diệu của bài hát lý ngựa ô", tác giả đã nhận xét về mối quan hệ giữa phần lời và phần nhạc: "Nếu chỉ đọc lời của bài dân ca ấy, ta sẽ hình dung đó chỉ là lời tâm sự của một công tử nhà giàu hợm của.

Này nhé: Khớp con ngựa ô Anh thắng kiệu vàng Anh tra khớp bạc Lục lạc đồng đen Búp sen lá dặm Dây cương đằm thắm Cán roi anh bịt đồng thà'..

Anh chàng khoe con ngựa của mình với những trang bị quí và đắt tiền. Và mục đích của việc anh trang bị yên cương cho ngựa quí là để đưa một cô gái đẹp về nhà. Nhà của anh chàng công tử ấy là một dinh cơ lộng lẫy, nguy nga. Nếu nội dung bài ca ấy chỉ có như vậy, như lời ca đã kể, thì thật khó có thể giải thích vì sao bài hát vẫn tồn tại và song hành với dân tộc ta trong suốt một thời kì đài của lịch sử cho đến nay. Thì ra bên cạnh lời ca, âm nhạc của bài ca dân ca Nam bộ ấy còn cho ta biết một điều khác, những 25Tsự 25Tđảo phách, nghịch phách bất ngờ trong giai điệu đã tạo nên một cảm giác trào lộng trong người nghe. Chính nụ cười ấy mở một bình diện thứ hai trong ý nghĩa của bài ca. Thì ra những ngựa ô, những khớp ngựa bằng bạc, những chiếc lục lạc bằng đồng đen kia và dinh cơ lộng lẫy nọ, thậm chí cả đến cô gái mà anh định đón về nữa chưa hẳn đã là có thực, chẳng qua đó chỉ là giấc mơ của một anh chàng nông dân nghèo kiết xác. Tấc đất cấm dùi cũng không có. Cười ra nước mắt!"P17F

16

P

.

Tuy nhiên, không phải bài ca dao nào cũng có yếu tố nhạc. Vì vậy, khi phân tích ca dao vẫn phải dựa vào tính truyền thống của nó là chính.

Một phần của tài liệu giảng dạy ca dao trong sách giáo khoa môn văn ở trung học phổ thông (Trang 41)