Trúc với mai, mai về nhớ trúc Trúc trở về mai nhớ trúc không? Bây giờ kẻ bắc người đông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư. Có dị bản:
Đêm 43Ttàn 43Tnguyệt 43Tlẫn 43Tvề tây
Sự tình kẻ đấy người đây còn dài Trúc với mai, mai về nhớ trúc Trúc 43Tra 43Tvề, 43Ttrúc 43Tnhớ 43Tmai chăng?
Cùng một bài ca song hai văn bản có những nét khác nhau:
+ Yếu tố thời gian của bản thứ nhất: 43TĐêm qua, 43Tcòn ở văn bản thứ hai: 43TĐêm tàn.
+ Văn bản thứ nhất có câu: 43T“Trúc trở về mai nhớ trúc không?”, 43Tcòn văn bản thứ hai ghi rằng: 43T“Trúc ra về trúc nhớ mai chăng?”. 43TQua hai câu đó, ta thấy chủ thể trữ tình ở hai văn bản hoàn toàn khác nhau. Một bên chủ thể trữ tình là 43Ttrúc, 43Tmột bên chủ thể trữ tình là
43T
mai. 43TSự khác biệt giữa hai chủ thể trữ tình trong hai văn bản sẽ dẫn đến những cách biểu
hiện khác nhau, hướng phân tích khác nhau. Hay khi phân tích bài ca dao:
Tháp Mười đẹp nhứt bông sen Nước Nam đẹp nhứt có tên cụ Hồ.
"Bảo Định Giang viết câu ca dao này hồi kháng chiến chống pháp, năm 1946. Rồi không biết từ khi nào, bài ca được thay đổi:
Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Ở đây đã có sự thay đổi "cụ Hồ" bằng "Bác Hồ", sửa đổi như vậy phần nào giảm màu sắc cổ truyền, tính lịch sử, và vẻ đẹp sâu sắc trong từng chữ của bài thơ. Nhà thơ Minh HuệP9F
8
P
cảm giác đúng: Hai tiếng Việt Nam gợi hình ảnh đất nước từ mùa thu 1945 còn Nước Nam gợi được cả chiều dài lịch sử thăm thẳm dân tộc đã đi. Trên đất nước thiêng liêng ngàn năm nay, giữa bao nhiêu anh hùng nổi bật lên đẹp nhất, gần gũi nhất Bác Hồ của chúng ta. Buổi đầu cách mạng, phát hiện ra điều ấy là một nhận thức, tình cảm rất đáng quý. Và hai tiếng cụ Hồ, như trong văn bản đầu tiên mang được cái hay văn hoa ngôn ngữ xưng hô truyền thống, gợi thêm tầm cỡ kết tinh của hình tượng cũng như sự tôn kính Người vốn là cảm xúc rất nổi bật trong bài. Rất giàu phong vị dân gian và đậm cảm hứng cách mạng ! Một niềm tự hào vừa có tầng văn hoa, vừa hiện đại dậy lên từ tên đất, tên nước, tên cảnh, tên người".P10F
9
Nói tóm lại, tính chất khả biến của văn học dân gian tạo nên nhiều dị bản ca dao nên việc khảo sát các dị bản là thao tác quan trọng đầu tiên trong việc phân tích ca dao. Muốn phân tích ca dao có hiệu quả, nhất thiết phải thu thập tất cả các dị bản để so sánh. Sau đó lựa chọn cho bài giảng một bản chính, chỉ rõ mức độ khác nhau của các chi tiết, đặc biệt là những khác biệt thú vị, có ý nghĩa.
2.2.3.2. Phần lớn các bài ca dao nảy sinh trong các cuộc hò hát, đối đáp trong lễ hội, trong lao động, trong sinh hoạt vui chơi ... Do đó, ca dao có tính diễn xướng. Vì vậy, khi xem xét một bài ca cổ, ta không thể không chú ý tới hình thức biểu diễn (hay diễn xướng) của nó.
Nói về hoàn cảnh diễn xướng trong văn học dân gian nói chung và ca dao - dân ca nói riêng, tác giả Phạm Thu Yến đã nhận xét: " Văn học dân gian là một nghệ thuật hỗn hợp, đa yếu tố. Chỉ có thể hiểu chỉnh thể một cách trọn vẹn, chính xác khi hiểu nó trong các yếu tố tạo thành phức hợp thể. Cuộc sống đích thực của tác phẩm văn học dân gian là cuộc sống trong môi trường và hình thức diễn xướng sinh động, chỉ ở dạng tồn tại ấy, nó mới bộc lộ hết vẻ đẹp thẩm mỹ một cách toàn diện và sâu sắc ... Ca dao có những ẩn số, bởi vì khi đến với chúng ta, nó bị dứt ra khỏi hoàn cảnh diễn xướng, khỏi môi trường sống đích thực mà nó sinh ra. Khi cảm thụ ca dao, cần tạo dựng lại hoàn cảnh diễn xướng của bài ca"P11F
10
P
. Xác