Hoàng Tiến Tựu: Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian, NXB GD, 1997, tr 121.

Một phần của tài liệu giảng dạy ca dao trong sách giáo khoa môn văn ở trung học phổ thông (Trang 35)

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"

Cách cảm thụ thông thường lâu nay xác định chủ thể trữ tình của bài ca dao là một cô gái, có lẽ bởi từ em ở câu 3. Trong trường hợp này từ em là đại từ ngôi thứ nhất. Cô gái đứng ngắm nghía cánh đồng và tự nói về mình. Xác định cô gái là nhân vật trữ tình tức là người con gái tự ví thân mình với chen lúa đòng đòng thì e hơi sỗ sàng, thiếu tế nhị, kín đáo. Nhưng cũng có thể người đứng ngắm cánh đồng lại là ai đó, một chàng trai chẳng hạn. Trước cánh đồng vào buổi ban mai đang vào thời chuẩn bị trổ bông, chàng bèn liên tưởng so sánh với "em", một đối tượng mà chàng đang ôm ấp đeo đuổi ? Với cách hiểu này, từ "em" là một đại từ ngôi thứ hai ( đối tương trữ tình).

Có lẽ cách hiểu này tế nhị, nhiều màu sắc biểu cảm hơn. Như vậy, câu thơ như không chỉ diễn tả tình yêu quê hương, đất nước mà còn diễn tả một khát vọng về tình yêu đôi lứa.

Hoặc bài ca dao:

Trời mưa bong bóng phập phồng Mẹ đi lấy chồng con ở với ai.

Nếu xác định nhân vật trữ tình là người con thì lời của câu ca dao sẽ là lời của người con trách mẹ. Ngược lại, nếu coi nhân vật trữ tình là người mẹ, thì lời của bài ca dao chính là lời tâm sự của người mẹ đối với người con.

2.2.3.5. Một việc làm nữa mà chúng ta không thể bỏ qua khi phân tích, bình giảng một bài ca dao là đặt bài ca dao đó vào 38Thệ thống 38Tcủa nó. Bởi vì nếu đặt bài ca dao vào hệ thống thì nội dung câu ca sẽ âm vang và chủ đề sẽ sáng tỏ hơn. Ca dao chỉ thực sự bộc lộ rõ cái hay trong việc sử dụng đúng chỗ, sự kết chuỗi thành hệ thống của nó.

Đặt bài ca dao cần phân tích vào hệ thống, ta sẽ dựa vào cái chung để hiểu cái riêng, lấy sự hiểu về cái toàn bộ, toàn thể để suy ra ý nghĩa của cái bộ phận. Nắm được hệ thống của nó, về cơ bản ta sẽ nắm được thực chất của bài ca dao.

15T

Bài ca dao trong cùng hệ thống " như một chuỗi hạt, có một sợi dây xuyên suốt, các hạt vừa tương tự nhau vừa khác nhau, giá trị của nó là thuộc về toàn bộ, không thể đánh giá trên một hạt riêng lẻ". Vì vậy, chúng ta không thể dạy tác phẩm văn học dân gian mà không dựa trên quan điểm hệ thống, bằng phương pháp hệ thống. Ta có thể phân tích ca dao theo các hệ thống sau: đề tài, nhân vật trữ tình, biểu tượng, mô thức ...

15T

+ Kho tàng ca dao có rất nhiều đề tài như đề tài tình yêu nam nữ, đề tài tình yêu hương đất nước, đề tài về gia đình, về xã hội, đề tài thân nhân .v.v... Vì vậy, khi phân tích ca dao, chúng ta cần đặt nó vào hệ thống đề tài để xem xét, xem bài ca dao ấy thuộc đề tài nào. "Đưa bài ca dao về hệ thống của nó, ta không chỉ dựa vào cái chung, cái toàn thể để hiểu cái riêng, cái bộ phận mà còn có thể nhận ra cái nét đặc sắc riêng của bài ca dao được phân tích15TP13F

12

P15T . Đặt bài ca dao vào hệ thống đề tài, thì mới phân tích được các mối quan hệ tương hợp giữa yếu tố, bộ phận với toàn thể, chỉnh thể, lại vừa khám phá được sự 15T43Tsáng tạo nghệ thuật phong phú, đa dạng của quần chúng lao động. 15T43TCác bài ca dao cùng nằm trong hệ thống đề tài nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có nét chung là thường khắc họa lên hình ảnh một người có cuộc sống bị phụ thuộc, không tự mình quyết định được số phận. Trong những câu ca này, những tiếng "Thân em" hoặc "em như" đã trở thành công thức mở đầu quen thuộc. Nhưng ngoài cái chung ấy, mỗi bài ca chứa đựng nét độc đáo riêng, một nét hay riêng của mình. Ví dụ:

- 15TEm như con hạc đầu đình

15T

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay - 15TThân em như quả xoài trên cây

15T

Gió đông, gió tây, gió nam gió bắc

15T

Nó đập, nó đánh

15T

Lúc la, lúc lắc trên cành.

15T

Hai bài ca dao trên cùng nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, song mỗi bài có cách thể hiện riêng, một nét " khám phá" riêng.

Một phần của tài liệu giảng dạy ca dao trong sách giáo khoa môn văn ở trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)