Dạy trê nhận biết các tập hợp bằng các giác quan khácnhau

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 26)

Thế giới xung quanh trẻ rất đa dạng và phong phú: Tập hợp các vật, các âm thanh, các chuyển động và trẻ tri giác chúng bằng các giác quan khác nhau: Mắt nhìn, tai nghe, cơ bắp vận động... Việc lặp lại các cảm giác giống nhau, cảm thụ bằng giác quan là cơ sở hình thành các biểu tượng về tập hợp. Vì vậy, giáo viên cần dạy trẻ nhận biết các tập họp đa dạng bằng các giác quan. Với mục đích đó, giáo viên cần cho trẻ luyện tập nhận biết tập hợp bằng các bài tập như:

Khi cô giáo yêu cầu hãy chọn tất cả các ô tô màu đỏ đặt lên sàn thì trẻ phải kết họp tai nghe, cơ bắp vận động để chọn đúng tập hợp cô yêu cầu.

Hãy nhặt những bông hoa và cầm trên tay.

triển độ nhạy của các giác quan này.

Có thể cho trẻ làm thêm một số bài tập khó hơn: Xem có bao nhiêu chú thỏ thì có bấy nhiêu củ cà rốt, nhìn xem trong rổ có bao nhiêu quả cam thì gõ bấy nhiêu tiếng.

Ngoài các bài tập tri giác, các tập họp bằng các giác quan khác, giáo viên cần cho trẻ luyện tập so sánh số lượng các tập hợp có tính chất khác nhau. Ví dụ: So sánh số lượng bóng bay của con với tiếng vỗ tay của cô. So sánh lần tung bóng của cô với số hoa trên bàn. Qua các bài tập như vậy đã tạo nên sự phối họp các giác quan khác nhau ở trẻ: Mắt trẻ nhìn, tay đặt, tai nghe,... Cô giáo giúp trẻ luyện tập, phân tích chính xác từng phần tử của tập hop để thiết lập tương ứng 1 - 1 giữa 1 âm thanh, động tác với 1 vật. Đó là cơ sở đầu tiên để sau này chúng ta dạy trẻ tập đếm

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w