Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng các nhóm đối tượng giữa 2 nhóm đồ vật

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 25)

tượng giữa 2 nhóm đồ vật

Trẻ chưa có khả năng đếm cho nên việc dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật chủ yếu dựa vào trực giác. Bởi vậy nên sự khác biệt về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật phải thật rõ nét và sự chênh lệch về kích thước không quá nhiều.

Cô tổ chức hoạt động thực tiễn nào đó sao cho kết quả hoạt động có được là do sự khác biệt về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật. Từ đó, cô dạy trẻ biết nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn.

Sau khi trẻ biết được nhóm nào nhiều người hơn, nhóm nào ít hơn qua hoạt động thực tiễn rồi cô kiểm tra lại bằng cách so sánh số lượng 2 nhóm bằng biện pháp xếp tương úng 1 - 1 để trẻ nhìn thấy kết quả cụ thể.

Sau khi xếp tương ứng 1 - 1 xong, cô chỉ cho trẻ thấy phân thừa của nhóm nhiều hơn hoặc phần thiếu của nhóm ít hơn. Từ đó trẻ hiểu từ “nhiều hơn” - “ ít hơn”.

Sau đó cô cho trẻ luyện tập xác định nhóm nhiều hơn - ít hơn

Số người đội 2 nhiều hơn đội 1 vì có 2 người thừa ra và cô chỉ vào 2 bạn đó để cho trẻ hiểu rõ. Suy ra trẻ hiểu được nhóm này nhiều hơn vì có phần thừa ra hoặc nhóm này ít hơn vì thiếu 2 phần.

Ví dụ: Cô cho trẻ đi lấy bát và thìa cho búp bê ăn cơm. Làm xong trẻ thấy rằng mỗi búp bê có 1 cái bát, nhung búp bê lại không có thìa. Suy ra số thìa ít hơn số bát hay số bát nhiều hơn số thìa. Nếu trong bài (Dạy trẻ ghép đôi) là nhiệm vụ cung cấp tri thức mới cho trẻ thì trong bài “Dạy trẻ so sánh” để nhận ra sự khác biệt về số lượng giữa 2 nhóm là phương tiện đếkiểm tra và khẳng định kết quả tìm được bằng trực giác.

d. Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt không rõ nét về số lượng các nhómđối tượng giữa 2 nhóm đồ vật (dựa vào xếp tương ứng 1 - 1 )

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 25)