Những giải pháp.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 49)

III. Cách tiến hành

3.2. Những giải pháp.

Truớc khi dạy phép đếm, cô cho trẻ đọc các số tự nhiên bắt đầu từ số 1 khi dạy đếm, cho trẻ đếm các đối tượng được xếp thành dãy (theo hàng ngang hoặc hàng dọc) và nhất thiết phải chỉ tay vào từng vật, mỗi vật ứng với một số và bắt đầu từ số 1.

Sau khi đếm xong, cô cho trẻ đọc: Tất cả có + số cuối cùng + tên đối tượng.

Ví dụ: tất cả có 10 quả táo

Cô nên cho trẻ hoạt động trực tiếp với nhiều loại đồ vật, hướng dẫn trẻ cách quan sát, nhận xét và đưa ra những từ có ý nghĩa khái quát hóa.

Cô nên đặt ra câu hỏi ở dạng tổng quát và yêu cầu trẻ giải quyết vấn đề bằng nhiều phương án, nhiều giải pháp.

Cô cần chú ý tới cách diễn đạt của trẻ, ngôn ngữ toán học cần dễ hiểu Giáo viên cần có các phương pháp thúc đẩy sự khám phá đối tượng của trẻ.Hình thức tổ chức của giáo viên cần phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.Luôn tạo húng thú để trẻ học tập, khám phá.

Đồ dùng đồ chơi phải đầy đủ và có ý nghĩa thực tế Cần lựa chọn đối tượng so sánh và xếp tương ứng phù hợp Ví dụ: thỏ - cà rốt, xe máy - mũ bảo hiểm.

Giáo viên tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, biết sử dụng máy vi tính, mạng internet để ứng dụng trong dạy học

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến trường khi đã đến tuổi đi học.

Cần có sự phối họp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Cho trẻ làm quen với toán có một vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ ho trẻ mẫu giáo, nó đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông với những biểu tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng như phân biệt, so sánh, phân loại, tổng họp, khái quát hóa, trừu tượng hóa...

Việc hình thành biểu tượng tập hợp, số và phép đếm cho trẻ mầm non góp phần cho trẻ học tập tốt môn toán ở trường phổ thông, làm tiền đề cho trẻ học các phép cộng, trừ, nhân, chia, bồi dưỡng khả năng tìm tòi, quan sát, óc phán đoán, tư duy logic, suy luận có cơ sở ở trẻ, phát huy khả năng, năng lực

nhận thức thế giới xung quanh ở trẻ.

Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên tôi chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày được hết mọi vấn đề. Song, những kiến thức về phương pháp giảng dạy nêu trên nếu được người giáo viên chú ý và sử dụng

họp lý thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức và hình thanh biểu

tượng toán nói chung.

Một số đề xuất kiến nghị: về giáo viên:

- Cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về tâm lý, sinh lý trẻ mẫu giáo, sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

- Trang bị những kiến thức về tập họp, số lượng và phép đếm. - Biết xử lý tốt các tình huống sư phạm, yêu trẻ, yêu nghề. - Biết sử dụng thành thạo máy vi tính

về nhà trường:

- Nhà trường cần thương xuyên tổ chức các cuộc hội thảo toán học cho giáo viên.

- Mở các cuộc thi “sáng kiến hay - phương pháp giỏi” “giáo viên dạy và chăm sóc trẻ tốt” cho giáo viên tham gia.

- Tố chuyên môn tăng cường dự giờ các tiết học để rút kinh nghiệm giờ dạy cho giáo viên

- Trang bị cho mỗi lóp 1 máy vi tính, 1 máy chiếu để phục vụ công tác giảng dạy...

về phòng giáo dục:

- Hằng năm tổ chức cho giáo viên học chuyên đề về hình thành biểu tượng toán cho trẻ.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w