Dạy trẻ so sánh số lượng, thêm, bót nhằm biến đỗi số lượng và mối quan hệ trong phạm vi

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 38)

quan hệ trong phạm vi 10

Trẻ vận dụng các cách đã học: xếp cạnh, xếp chồng, sử dụng gạch nối hay bằng kết quả đếm để so sánh các nhóm. Trẻ nắm được các mối quan hệ số lượng như: nhiều hơn, ít hơn.

Ví dụ: So sánh 9 hoa và 8 quả ta sử dụng biện pháp xếp tương ứng 1-1. Trẻ thấy số hoa nhiều hơn số quả là 1. Đem 2 nhóm suy ra 9 bông hoa nhiều hơn 8 quả là 1. Suy ra 9>8 là 1 đơn vị. 8 quả ít hơn 9 hoa là 1. Suy ra 8<9 là 1 đơn vị.

Hướng dẫn trẻ thêm bớt tạo sự bằng nhau về số lượng 2 nhóm vật. Thêm 1 đối tượng vào nhosm ít thì được số lớn và bớt 1 ở nhóm nhiều thì được số nhỏ.

Khi đã biết các mối quan hệ số lượng, dần dần trẻ nắm được các mối quan hệ thuận, nghịch giữa các số liều kề của dãy số tự nhiên và giữa các số trong phạm vi 10, nói được bằng lời.

Giúp trẻ hiểu số lượng của nhóm vật không phụ thuộc vào kích thước,hình dạng và sự sắp đặt trong không gian... có thể sử dụng cách xếp tương ứng 1-1 hay là cách đếm số lượng. Ví dụ: so sánh số lượng giữa 4 quả bóng và 4 hòn bi sau đó so sánh các số của kết quả đếm với nhau. Có thế so sánh bằng gạch nối hoặc xếp tương ứng 1 -1 (xếp chồng, xếp cạnh) kết quả so sánh cho thấy nhóm nào nhiều hon hay nhóm nào ít hơn. Từ đó trẻ sẽ so sánh các con số với nhau để thấy được số nào nhỏ hơn và số nào lớn hơn.

Trẻ hiểu được ý nghĩa khái quát của con số là chỉ số về độ lớn của một tập hợp tương đương, giáo viên cần sử dụng các nhóm vật có những đặc điểm,

chủng loại khác nhau nhưng có số lượng bằng nhau và đặt chúng ở xung quanh trẻ. Yêu cầu trẻ đếm và dùng con số để biểu thị số lượng của chúng.

Ví dụ: 8 củ cà rốt, 8 cái cốc... Giáo viên giúp trẻ thấy rằng các nhóm vật có số lượng bằng nhau và cùng bằng 8. Các nhóm này không phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của chúng.

Trong dãy số tự nhiên khi trẻ đã nắm được mối quan hệ giữa các số liền kề, cô có thể giao cho trẻ nhiệm vụ phức tạp hơn như: nói số lớn hơn 9 là 1, số nhỏ hơn 9 là 1,...

Dạy trẻ xác định thứ tự và các con số chỉ thứ tự ta làm như sau: - xếp các vật thành hàng ngang hay hàng dọc.

- Trẻ nhận biết dấu hiệu của các vật trong nhóm - Đem, xác định số lượng của nhóm vật

- Đem thứ tự các vật từ trái qua phải hay từ phải qua trái để xác định vị trí của vật trong dãy đồ vật.

Cô đọc trước và cho trẻ đọc to theo cô, vừa đọc vừa chỉ tay vào: thứ nhất, thứ 2, thứ 3...

Dạy trẻ thấy được sự khác biệt giữa phép đếm xác định số lượng và phép đếm xác định số thứ tự.

d. Dạy trẻ cách chia một nhóm có số lượng từ 6 đến 10 thành 2 phầnbằng các cách khác nhau

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w